Ư NIỆM VỀ NGHIỆP
(The
ideas of the KARMAR)
"Bồ tát
sợ NHÂN, chúng sanh Sợ QUẢ"
Lê
Văn
Ngô

Tất
cả chúng sanh đều có 3 đặc tính : THAM LAM, SÂN HẬN, và SI MÊ. Trong bài
thuyết giảng "Chuyển Pháp Luân" tại vườn Lộc Uyển, Đức Phật lần đầu tiên
giảng Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như, trong Đế thứ hai nguyên nhân
gây nên khổ đau là Tham, Sân và Si. Đức Phật gọi 3 đặc tính này là Ô trược,
chúng sanh không rời bỏ được nó nên bị trói buộc trong ṿng Luân Hồi vô số
kiếp.
Chúng
sanh ở các giới như Súc sanh, Ngạ quỷ, A-tu-la v.v…có những đặc thù, chúng
ta không thể hiểu hết được. Trong bài viết ngắn này chúng tôi xin chỉ nói
đến chúng sanh- loài người, hiện hữu. Trong đời sống hiện tai chúng ta
thấy loài người có kẻ giàu, người nghèo, kẻ sung sướng, người cực khổ, kẻ
thông minh, người ngu dốt, kẻ mạnh khoẻ, người tàn tật, kẻ sống lâu, người
chết yểu, kẻ hung tàn, độc ác, ngựi hiền lành, chân thật v.v… không ai
giống ai, ngay cả anh chị em trong gia đ́nh cùng cha mẹ sinh ra cũng vậy.
Đức Phật giải thích đó là do Nghiệp lực chi phối. Nghiệp lực rất công bằng,
không thiên vị, không thiếu sót dù chúng sanh ở bất cứ nơi nào, điạ vị nào
cũng đều bị chi phối từng giây, phút.
Trên đây nói về Nghiệp tác động vào chúng sanh, vậy Nghiệp là ǵ ? Nhiều
người bảo rằng Nghiệp là tiền định, là số mệnh, là may rủi không thay đổi
được. Nói như vậy là chúng ta không hiểu biết đúng nghĩa về Nghiệp. Tiếng
Pali từ ngữ Nghiệp là một Hành động nghĩa là Làm, Tiếng Sanskrit là Karma.
Nghiệp không phải là một hành động đơn giản, một hành động máy móc, nó
cũng không phải một hành động vô ư thức, vô t́nh. Nghiệp là một hành động
cố ư, có ư thức được cân nhắc kỹ càng và có chủ tâm lập đi, lập lại nhiều
lần.
Một hành động cố ư có chủ tâm đều có một phản ứng, một hiệu quả nhất định.
Nhà vật lư học Newton phát minh ra định luật Xác định "Mỗi động lực có một
phản ứng tương ứng hay trái ngược" Trong phạm vi tinh thần cũng có định
luật cho mỗi hành động có tác ư và hậu quả của nó. Khi ta nói Nghiệp Báo
hay Nghiệp Quả tức là nói đến hành động có tác ư và hậu quả chín mùi của
nó. Định luật về Nghiệp trong phạm vi tinh thần dạy rằng hành động sao dẫn
đến kết quả tương ứng. Vi dụ : Người làm việc thiện, sẽ có kết quả tốt,
hạnh phúc. Ngưới làm việc bất thiện, kết quả xấu hay đau thương. Gieo nhân
ǵ găt quả nấy, Gieo lúa, gặt lúa, trồng xoài hái quả xoài v.v…
Nghiệp có 3 loại: Thiện Nghiệp là Nghiệp tốt. Ác Nghiệp là Nghiệp xấu và
Vô Nghiệp là việc làm không gây lợi hay hại cho chúng sanh. Câu hỏi đặt ra
tại sao một hành động thiện hay bất thiện có thể tạo ra hạnh phúc hay bất
hạnh phúc? Câu trả lời của Đức Phật là tḥi gian sẽ cho biết. Ngài giải
thích thêm, một hành động bất thiện chừng nào chưa trổ quả khổ đau th́ chỉ
người ngu muội cho là hành động tốt, nhưng khi hành động bất thiện trổ quả
khổ đau, người đó mới nhận thức là hành động đó bất thiện. Tương tự như
vậy một hành động thiện, ngày nào chưa trổ quả hạnh phúc, người hiền lương
coi đó là một hành động bất thiện, khi nào hành động thiện trổ quả hạnh
phúc, người đó mới nhận thức hành động đó là thiện. Cho nên Đức Phật nói
cần phải có một thời gian để xét đoán một hành động thiện hay bất thiện.
Thiện Nghiệp hay Ác Nghiệp đều phát xuất từ sự tạo tác của THÂN, KHẨU, Ư.
Thí dụ muốn cứu giúp một nạn thiên tai bảo lụt, trước hết chúng ta suy
nghĩ làm cách nào cho nhanh và có hiệu quả (Ư), kế đó đem phương cách đă
định sẵn ra truyền bá kêu gọi gia đ́nh bà con chung sức đóng góp tiền hay
vật dụng ( KHẨU ), công việc tiềp là thu góp, lập danh sách mang đồ vật bố
thí đến cơ quan từ thiện (THÂN ). Một thí dụ khác muốn ăn thịt gà, đầu
tiên phải t́m lư do, chọn gà loại nào? trống hay mái, nấu nướng kiểu nào
cho ngon (Ư ), tiếp theo đem ư này nói với gia đ́nh ( KHẨU ) sau cùng đi
mua hay bắt gà trong chuồng làm thịt ( Thân )
ÁC NGHIỆP
hay là Bất Thiện Nghiệp.
Có 3
hành động Bất Thiện Nghiệp của Thân.
a- Giết
hại súc sinh. b- Trộm cướp. c- Tà dâm.
Hậu quả
sát sinh là phải chịu vắn số, bệnh tật, đau buồn sợ hải.
Hậu quả
của trộm cướp là nghèo khổ cùng cực, thất vọng và phải sồng nhờ, làm tôi
tớ người khác.
Hậu quả
của tà dâm là có nhiều kẻ thù, đời sống hôn nhân xáo trộn, người phối ngẩu
không chung thủy.
Có 4
hành động Bất Thiện Nghiệp của Khẩu.
a-Nói
dối. b-Nói lưỡi hai chiều. c-Nói lời hung ác. d- Nói chuyện phiếm vô ích.
Hậu quả
của người nói dối là bị lăng mạ, phỉ báng, không ai tin, sức khoẻ yều kém.
Hậu quả
lưỡi hai chiều là mất bạn. .
Hậu quả
của lời nói ác là bị người đời ghét.
Hậu quả
của người nói phiếm, vô ích là khuyết tật và không ai tin tưởng vào lời
nói kẻ đó.
Có 3
hành động Bất Thiện Nghiệp của Ư.
a- Tham
ái, b- Ác ư, c- Tà kiến.
Hậu quả
của tham ái là không bao giờ đạt được ư nguyện của minh.
Hậu quả
của ác ư là bị xấu xí, nhiều bệnh và tâm điạ đáng ghét.
Hậu quả
của tà kiến là nhiều duc vọng, thô lỗ, đần độn, mang bện tật kinh niên,
thiếu trí tuệ.
Người có
trí tuệ phải học tập giữ ḿnh tránh xa mười Bất Thiện Nghiệp nói trên.
THIỆN
NGHIỆP hay Hành động tốt.
Một hành
động Thiện Nghiệp được định nghiă như sau: Thiện Nghiệp là một hành động
làm tốt cho ḿnh và cho người khác, những hành động không phát xuất từ
tham dục, sân hận và vô minh, mà phát xuất từ tâm buông bỏ, tâm từ, bi mẫn,
trí tuệ.
Đức Phật
dạy cho chúng sanh làm 10 điều thiện (Thập Thiện Nghiệp) để tạo công đức
trong đời sống được hạnh phúc, an lạc, phát triển kiến thức, sự hiểu biết
chân chính.
Thập
Thiện Nghiệp:
1- Bố thí.
2- Tŕ
giới.
3- Rèn
luyện tinh thần.
4- Lễ độ.
5- Phục
vụ tha nhân.
6- Hồi
hướng công đức.
7- Hoan
hỷ công đức với người khác.
8- Thuyết
giảng dạy Pháp.
9- Nghe
Pháp.
10- Trao
giồi Chánh Kiến.
Bố thí
đem lợi lạc cho người được hưởng và c̣n đem lợi ích cho ḿnh.
Tŕ giới
hạnh đem lợi ích cho tất cả chúng sanh mà ta tiếp xúc.
Rèn luyện
tinh thần mang an lạc cho người khác và gợi ư cho họ noi theo tu tập Chánh
Pháp.
Lễ độ tôn
kính gây hài ḥa cho xă hội
Phục vụ
tha nhân làm cho đời sống của họ cải tiến thêm lên.
Hồi hướng
công đức với người khác, cho thấy sự quan tâm của ḿnh đến hạnh phúc của
người khác.
Hoan hỷ
công đức với người khác khuyến khích họ tạo nhiều công đức thêm nữa.
Thuyết
giảng Pháp và nghe Pháp là yếu tố quan trọng cho hạnh phúc của cả vị thầy
và người nghe, khuyến khích cả hai sống đúng với Đạo Pháp.
Trao dồi
chánh kiến của ḿnh để hiểu đúng Phật Pháp và làm cho người khác thấy cái
đẹp của Giáo Pháp.
Trong
kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:
Nếu đă
làm việc lành,
Hăy nên
thường làm măi,
Nên vui
làm việc lành.
V́ hạnh
phúc là sự tích lũy điều thiện ( câu 118).
Chớ nên
coi nhẹ điều lành nhỏ mà cho rằng
Điều đó
chẵng đến gần ta.
Từng giọt
nước nhỏ lâu cũng đầy b́nh.
Giống như
vậy, người trí thâu thập từng chút thiện,
Khiến
người đó trở nên toàn thiện. (câu 122).
Hành
thiện tức là tạo công đức, công đức theo ta suốt cả cuộc đời và những đời
kế tiếp. Công đức có thể bị cạn hết, nếu ta không biết ǵn giữ vun bồi
thêm công đức mỗi ngày. Một người có nhiều công đức sẽ thành công trong
bất cứ lănh vực nào họ muốn tham gia. Chính công đức là sức đẩy đưa người
tái sanh vào thiện giới và cung cấp những điều kiện thích ứng cho người
giải thoát đễ vào cỏi Niết Bàn. Đây là con đường Chánh Nghiệp.
Có những
lănh vực gieo trồng công đức kết quả tốt vô lượng,( cũng như chúng ta đặt
hạt giống vào mănh đất mầu mỡ,đầy đủ phân nước, gặp gió thuận mưa hoà, muà
gặt hái sẽ sum sê đầy vựa ) đó là các vị Tăng Già, Thánh Thiện, Mẹ Cha và
người nghèo khổ hoạn nạn. Hành Thiện Nghiệp cho những người nói trên dưới
nhiều h́nh thức khác nhau, kết quả mang laị vô cùng kỳ diệu.
Một hành
động Thiện Nghiệp hay Ác Nghiệp có thể thay đổi,chuyển hoá tăng hay giảm
tùy theo điều kiện thời gian, hoàn cảnh và người tạo ra Nghiệp, người nhận
Nghiệp.
Có năm
điều kiện để Chuyển Nghiệp.
a- Hành
động bền bĩ liên tục.
b- Hành
động có thiện chí quyết tâm.
c- Hành
động không ngại gian khổ.
d- Hành
động với những người có phẩm hạnh.
e- Hành
động với những người đă làm công đức trong quá khứ.
Cụ thể về
mặt chủ quan, một người cố ư tạo tội cứ tiếp tục làm không hối tiếc,
Nghiệp lực xấu của họ sẽ to lớn vô cùng ( Cộng Nghiệp ) Một người làm một
hành động tốt dù nhỏ, hay lớn có thiện chí, quyết tâm không ngại gian khổ
th́ phúc đức sung măn không kể cho cùng (Tích Thiện Nghiệp).
Về măt
khách quan, hành động thiện hay bất thiện đối với các vị Tăng sĩ, A-La-Hán,
Đức Phật ( người có phẩm hạnh ), hoặc Cha, Mẹ, Thầy, Bạn (những người đă
có công đức trợ giúp ) sẽ tạo Nghiệp lực tốt hoặc xấu gấp bội.
Tóm lại
điều kiện chủ quan và khách quan quyết định Nghiệp lực, vậy Nghiệp là một
hành động có trách nhiệm tinh thần. Nghiệp báo theo nhân quả khắng khít
với yếu tố chủ động hay bị động.
Quả của
Nghiệp có thể hiện lộ ngắn hạn hay dài hạn trong đời này hay sau một vài
kiếp, Một người khi chết, thân xác, tiền của, danh vọng, thân bằng quyến
thuộc đều để lại (vật ngoại thể ), chỉ c̣n lại Thiện Nghiệp, Ác Nghiệp (vật nội
thể) đem theo, tùy vào vốn liếng đó mà đi vào Lục Đạo.
Hiểu
được định luật của Nghiệp rơ ràng, biết rằng mỗi hành động của ta đều có
một phản ứng tương xứng và công bằng, chúng ta phải gánh chịu kết quả của
nó. Do đó chúng ta phải kiềm chế tư cách bất thiện để không làm khổ cho
ḿnh và chúng sanh. Hành thiện đem hạnh phúc cho ḿnh và chúng sanh, ta cố
gắng làm nhiều điều thiện, luôn huân tập Thiện Nghiệp.
Sám hối
là một hành động nhận biết tội lỗi của ḿnh đă phạm trong nhiều kiếp quá
khứ và hiện tại. Biết tội lỗi của ḿnh phải cố gắng sửa chữa, tránh tái
phạm và luôn huân tập làm điều thiện vun bồi công đức như thế mới tiến bộ
trên con đường cao thượng Giải Thoát.
Cầu
nguyện để được tha tội sẽ vô nghiă, nếu sau đó vẫn tiếp tục tái phạm các
hành động Bất Thiện.
Đề tài
Nghiệp rất phổ thông và rộng lớn, Nghiệp c̣n liên quan mật thiết đến Luân
Hồi, Tái Sanh, bài viết đến đây chúng tôi xin tạm kết thúc bằng tám câu
nhật tụng.
Khi ĺa
trần nương tưạ vào đâu?
Thân
bằng quyến thuộc nay ly biệt,
Danh
vọng, tiền tài c̣n tất đất.
Nghiệp
quả vây quanh tính sổ đời.
biết vậy
Nguyện
đoạn trừ tâm ác,
Sống
phạm hạnh sạch trong.
Tu học
Pháp Tứ Đế,
Cầu
chứng ngộ Niết Bàn.

San Jose
Mùa Phật Đản 2553.
Lê
Văn
Ngô
P.D.
Nguyên Ngộ
Tài
liệu tham khảo:
1-Bài
giảng “ Chuyển Pháp Luân” của Đaị Đức Thích Pháp Chơn chùa Liểu Quán San
Jose
2-Fundamentals of Buddism của tiến sĩ Peter D. Santina.
3-What
Buddishts Believe của Đại lăo Ḥa Thượng K.SRI DHAMMANANDA.
(2)+(3)
Tư Kheo Thích Tâm Quang chuyển dịch.