Chó sống với người lâu ngày, t́nh cảm gắn
bó. Đầu tiên người chủ được quyền đặt tên: Ki, Lem, Mực, Tô,
Tom, Lina,…Sau vài năm, cách xưng hô càng trở nên thân mật,
người xưng: cha, mẹ hoặc anh, chị đối với các chú chó cưng.
Người dần hiểu nó hơn và chó cũng hiểu người hơn. Chó được xem
như thành viên trong nhà. V́ thế chó cũng cảm nhận dần dần “t́nh
ưu ái” đặc biệt mà con người dành cho ḿnh và chó được gọi bằng
“con”, bằng “em” … chó – người!
Ngày xưa chó sống với người từ
bé đến khi già và chết đi, cũng trải qua: sanh, lăo, bệnh, tử.
Nhưng bây giờ th́ chưa chắc, chó có thể bị bất ngờ cán chết khi
băng qua đường, bị đập chết, bị bắt bằng chích điện, tḥng lọng,
bă chó… Chó chết hay sống đều bị tập trung ở những điểmgọi là
“ḷ chó”. Chó bị chết, chó già, chó thiến th́ bị giết mổ ngayvà
phân phối ở địa bàn tại chỗ và xung quanh. Chó tơ th́ chở đi
cung cấp cho các vùng khác xa hơn. Sau thời gian vỗ béo sẽ trở
thành món khoái khẩu cho các vị ghiền “cầy tơ”. Ở các thành phố,
huyện, thị… đều có một vài chỗ bán chó cảnh, có lúc vừa bán chó,
bán chim cảnh, bán cá cảnh. Chó mặc sức sủa, rên rỉ, lo sợ, chim
th́ cứ hót, cá cứ vô tư bơi lượn. Nh́n nghe cái mớ hỗn độn này
thật là con - người.
Loài người được xem là có trí
khôn hơn cả muôn loài. Riêng ḷng trung thành th́ không thể sánh
được vời loài chó. Cho dù chủ như thế nào, giàu có hay nghèo
đói, quyền cao chức trọng hay thường dân bần hàn, là quân tử hay
tiểu nhân, người tự do hay tù tội th́ chó vẫn một mực trung
thành. Con người có thể thay ḷng đổi dạ và làm những việc đớn
hèn, mất nhân cách, nhưng chó th́ quá lắm cũng chỉ là ăn vụng và
bỏ đi hoang vài ngày khi đến mùa yêu đương… Chó lại trở về với
chủ, vẫn một mực trung thành dù chủ là người như thế nào đi
chăng nữa?!... Nhưng có lúc chó cũng bị oan, khi con người tức
giận ai đó, buột miệng chửi “đồ chó”. Người – chó là vậy!
ÔI! Những con chó thân thương,
những ánh mắt, những thói quen của Tô, Lem, Su, …làm xót xa
những ai đó khi về nhà (không có chó ra mừng), làm đau ḷng ai
đó ngay cả trong những giấc ngủ!