PHẦN 2:
Lịch
sử Việt Nam lãnh thổ phát triển về phương nam, có thể ảnh hưởng
quan niệm "địa lý tìm huyệt" từ thời nhà Đường đô hộ, dân ta bắt đầu học
chữ Hán và bị ảnh hưởng văn thơ Hán học cùng cả phong tục tập quán.
Trong khi Chiêm Thành vẩn giữ phong tục tập quán xưa trong mộng bắc
bình, có thể quan điểm chôn người của Chiêm-Thành "Đầu về hướng nam,
chân về hướng bắc", nên thường đem quân đánh VN:"vào thời nhà
Tấn (Tư-mã-Chiêu, 265cn) quân Lâm-Ấp (Chiêm Thành) thường sang chiếm đất
VN mà Tàu đang đô hộ. Sau này Chiêm-Thành bị diệt bởi họ Nguyễn Đàng
Trong, vì Chiêm Thành tưởng Đàng Trong yếu thế do Trịnh Nguyễn
phân tranh, nên thường đưa quân sang đánh chúa Nguyễn để lấy lại
Châu-Ô Châu Lý, thế yếu nên bị chúa Nguyễn đánh đuổi và chiếm dần
tiến về phương Nam. Chiêm-Thành mất nước bởi cái mộng "bắc bình",
không nhận rõ thời cuộc, cứ tưởng mình đã từng đem quân đến Thăng-Long,
ảo tưởng đến một quân đội hùng mạnh. Trong triều đại Tây-Sơn cho
thấy:Anh em Tây Sơn bình định Đàng Trong rất thuân lợi, Nguyễn
Nhạc xưng đế năm 1779, thiên đô từ Qui-Nhơn về Thuận-Hóa (Huế).
Tình hình lúc này ở Đàng Ngoài Trịnh-Sâm dâm đảng yêu
Đặng-thị-Huệ có con Trịnh-Cán, khi Trịnh-Sâm chết Trịnh-Cán
còn nhỏ lên thay, thế lực họ Đặng tham ô lộng quyền, kinh thành
bất an, loạn quân hoành hành Trịnh-Cán bị giết, thế tử
Trịnh-Khải lên thay.
Nguyễn-hữu-Chỉnh, nhân tài Bắc-Hà đã xúi dục chủ soái thành
Nghệ-An đem quân về Thăng-Long dẹp họ Trịnh nhưng không thành,
Chỉnh bèn bỏ trốn vào Đàng Trong mưu cùng Nguyễn-Huệ đem quân
ra Bắc diệt Trịnh, Trịnh-Khải bị bắt rồi tự tử trên đường khi
giài về kinh. Quân Tây-Sơn vào kinh thành với nghiêm lệnh toàn
quân không được động đến tài sản sinh mạng người dân, phạm
lệnh thì chém, quân Tây-Sơn không tiến vào cung đình, chỉ để
Nguyễn-hữu-Chỉnh vào cung thu xếp bọn chúa tôi họ Trịnh, vỏn
vẹn không qúa 10 người đến đón tiếp Nguyễn-Huệ.
Nguyễn-Huệ vào cung xưng thần bái kiến Lê-hiến-Tông, ngày 7/7
Bính ngọ/1786 vua Lê phong Nguyễn-Huệ "Nguyên soái oai quốc công"
và gả Ngọc-Hân công chúa cho Nguyễn-Huệ, sau đám cưới vua
Lê-hiến-Tông băng hà, hoàng tôn Lê-duy-Kỳ lên ngôi tức
Lê-chiêu-Thống, kịp lúc trong những ngày tang lễ, Trung ương
Hoàng đế Nguyễn-Nhạc ra bắc điếu tang, làm vua Lê-chiêu-Thống lo
sợ, nhưng đến đêm tối anh em Tây-Sơn cùng rút quân rời khỏi kinh
đô chỉ để một mình Nguyễn-hữu-Chỉnh ở lại. Nguyễn-hữu-Chỉnh
chiêu binh mãi mã, chỉnh đốn quân đội, rồi cho người đến gặp
Nguyễn-Nhạc đòi lại Thuận-Hóa, Nguyễn-Nhạc cử con rể
Vũ-văn-Nhậm đem quân ra Bắc đánh Chỉnh và bị giết. Tin
Vũ-văn-Nhậm thắng trận, Nguyễn-Huệ một người một ngựa ra Bắc
trong lúc nửa đêm bắt Vũ-văn-Nhậm chém đầu vì vi phạm quân
lịnh, lý do Nhậm không có lệnh giết Chỉnh, tình thế này làm
vua Lê-chiêu-Thống hoảng kinh, bôn đào sang cầu cứu nhà Thanh, vua
Càn-Long sai Tổng đốc lưỡng Quảng đem 30 vạn quân đưa
Lê-chiêu-Thống về VN. Sau khi giết Vũ-văn-Nhậm, Nguyễn-Huệ kéo quân
(quân của Hoàng đế Nguyễn-Nhạc) về Phụng-Hoàng trung đô Nghệ-An,
ngày 25/11 Mậu thân/1788 Nguyễn-Hụê lập đàn tế cáo trời đất
tại núi Bàn-Sơn, toàn quân tôn vinh Hoàng Đế, đóng quân ở
Phượng-Hoàng/Nghệ-An, căn cứ địa, Trung ương Hoàng Đế
Nguyễn-Nhạc ở Thuận-Hóa chỉ là hư danh, vì không còn quân đội.
Đóng quân Nghệ-An cũng để cho Ngọc-Hân công chúa thấy
Nguyễn-Huệ không có ý diệt Lê, cũng là cách nghi binh để quân
Thanh sa vào trận địa thành Thăng-Long, là sách lược danh chánh ngôn thuận diệt Hậu Lê.
Khi quân Thanh vào Thăng-Long, ngày 25/12 mậu thân/1788 Bắc Bình
Vươg Nguyễn-Huệ điều quân không nghỉ ngày đêm, mồng 1/năm Kỷ
dậu/1789 đội quân tiên phong chiếm Giải-Thủy, mồng 3 lấy
Hà-Hồi, mồng 5 vây Ngọc-Hồi, Đô đốc Hứa-thế-Thanh tử trận,
Sầm-nghi-Đống thắt cổ tự tử ở gò Đống-Đa, Tôn-sĩ-Nghị đưa
Lê-chiếu-Thống qua cầu sông Hồng, cầu bị đứt cả hai người cùng
mất trong cảnh ngổn ngang, 300 chiến thuyền của Chiêu-Sương
Chiêu-Thắng bị đánh chìm trước hoàng hôn ngày mồng 4, ngày
mồng 7 quân Tây-Sơn ăn mừng chiến thắng trong thành Thăng-Long. Năm
Kỷ dậu 1789 Tây-Sơn thống nhất Đại-Việt. Đối
ngoại Hoàng Đế Nguyễn-Huệ cử Phạm-công-Trị gỉa làm
Quang-Trung sancg nhà Thanh giải hòa bang giao, được Càn-Long
trọng đãi ân cần chiều chuộng. Đối nội thì tuyển chọn nhân
tài, Ngài đã ba lần bảy lượt triệu nhân sĩ Hà-Tỉnh
Nguyễn-Thiệp tức La Sơn Phu Tử vào triều, nhưng chỉ có cuộc
hẹn tại đình ở Phượng-Hoàng trung đô, Nguyễn-Huệ trình bày kế
sách phục hưng: 10 năm đầu cho dân giàu nước mạnh, 10 năm kế
tiếp quyết chiếm lại lưởng Quảng đã mất, 10 năm nữa trương
thanh thế Đại-Việt:bắc sang Thanh triều, tây đến Lào và
Cao-Miên, nam thuần phục Xiêm La, đông sang tận Ma Ní và Chà-Và.
Nguyễn-Thiệp kính cẩn thưa cùng Ngài:"Chí của Bệ hạ cao tận
mây xanh, kẻ hèn này không sao sánh kiệp, thông thường kẻ trượng
phu lấy Nhân Trí Dũng làm nên đại sự, Bệ hạ thì Dũng đã
thành đạt, Trí cũng chu toàn nhưng Nhân chưa đạt", Nguyễn-Huệ
hỏi tại sao ? Thiệp trả lời:"vì Nhân không do Bệ hạ mà từ dân
đến", Nguyễn-Huệ gật đầu nói "Ta hiểu rồi", sau cùng
Nguyễn-Thiệp xin cáo từ ra về. Như thế công cuộc xây dựng
Tây-Sơn chỉ riêng một mình vua Quang-Trung đảm đan, trội hẳn
Lưu-Bang thời Tây Hán cần đến Trương-Lương và Trần-Bình,
Chu-nguyên-Chương thời nhà Minh thì có Lý-thiện-Trường và
Lưu-bá-Ôn. Sau khi gặp Nguyễn-Thiệp Ngài trở về Phú-Xuân, vì
Phượng-Hoàng/Nghệ-An đang tiến hành xây cất cung đình, điều này cho
thấy Nguyễn-Huệ chọn Phượng-Hoàng làm kinh đô sau này. Nguyễn-Huệ vất
vã một mình trên lưng ngựa đi đốc thúc quan quân, lúc thì đến
đèo Hải-Vân, rồi ra Cửa Tùng Cửa Việt, Ngài như đang chạy theo
thời gian để có một quân đội hùng mạnh, tráng đinh thì cứ 3 tuyển
1 vào quân đội, các chùa chỉ giữ 6 sải, thời này gọi là
thằng trọc đầu, học sĩ bôn ba khó nhọc từ bấy năm nay cũng
đành bổ xung vào quân đội, dân tình ta thán, oán hận khắp nơi,
quân đội thì râm rấp tuân lịnh, thấy rõ Ngài quyết tâm
phải lấ́y lại Lưởng Quảng mà quên mất " 10 năm đầu làm dân giàu
nước mạnh" quyết chí chiếm lại lưởng Quang. Năm Nhâm tý 1792
Ngài cử người mang lể vật sang nhà Thanh xin cưới công chúa
vua Càn-Long, sau 15 ngày phái đoàn lên đường thì tại VN Ngài
ngã bệnh trong lúc tuần tra như thường lệ, 3 ngày sau đau đầu
dữ dội rồi băng hà. Nhà Tây-Sơn từ ngày lập quốc (1779) đến
khi Hoàng đế Quang-Trung băng hà năm 1792, tổng cộng 13 năm, 10 năm
sau vua Quang-Toản bị Nguyễn-Ánh/Gia-Long diệt, thời cuộc như đã
định sẳn trong lời sấm Trạng-Trình "lục thất nguyệt gian, nhị
ngủ dư bình". Trong lịch sử Việt-Nam có người lãnh đạo, 6 năm làm
Thủ-Tướng và 7 năm làm Tổng-Thống nhưng ít người biết đến mà chỉ mơ ước
viễn vong.
Người Việt như nuối tiếc giấc mơ phục hồi Lưởng Quang của vua
Quang-Trung, nhưng có ai nhìn thấy Nguyễn-Huệ trong "mộng hoàng
đế" là điềm báo trước sự thất bại, Ông là người độc nhất đánh
bại quân Thanh chỉ trong 10 ngày (25/chạp năm Mậu thân đến mùng 5/giêng
năm Kỷ dậu), là vị vua VN duy nhất xưng Đế tại núi Bàn-Sơn, nơi các vua
Chiêm-Thành xưng vương, có phải vì ảnh hưởng nơi xưng Đế mà Tây-Sơn bị
diệt theo gót Chiệm-Thành. Thấy rõ lịch sử VN không rõ ràng trong thời
Tây-Sơn, vu khống Vũ-văn-Nhậm hà hiếp vua Lê (thời gian nào để Nhậm áp
bức vua Lê, khi tin thắng Chỉnh, Nguyễn-Huệ một người một ngựa ra
Thăng-Long giết Nhậm vào giữa đêm), thấy rõ sử gia tránh
nói đến Nguyễn-Huệ cướp binh quyền Hoàng đế Nguyễn-Nhạc.
Vũ-văn-Nhậm thật sự là chiến tướng thời Tây-Sơn thì bị nguyền rủa, trong
khi Nguyễn-hữu-Chỉnh phản Trịnh đầu Nguyễn-Huệ thì được khen "nhân tài
Bắc-Hà", lịch sử VN là vậy.
Kẽ phản phúc được nhân dân nể phục.
Người trung thành bị hậu thế cười chê.
Thời cuộc ấy đến nay không hề đổi.
Nguyễn-viết-Thanh, Đổ-cao-Trí chôn vùi.
Nguyễn-văn-Hiếu tử thân vì bất cẩn.
Chết vì tay vô ý đã bóp cò.
Nguyễn-văn-Thiệu, Khiêm, Quang cùng bỏ chạy.
Bảo toàn lực lượng phút chốc cao bay.
Ra ngoại quốc hô hào về giải phóng.
Có khác gì Hồ-Mạc của thời Minh.
Thế mà lũ bày tôi nào ai biết.
Cứ tưởng rằng chúng đang tính giảng hòa.
Nạn vong quốc không từ nơi địa mạch.
Mà chỉ bởi ở chế độ ĐỘC TÀI.
Mau kiến quốc trên niềm tin DÂN-CHỦ.
Trọng NHÂN QUYỀN, DÂN TỘC khai DÂN TRÍ.
Diệt VÔ THẦN xây dựng nước VIỆT-NAM.
Quan điểm về địa mạch Trung Hoa và Việt Nam đều cùng một gốc,
nhầm phát triển quyền lực thế tộc đương thời. "Hoành-Sơn nhất
đái vạn đại dung thân", cho thấy cuộc "Nam tiến" thuận lợi, "Bắc
bình" là ngỏ ngách của diệt vong, như Chế-Mân bỏ Châu-Ô Châu-Lý cầu
cưới Huyền-Trân công chúa, Nguyễn-Huệ quyết lòng thu hồi Lưởng-Quảng cho
người sang xin cưới công chúa con Càn-Long, đều cùng cái họa mỹ nhân,
cùng xưng vương tại núi Bàn Sơn, một địa mạch chỉ đường vong quốc, ảnh
hưởng đến triều đại Tây-Sơn, anh em tranh quyền lẩn nhau.
Đất Việt-Nam núi chầu sông tụ, thế bắc núi non hùng vĩ, mặt tây dãy
Trường-Sơn chắn ngự bảo hòa thời tiết vùng biển mưa gío hài hòa,
tuy không ngừng bị ngoại bang xâm lược nhưng vẩn giữ an bình. Họa chiến
tranh thường do bởi lãnh đạo có tinh thần vọng ngoại, dẩn voi về dày mã
Tổ. Hồ-quý-Ly xảo quyệt điêu ngoa, cướp ngôi cháu ngoại, tự vạch kế
hoạch cải tổ quân đội như Lê-Hoàng/Tiền Lê, mục đích trấn áp người dân,
bày vẻ học theo nhà Lý truyền ngôi lại cho con để trở thành Thái thượng
hoàng, mưu trá một thời như Hồ-chí-Minh, là người chủ xướng xã hội
CS đầu tiên tại VN. Mạc-đăng-Dung rõ ràng tự trói mình đầu hàng quân
Minh và dâng đất cầu hòa, thế mà sử gia ngày
nay viết:"Mạc-đăng-Dung không có dâng đất VN cho nhà Minh mà chỉ trả
lại đất Tống cho Minh", luận điệu tương tự như ĐCSVN ngày nay "12 hải lý
ngoài Hoàng-Sa là lãnh hải TQ".
Trong quan niệm chiến tranh, việc đôn quân đốc lính là để bảo
vệ quốc gia, chứ không phải để chuẩn bị chiến tranh xâm lược
hay để đàn áp người dân, làm như thế dân tình hổn loạn, người
người ta thán, tình thế bất nhân, xã hội bất bình, nhân dân sẽ tự
phát chống lại chính quyền.
Tình hình VN ngày nay trong "mộng TQ" có nhiều thu đoạn nhầm xóa VN trên
bản đồ thế giới, Hoàn Cầu Thời Báo/TQ đã từng viết:"Hãy tận diệt người
Việt-Nam để trả thù trận chiến Hoàng-Sa", điều này cho thấy:TQ câm
thù Việt-Nam vì đã thất bại Hải Quân VNCH, VNCH thắng một trận đánh
nhưng thua một cuộc chiến, vì lãnh đạo biết đánh thì thua nhưng
vẩn phải đánh (theo lời P. Đề đốc Hồ-văn-kỳ-Thoại, TL/Vùng I Duyên hải),
thế rồi mất Phước-Long trong tháng 12/1974, mất Ban-mê-Thuột đầu tháng
3/1975 và cả VNCH ngày 30/4/1975. Người Việt cần phải quyết tâm BẢO QUỐC
AN DÂN trong tinh thần ngăn chận âm mưu xâm lược của Bắc phương để PHỤC
HƯNG THÁI BÌNH thời VĂN-LANG.
Xét qua trận hải chiến quần đảo Hoàng-Sa/VNCH ngày 19/1/1974, TQ bị
đánh chìm soái hạm Kronstadt 274, Hạm trưởng Đại tá Quan-Đức, Tư lệnh
mặt trận chiến dịch Đô đốc Phương-Quang (Tư lệnh phó HĐ/Hải-Nam/TQ) cùng
3 Đại tá, 6 Trung tá, 2 Thiếu tá và 7 SQ cấp úy khác đều tử thương,
ngoài ra còn có Hộ tống hạm Kronstadt 271 Hạm trưởng/Đại tá Vương-kỳ-Uy,
Trục lôi hạm KU-396 HT/Đại tá Diệp-mạnh-Hải và Trục lôi hạm KU-389
HT/Trung tá Triệu-Quách bao vây đánh chìm HQ-10 HQ/VNCH, 74 chiến
sĩ/VNCH hy sinh, Hoàng-Sa bị TQ chiếm do Tổng thống/Đệ II. VNCH ra
lệnh tấn công trước, theo luật quốc tế VNCH chủ động trong cuộc chiến
này, nên khi đã thua thì phải chịu mất Hoàng-Sa mà không thể tố cáo TQ
là kẻ chủ mưu xâm lược. Tương tự như quần đảo Trường- Sa bị TQ chiếm năm
1988, do Tướng Lê-đức-Anh chỉ thị 3 tàu đổ bộ không vũ trang (mổi tàu
chỉ có 1 khẩu AK-47 với 25 công binh) trong nhiệm vụ cấm cờ xác định đảo
CHXHCNVN và lệnh không được bắn trả lại QĐ/TQ khi họ tấn công. Nhấm
cảnh báo BĐ/TQ biết: "Các anh đã vào đảo VN", BĐ/VN bắn 1 phát súng
chỉ thiên (lời 1 trong 9 tù binh bị TQ bắt nói với Đài Á châu Tự do),
thế là TQ tấn công bắn chết 66 bộ đôi không vũ khí trên tay, chỉ vì
phát súng đầu tiên từ bên VN. Qua đoản khúc lịch sử trên cho thấy:
Lãnh đạo VN thường tạo thắng lợi cho kẻ thù, họ là những kẻ vô tài bất
tướng, khư khư bản tính Độc Tài, chẳng khác gì thời Phong Kiến. Muốn
tránh tệ trạng này thì Việt-Nam phải ĐỘC LẬP TỰ DO tôn trọng NHÂN QUYỀN.
Thời HÙNG-VƯƠNG/VĂN-LANG với luật họ HỒNG-BÀNG chỉ riêng cho 18 vua
HÙNG-VƯƠNG còn những người con khác vẫn mang họ mẹ,
ổn định VĂN-LANG theo luật "Mẩu hệ", cho thấy luật bảo hòa trong dân
gian được áp dụng từ lúc này, trọng công bằng từ sự tích bà Âu-Cơ dẫn 50
con về vùng núi (Vân-Nam, Quảng-Tây/TQ, là địa chính trị phòng ngừa
họ Đế), Lạc Long Quân dẩn 50 con về vùng biển Lạc-Việt (Bắc VN bây giờ),
cho 15 bộ lạc thấy 100 con là sự thật, nhầm tạo niềm tin quần chúng sánh
tài đức của Ngài như Chu-văn-Vương nhà Chu (Châu). Sự uyên thâm
trong luật bất thành văn và dựa địa thế núi cao hiểm trở phòng vệ lãnh
thổ, lấy sông ngòi phát triển bình nguyên, tạo Văn-Lang THANH
BÌNH trong cuộc sống, dân tộc sống chung HÒA BÌNH, đất nước THÁI
BÌNH được 821 năm (Nhâm tuất 1079tcn-Qúy mẹo 258tcn).
Đá kia tạo dựng thành non.
Băng từ bắc xuống thành sông muôn đời.
Việt-Nam sông núi khó dời.
Đá băng kia đã từ thời Văn-Lang.
Càn long sự thế bất an.
Thân rồng tan tả bỏ thây chốc ngày.
Dân ta dốc sức bao vây.
Địch trong nguy khốn sẽ quay ra hàng.
Bảo-hòa cuộc chiến tương tàn.
Tây-Nguyên địch phải tan hàng nay mai.
Muốn có một đất nước THÁI BÌNH thì DÂN TỘC phải THỐNG NHẤT và ĐOÀN KẾT,
QUỐC GIA mới phát triển, NHÂN DÂN mới ấm no. Chúng ta phải lấy kinh
nghiệm từ trận chiến Hoàng-Sa và Gạc-Ma, không vì tính anh hùng để mất
Hoàng-Sa, cũng không thể sợ sệt đến nổi phải dâng Trường-Sa trong lệnh
không được bắn trả khi QĐ/TQ tấn công, QUÂN ĐỘI phải am hiểu bổn
phận đối với TỔ QUỐC, phải hy sinh thật VINH QUANG cho đất nước
VIỆT-NAM.
Hoàng-Sa Trường-Sa là địa mạch quan trọng vùng biển ĐNÁ, là nơi có thể
quyết định sự sống còn cả một dân tộc, là nơi có liên quan với
chuyển động đất đai và thời tiết vùng Thái-bình-Dương và Ấn-Độ-Dương,
gây nhiều thiên tai cho Ấn-Độ, TQ và VN, biển ĐNÁ có thể xẩy ra sóng
thần trong nay mai, sẽ đấm chìm tất cả công trình trênđảo, Hoàng-Sa
Gạc-Ma có thể không còn tồn tại, cũng có thể thành đảo lúc chìm lúc nổi,
nhưng vẩn là nơi mở rộng an ninh lãnh thổ Việt-Nam. Để hiểu rõ địa mạch
vùng này, chúng ta cần hiểu cái nghĩa "Qủe chấn" trong Kinh-Dịch mới
thấy thực trạng tình hình TQ, tây giáp mặt Đông dãy Hymalaya chạy dài
xuống nam giáp mặt Bắc cái đuôi Hymalaya (Bạch-long-Vĩ), CHẤN có nghĩa
"bị sụp như sấm sét".
Nhận xét qua những trận động đất tại TQ. Trận động đất Tân-Cương ngày
03/7/2015 qua AFP ghi nhận với cường độ hơn 6 độ Richter khiến ít nhất
sáu người thiệt mạng, nhiều nhà cửa xây dựng theo tập quán truyền thống
đều bị sụp đổ, Tân Hoa Xã/TQ thông báo có thêm 48 người bị thương. Nhưng
theo thông tin Viện Địa chất học Mỹ US Geological Survey (USGS) cho hay,
tâm chấn động đất thuộc huyện Pishan (khu tự trị với khoảng 258 ngàn
dân, đa số là người Duy Ngô Nhĩ) cách thành phố Hotan (thủ phủ địa khu
Hòa Điền) 164 km về phía tây bắc, với cường độ 6,4 Richter và một số dư
chấn tiếp theo, độ mạnh nhất là 4,8 độ Richter. Điều này nói lên TQ
thường bưng bít sự thật để tránh ảnh hưởng đến an ninh ĐCS/TQ.
Bởi vùng
núi Himalaya Như tháng 4/2015 động đất tại Nepal với cường độ 8 độ
Richter vớì trên 8. 800 người tử vong. Riêng tỉnh Vân Nam hồi tháng
8/2014 cũng gánh chịu một trận động đất hơn 6 độ Richter làm hơn 600
người thiệt mạng. Năm 2010 Ngọc Thụ/Cam Túc trận động đất 7.2 Richter
gây nên thiệt hại khủng khiếp. Năm 2008 tại Tứ-Xuyên, động đất gần
8 độ Richter chôn vùi cả một ngôi trường, lấp tất cả các em học sinh
đang học, số tử vong lên gần 70.000 người. Năm 1976, trận động
đất Đường-Sơn/Hà-Bắc gây cảnh kinh hoàng trên 240. 000 tử vong. Dãy núi
cao này chạy dài ra biển ĐNÁ vịnh Mindanao/Philippine sâu hơn 11.000m,
là nơi TQ đang khai thác dầu hỏa và tăng tốc khai thác "băng cháy"
dưới độ sâu 2.000 m, cho thấy vỏ đất ở độ sâu có sự đóng băng (ở châu Âu
cảnh báo khi khai thác sâu thêm 300 m thì có thể gây động đất và sóng
thần).
Những trận sóng thần quanh vùng Thái-bình-Dương: Ngày 4/01/1946 tại bờ
tây nam đảo Hawaii 380 km, động đất với cường độ 8, 1 Richter tạo ngọn
sóng cao trên 9m. Ngày 25/5/1960 động đất giữa Thái Binh Dương ảnh
hưởng sóng thần đến Chile, Nhật Bản và Hawaii sóng cao chuyển động từ 1,
5m đến 20m. Ngày 7/12/1993 tại vịnh Aonae tây bắc Nhật sóng thần cao
15m, một nhân chứng sống sót cho biết:"ông cố bơi vào bờ nhưng chân của
ông như bị một lực kéo trở ra ngoài biển". Điều này cho thấy hiện tượng
sóng cao do bởi:"Song từ ngoài biển đi vào đến bờ thì phản ngược ra khơi
theo đáy biển vào đại dương mà tạo lực đẩy nằm dưới mặt sóng từ ngi
biển vào làm nâng mặt sóng vào bờ càng lúc càng cao.
Tsunami còn tùy thuộc vào khoảng cách tâm chấn động đến bờ biển xung
quanh, do đó sóng cao thường thấy ở vùng vịnh hoặc có nhiều đảo bao
quanh, khoảng cách bờ đến tâm chấn động càng xa thì độ cao của sóng thấp
hơn. Trận sóng thần ngày 26/12/2004 tại Ấn Độ Dương với cường độ 9, 3
Richter nằm gần vịnh giữa bờ biển các quốc gia Thái-Lan,
Sumatra/Indonesia và Sri Lanca khoảng chừng 250km, giao động sóng cao từ
12m-35m, số người chết trên 200. 000 người (Sumatra trên 160.000 người,
Thái Lan trên 8.000 người, Sri Lanca trên 35. 000 người). Năm 1958 tại
vùng vịnh Lituya bang Alaska trận động đất 8,3 độ Richter, sóng thần
được ghi lại như là một "sự nổ lớn", ngọn sóng cao trên 1.740fts
(khỏang 527m), vì ở chính giữa các đảo cao kề cận. Sóng thần xẩy ra
cũng tùy vào thời kỳ động đất, động đất lần đầu thì sóng
thần rất cao, vì thể đất khe nứt còn rắn chắc, qua lần 2 thì
vùng đất trở nên sốp hơn nên không thể đẩy nước mạnh như lần
đầu. Như trận động đất ngoài khơi Nhật năm 2016, gần tâm chấn động ngày
11/3/2011 tại biển đông Fukushima, với cường độ 6,1 Richter nhưng sóng
chỉ cao 1,5m. Động đất ngày 11/3/2011 với cường độ 7,9 Richter, sóng cao
15m, thiệt hại nhân mạng trên 11.000 người.
Động đất Nam Mỹ châu là cảnh báo vòng đai lửa
mặt đông Thái-Bình-Dương đang chuyển động. Động đất năm 1985
tại Mexico City làm chết gần 2.000 người, năm 2010 tạiđảo Hatti và nước
Chile trên 10, 000 tử vong, ngày 7/9/2017 ngoài khơi Mexico 100 km
với cường độ 8,1 Richter, có cảnh báo sóng thần cho các vùng
biển Elsavador, Hondura, Guatemala và Mexico nhưng không xẩy ra,
riêng Mexico City có khoảng 200 người chết do bởi chấn động đến
đất liền. Trận động đất ngoài khơi lần 2 (ngày 19/9/2017) với
cường độ 7, 1 Richter, Mexico City có trên 360 người thiệt mạng,
tiếp theo lần 3 (ngày 23/9/2017) với cường độ 6, 7 Richter, Mexico
City có gần 195 người tử vong và bị thương (số tử vong chiếm hơn
1/2).
Đầu năm 16/2/2018 Mexico có động đất ở ngoài khơi, sau 3 ngày,
động đất lại xẩy ra ở miền nam làm chết vài chục người. Mexico
chỉ trong vòng 6 tháng (9/2017 đến 2/2018) có đến 5 lần động
đất, tháng 5/2018 Guatemala (nam Mexico) bị động đất và Hawall núi
lửa phun trào nham trạch tròn một tháng, cảnh báo vùng nam Thái Bình
Dương đang trong thời nhiệt áp cao, dễ gây bão tố về hướng bắc.
Đầu tháng 7/2018 mưa bảo tại Nhật chỉ có 4 tiếng đồng hồ nước dâng
quá nhanh, tử vong trên 200 người, Tứ-Xuyên, Cam-Túc/TQ trong tình
trang lụt lội làm sập 3 cầu, CQ/TQ báo động kiểm tra 214 cây cầu khác.
Trung tuần tháng 7, khí trời trở nóng đột ngột, nhiệt độ hơn 40oC
(104oF)
Nhật thêm 40 người chết vì nóng, dọc theo dãy Hymalaya về hướng nam mưa
lũ bất thường làm vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy/tỉnh Attapeu/Lào, hơn cả
trăm người mất tích và tử vong, miền bắc VN và Campuchia cũng biảnh
hưởng lây gần 20 người bị chết. Cho thấy:
Mặt tây TQ sẽ chấn động bởi thiên tại (quẻ Chấn/đông bắc Hymalaya), nạn
"hồng thủy" không thể tránh được, đồng bằng nhỏ hẹp nằm giữa 2 sông
Hoàng Hà, Trường Giang, có Thái Hồ và Động-đình-Hồ kề cận sẽ thành hình
một El-Nino ở lục địa TH như El-Nino tại Thái-bình-Dương (nơi đang khai
thác dầu). Khí hậu TQ còn bị ảnh hưởng bởi CO2, và chế biến nitrogen
lỏng, oxygen lỏng từ không khí Địa cầu, do kỹ nghệ chinh phục không gian
tạo nên nguồn không khí có N2 chứa trên 5% năng lượng tối. Quan niệm này
nhận thức từ sự kiện: "Trưa ngày 19/11/2015 cho thấy "Cảnh tượng
tại đường cao tốc Vasquez-Santa ở Clarita/CA/USA mặt đường dài chừng
60m tự nhiên gồ ghề nghiêng chênh lệch khoảng 4 ft sai biệt trong thời
tiết bình thường không động đất. Trong năm 2016 một đoạn HWY/CA bùn trôi
lấp cao hơn nửa bánh xe đang chạy trên đường trong trận mưa lớn chừng
một tiếng đồng hồ". Qua ghi nhận:
Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu CERN
khám phá "vũ trụ tối" qua máy Gia tốc hạt lớn LHC "Big Bang", họ tin
rằng:Thành phần Vũ trụ bên trong "Bức Xạ Phông Vũ Trụ 2,7oK"
gồm có 68, 3% năng lượng tối, 26, 8% vật chất tối và 5% vật thể (bao gồm
Thiên hà, hành tinh gồm cả sinh vật trên địa cầu). Nhận xét này mơ hồ vì
không hợp với tinh thần khoa học, một giải thích hợp lý hơn thì thành
phần bách phân trên phải cùng một thể loại, đó là "năng lượng tối".
Trong độ lạnh ngoài "Bức Xạ Phông Vũ Trụ " nguyên tố vốn gần như vô hình
trong nhiệt độ 2,7o K, khi vào bên trong Vũ trụ electron có
khuynh hướng tách xa nhân (nuclear), tổng năng lượng phóng ra là 68, 3%
năng lượng tối, so với năng lượng tối thu vào khi electrons gắn lại với
nhân là 26, 8%, hiện tượng rời hợp như con thoi làm nguyên tố trong dạng
"vật ảo" lúc ẩn lúc hiện, đây là "vật chất tối" trong Vũ trụ, 5% là
tổng số năng lượng tối trong vật thể hữu hình (gồm cả chất khí), thật
ra mổi vật thể chỉ có 4, 9% và 0, 1% năng lượng tối từ Vũ trụ thấm thấu
vào. Năng lượng tối" này có tính phóng xạ rất nhẹ, bởi thế có khuynh
hướng bám vào "vật chất" tạo thành mạng liên kết các hành tinh lại với
nhau.
XEM PHẦN
3
.
______________

Liên-khôi-Chương
Được-Lời (LKC)
10/2018