Trang Thơ & Truyện: Lê Thị Thanh Tâm                     |                 www.ninh-hoa.com

Lê Thị Thanh Tâm
 

Bút hiệu:
Gia Bình Vân Nga,
Lê t. Thanh Tâm

Sinh trưởng: 
Gia Định,
Bình Hoà, Sài Gòn.

Nghề nghiệp:
Dạy Việt ngữ 

 

 


Hiện sinh sống tại

Hòa Lan (Holland)
.



 

 

 

 

 Lời nói đầu.

 Tôi viết xong đoản văn du ký này vào lúc Âu-châu của chúng tôi còn an bình, chưa bị cơn dịch Corona tấn công mạnh mẽ như bây giờ. Thế nên tôi đã may mắn được ngồi viết hết về chuyến đi này.

Dù rằng lúc ấy các tin tức về dịch bệnh này ở China vẫn loan truyền cho toàn thế-giới biết, nhưng có lẽ mọi người đều thờ ơ, nghỉ rằng chỉ xảy ra ở Wuhan chứ không thể xảy ra trên đất nước mình.

Tôi cũng không khác gì số đông ấy. Nhưng từ từ cơn dịch bùng phát mạnh mẽ, khiến toàn thế giới bắt đầu cấm vận và cấm túc, thì mọi người mới vỡ lẽ ra rằng :

 Con virus bé nhỏ hơn cả đầu kim này, lại có sức mạnh kinh hồn, nó đã thay đổi toàn diện cuộc sống của thế giới con người, cũng như nhân sinh quan của họ.

 Tôi cũng như các bạn, mỗi ngày còn khoẻ, còn sống để thở, đều trân quý từng ngày và thương cho tất cả nạn nhân trên thế giới, đang oằn oại trong cơn thập tử nhất sanh, đánh nhau với con virus mới mẽ này.

 Cầu mong ác mộng này qua mau.

 o0o

 

PHẦN V

 

 

Huyện Chitwan, đi Safari trong công viên quốc gia.

 


Trên đường đến Chitwan, nghỉ ăn trưa
ở chi nhánh của farmous farm bên bờ sông.

Địa điểm cuối cùng là huyện Chitwan, làvùngđồng bằng chỉ cao 900 m. nên ấm hơn các nơi đã đến. Nepal chỉ có hai đồng bằng là huyện Chitwan và Bardiya, phía nam giáp nước Ấn-độ, nên có nhiều người Ấn hơn các tỉnh khác.

 

Đến đây chúng tôi ở hai đêm nơihotel resortGreen Park để đi Safari của

 

Tiger Point, Baghmara Chitwan national park. Đấy là nơi tụ họp du khách đi Safari xem thú hoang dã, trong khu rừng quốc gia rộng mấy chục mẩu đất và cũng là nơi nuôi gây giống các loại thú đang bị hiếm quý.

 

Nói về hotel này, thì quả là nơi ai cũng thích, vì các phòng là loại villa thoả mái có hồ bơi và cây cảnh, hoa trái tươi mát hấp dẫn vô cùng. Mỗi villa cho một gia đình có hai gường đôi, phòng khá rộngvới đầy đủ tiện nghi. Ở đây lò sưởi trong phòng tha hồ mở thật ấm, chứ không bị tắt như tất cả các nơi đã đi qua.

 

 Trong hiên nhà có ghế và bàn, chung quanh trồng hoa màu tươi sáng, mỗi ngày nhân viên phải tưới vườn khá nhiều. Như vậy xứ khô cằn, mà hotel phải giữ cây cảnh tươi đẹp quanh năm, thìdu khách có phải là "thượngđế" chăng? Vì dân chúng dù có thiếu nước dùng đi nữa, nhưng tất cả các xe nước thành phố đều ưu tiên bán cho cáchotel.

 

 Phòng ăn ở gần cỗng hotel, toàn bằng pha lê và rộng rãi, nhất là luôn được sưởi thật ấm, ai cũng thích vô cùng. Nơi đây sáng, trưa, tối đều có ăn nóng và nguội với nhiều món quốc tế và nấu khá ngon. Đặc biệt nhất là mỗi tối đều có món bánh taart ngon tuyệt cú mèo, khiến cả nhóm tha hồ ăn bằng thích, dù đã no căng bụng rồi.

 

Ngày đầu guid Nepal đưa đi quanh phố làm quen làng xã, và đến bờ sông của park để xem thú. Nơi đây chỉ thấy một con Tê-giác đang nằm ngủ trong bụi rậm, đưa nửa mình ra cho đám du khách, chỉ dám đứng xa xa mà xì xào, để chờ nó thức dậy để xem cho rõ. Đám người đủ sắc dân này, từ các nước đổ về chỉ để xem con Tê-giác xấu xí mập ù này hay sao?  Và họ chịu khó chờ mãi... chờ suốt giờ, đến gần tối mịt, mới thấy nó ngọ nguậy thức dậy. Chán quá cả nhóm lên xe về, thì may quá trên đường về hotel cái apps báo tin có một con tê-giác đang ăn cỏ dưới ruộng, cạnh đường xe chạy. Thế là xe chạy tìm, thấy vài người đi đường bu lại xem, mà nó cứ nhẫm nha ăn cỏ dưới ruộng, rồi từ từ đi lên đường cái, làm cả đám người sợ hãi, rối rít nhảy lên xe.

 Nhưng nó có vẻ hiền lành, nên mấy đứa trẻ làng đến gần sát nó, sờ vào mình nó, như con thú nhà. Con tê. giác im lặng hiền lành, chỉ đi thẳng qua bên kia đường, rồi vào đám ruộng khác thôi.

 

Hú hồn, con tê-giác nhỏ này chỉ mới vài năm tuổi thôi, nên nó không có "áo giáp" ngoài đẹp như con lớn khác. Rồi sẽ gặp con tê-giác già trong rừng đẹp hơn chứ gì, chờ xem...

 

 Tối đó cả nhóm được hotel đãi ăn buffet rất ngon, đến 20 món và trái cây cùng bánh taart nữa. Thoả mái nhất là phòng ăn ấm vô cùng, và nhân viên phục vụ rất lịch sự làm ai cũng cảm mến. Nên cả nhóm vui như tết, nhất là sáng mai sẽ là ngày được ngồi xe jeep đi xem thú hoang trong rừng. Tôi cứ nghĩ sẽ đi safari như ở Afrika, là thấy sướng quá rồi.

 

- Dạo Safari bằng xe jeep mui trần.

 

 Sáng hôm sau, ăn điểm tâm xong xe đưa nhóm đi ra bờ sông mà hôm qua đã đến. Đi cùng từ hôm qua có ông guid địa phương. Ông này quá sức vui vẻ, lanh lợi, ăn to nói lớn nên được cảm tình mọi người rất nhanh. Đến sông cả nhóm xuống ghe dài chục mét, ngang chỉ nữa mét mà chứa đủ 10 người như vậy là quá tốt. Ngồi ghe rất thú vị vì ai cũng hơi hồi hộp sợ ghe lật, Nick và con gái to con nên ngồi giữa để giữ cân bằng. Điều rất nguy hiểm là dưới giòng nước hiền lành không sâu này, lại có rất nhiều Cá- sấu, ăn thịt mình như chơi. Thế mà lúc mới ngồi yên, bà Ger. thò tay xuống nghịch nước. Ông guid vội la to:

- "ê, coi chừng cá-sấu ăn mất tay đấy nhá",

 

Làm bà Ger. giật mình rút tay lại, hết dám nghịch nữa. Từ đấy ai cũng cảnh giác mấy con cá- sấu này. Trong nhóm có Wim và anh nhà tôi là hai người loại máu nóng nên ít bị lạnh, còn riêng Nick. thì có nhiều mở ấm áp, nên anh hay mặc t-shirt, thấy mà ham.

 

Đi đường rừng gập ghềnh như đi lạc-đà trên sa mạc, phải ngồi cho vững, nếu không muốn rớt xuống xe. Trong rừng có nhiều chim đủ loại, đậu thật xa, cao tít trên cành phải dùng ống dòm mới thấy rõ. Chim Trĩ và nhất là chim Công đi ra đường xe, kéo cái đuôi dài quý phái thật đẹp, thấy xe đến chúng bỏ chạy vào rừng. Các con nai, hoẳng, cheo cũng có nhưng chưa thấy con cọp nào cả. Vậy mà Nick còn hỏi mấy con rắn ở đâu, làm tôi phát khiếp.

 

 Đi mãi mới thấy từ xa xuất hiện một con Tê-giác to tướng như con bò mộng, làm ai cũng mừng mà lại sợ. Nó đứng từ xa và chắn ngay con đường độc đạo thì ai dám đi tiếp?  

 

Cả đám ngồi im gần như nín thở, sợ nó chạy đến tấn công, thì bỏ mạng sa tràng... Trên xe cha con ô. Nik. ngồi hàng đầu mà Sas. lại mặc áo khoác màu đỏ tươi đẹp. Bất ngờ Brenda bảo Sas, phải lập tức kéo khăn cổ màu đen che hết áo đỏ lại, vì nó kỵ màu ấy... Cả nhóm đều giật mình. Cô bé sợ hãi vội che kín đầu cổ lại. Tôi ngồi sau lưng giúp nó hoàn chỉnh hơn, vì con tê-giác sẽ đi ngang xe này, biết nó làm gì đám mình đây?

 

 Mãi hơn 10' sau, xe bắt đầu chạy chậm chậm và đến gần nó, còn nó cũng đi từ từ đến xe jeep không có mui và trống bốc này, ai cũng im lặng gần như nín thở.

 

Nhưng nhìn kìa, con tê. bỗng ngoan ngoãn ung dung đi vào bờ rừng, rồi khuất mất dưới đám cây rậm.

Hú hồn, khi đó ai cũng thở phào nhẹ nhỏm, mừng hết lớn.

 Xe đi qua vài trạm lính kiểm soát, tài xế phải trình giấy phép. Có vài du khách đi lang thang, tôi ngạc nhiên và hỏi ra mới biết họ có thể ở trọ trong các căn nhà sàn cho thuê trong rừng.

 

Đây là công viên quốc-gia, gây lại các giống của Tê-giác Á-châu, cọp Bengal và cá sấu mõm dài Ấn-độ... Đến nơi nuôi cá-sấu loại nhỏ có mỏ dài và nhọn, nên chúng không ăn thịt người.

 

Chúng tôi ngừng xe vào xem và uống caffe.

 

 

Lúc trở ra rừng gặp nhiều loại khỉ, vượn nho nhỏ đu trên cây cao hay gần đường xe, chúng dạn dĩ, nhưng cũng không đến gần người như Tê-giác. Thật ra Tê-giác rất hiền nếu đừng chọc nó giận, nó chỉ ăn cỏ và thường đi theo đường thẳng.

Du khách đi voi trong Safari.

 

 Xem đám cưới Nepal và
ăn cơm bộ tộcTharu ở Chitwan.

 

Mùa đông là mùa cưới, nên đi đâu cũng gặp đám cưới. Nếu khá giả thì che lều đẹp, ăn đầy đủ và có nhạc sống. Còn đa số là nhà nghèo chỉ che lều cũ kỹ hay tấm bạt màu mè sặc sỡ và không có nhạc sống.

 Nên hơn 1 g. trưa xe đưa chúng tôi về hotel, và sau đó được mời đi ăn trưa của bộ tộc Tharu có đám cưới ở gần đấy.

 

Đến nơi đã thấy dân chúng bu trước cửa nhà cô dâu, và họ vỗ tay mời chúng tôi đi qua hai hàng danh dự, chào mừng là các cô gái trẻ đẹp mặc áo sari dạ hội, nhưng hơi lòe loẹt theo kiểu thôn quê.

 

Họ chấm lên trán, nơi giữa hai mắt mình một đốm to màu đỏ (tiki), biểu tượng con mắt thứ ba là chúc phúc của Hindu và họ đưa về nhà ăn gần đó. Nơi đây các bà mặc áo và váy trắng, đeo vòng kiền, lục lạc đầy cổ, tay chân (gần giống bộ tộc thiểu số Tây nguyên V. N. ) tiếp đón. Họ mời du khách tự tay nấu món rau xào để ăn chung. Lại chỉ có anh nhà tôi là hưởng ứng thôi, còn tôi và Rob. Nick lột vỏ tỏi, củ hành để giã nát với gừng và ớt thật cay để anh nhà tôi xào với cải xanh ấy.

 

 Đi Safari về ai cũng đói meo, mà không thấy họ mang thức ăn ra, lại chỉ cho xào cải này thôi thì lo quá, nghĩ rằng phen này mà chờ nấu cơm nữa thì sẽ “khổ” vì đói mất.

 

 Nào ngờ khi xào cải xong, từ từ họ mang ra mấy cái mẹt tre to, lót lá chuối đựng thức ăn làm ai cũng thở phào mừng thầm. Mỗi người rửa tay để bóc thức ăn theo phong tục họ, còn ai cần muỗng, nĩa thì cũng có đầy đủ.

 

Buổi ăn dân tộc này y hệt như 2 tuần nay nhóm đã ăn đến mòn răng, là cơm cari gà, rau cải nhưng có thêm món ốc gạo xào rất ngon. Các bạn tour không quen ăn ốc, nên chỉ có vài người chịu ăn thử. Thấy không có kim nhọn để kéo con ốc ra, mà ở đây họ chỉ chặt đít ốc, rồi hút thật mạnh, trong khi loại ốc này có rất nhiều cát.

Họphải ăn hết cát ấy sao? Vì thế, cũng may là tôi có đem hộp tăm Jordan theo, bèn chia cho các bạn để kéo ốc ra, ăn thử. Họ nấu khá ngon vì gà nuôi naturel nên món carri tuyệt vời.

 

Ăn uống xong thì họ bày trò ca hát múa nhảy, của đám cưới kéo vào giúp vui. Các cô gái trẻ đẹp vui vẻ đến nhảy theo ban nhạc, chúng tôi cùng nhảy theo. Nhờ vậy mọi người chủ và khách đều rất vui.

 Ra về đi ngang đám cưới lúc nãy, lại ghé vào chụp hình xem họ đang làm lễ. Cô dâu chú rễ đếu trẻ đẹp ngồi cạnh một ông cao niên dạy bảo những điều cần thiết, làm tôi nhớ những đám cưới ở quê nhà V. N. Thì ra truyền thống Á châu đi đâu cũng khá giống nhau, dù xa nhau cả nữa quả địa cầu.

 

Đi ghe dọc sông xem thú.

 

Chiều ấy ai cũng thích được ngồi ghe nước chảy êm đềm, không còn hồi hộp sợ bị chìm ghe như lần đầu nữa. Dọc bờ sông các loài chim muông cò, siếu, hạc thật hiền lành lại sống cạnh loại hung dử như cá-sấu, cũng là thật lạ. Bên kia bờ sông là mấy con voi to lớn đang chở du khách đi vòng quanh rừng. Ở đây họ nuôi nhiều voi để phục vụ du khách, xa xa là chuồng voi trong vườn, chân voi bị xích chặt và họ bắt nó đứng im suốt ngày đêm như vậy. Do đócả nhóm không đi voi, vì mình sẽ giúp cho chủ đày đọa voi thêm.

Ở sông này có quá nhiều cá-sấu to và nhỏ, nằm phơi mình xám ngắt màu bùn ai thấy cũng sợ. Chưa kể dưới sông mà ghe đang đi, có bao nhiêu con sấu đang bơi lội, chờ ai đó rớt xuống nước là chúng sẽ thịt ngay !!

 

Buổi tối này là buổi ăn cuối cùng của chúng tôi ở hotel. Họ có nhạc dân tôc múa nhảy, của đám cưới gần đấy qua giúp vui cho khách hotel. Chúng tôi rất vui, ngồi ghế danh dự ngoài sân, dù trời đã lạnh. Các vũ công là nhóm thanh niên gầy gầy, mặc áo quần trắng, cầm đuốc và ban nhạc đánh trống, thổi kèn rất hay. Họ nhảy múa chỉ bốn màn thôi, nhưng rất đẹp và cùng ca hát, điệu nhạc gần giống nhạc Ấn.

 

o0o

 

Đến buổi ăn cuối cùng này, sau khi mọi người đã ăn uống no rồi, Nick. cầm bao thư tiền của nhóm cùng tuỳ hỷ hùn lại, để thưởng công Brenda ( luật của tour. ) Anh xin phép Brenda để nói vài câu cám ơn bằng tiếng Nepalmà anh mới học lõm bỏm, chúng tôi cỗ vũ vỗ tay như pháo làm Brenda cảm động lắm.

 Nhưng đến lúc tôi ăn tráng miệng bánh taart dừa khô rám, lại thấy anh nhà tôi lăng xăngđi đến nhà bếp, rồi ông đầu bếp xuất hiện tay bưng ổ bánh taart chocolatte hình trái tim, trên cắm mấy cây nến đang cháy tiến về phía tôi. Tôi ngớ người ra. Và đèn trong phòng bỗng tắt phụp, bóng tối tràn đến chỉ còn các ngọn nến trên bánh là cháy sáng, thật đẹp.

 

A, bây giờ tôi mới hiểu ai là đạo diễn. Thì ra lúc tôi ăn bánh ngọt, cả nhóm sợ tôi sẽ không còn bụng ăn bánh sinh nhật này nữa, nên họ nhìn nhau ái ngại mà tôi vô tình không biết gì cả.

 

 Thấy tôi ngạc nhiên, cả nhóm thích thú cười to, vỗ tay hát bài chúc mừng sinh nhật. Brendađến tặng tôi giãi khăn lụa vàng ngà choàng cổ, như các phật-tử Tibet nhận khăn choàng của các đạo-sư Dalai Latma, và 5 dây cờ của Nepal. Riêng các bạn tặng tôi cuốn sổ tay màu hồng thật đẹp, làm bằng giấy bổi thời xưa. Các bạn thật dễ thương, tạo niềm vui bất ngờ mà lần đầu tiên tôi có một sinh nhật với bạn mới, lại rất ấm cúng như vậy.

Tôi cảm động đến hôn từng người cám ơn, trong tình thân thương ấy, và mở hàng cắt bánh, rồi nhờ nhà bếp phân chia cho mọi người. Đây cũng là công của ông đầu bếp dễ thương, đã làm thêm chiếc bánh đẹp tặng cho tôi, thương họ vô cùng.

 

Khuya hôm ấy đi ngủ chắc ai cũng vui, còn tôi sung sướng, thầm cám ơn mọi người, nhất là anh nhà đã ngầm hổ trợ...

 

 Sáng hôm sau trở lại Kathmandu, chúng tôilại phải đi sớm để tránh kẹt xe, vì đoạn đường này khá dài và vòng quanh các đồi núi cao. Trời lại mưa rỉ rã từ khi còn mờ tối. Tội nghiệp các ông nhà bếp, phải dậy sớm hơn bình thường để nấu các món nóng cho chúng tôi ăn rồi lên đường. Tôi chỉ thắc mắc rằng khách của hotel rất ít và nhóm chúng tôi chỉ có 9 người mà họ nấu nhiều quá...

Chúng tôi từ giã các nhân viên hotel, mọi người còn luyến lưu và ông guid Nepal cũng đến nhận tiền thù lao trong 2 ngày đã hướng dẫn nhóm. Ông chưa vào phòng, mà đã nghe tiếng cười nói của ông rổn rảng bên ngoài rồi.

 

 Trên đường đi bắt đầu mưa nhiều hơn, làm xình lầy đất đỏ nhèm nhẹp. Chúng tôi thật may mắn vì bây giờ là mùa mưa, mà trong suốt hai tuần qua không hề có mưa và trời nắng thật đẹp. Mãi hôm nay gần về H. L. thì trời mới cho chúng tôi thưởng thức mùa mưa xứ núi như thế nào.

 

Đến quán bán chuối bên đường, xe ngừng cho cả nhóm xúm nhau xem chuối treo thật nhiều, đến chật cả gian hàng. Ở đây trồng chuối Già và quýt nhiều nhất, chúng tôi tìm mua chuối Sứ thôi vì quýt nhỏ không ngon. Cuối cùng cũng mua được hơn một nãi chuối Sứ, vì đây là chuối đặc biệt, tôi cũng chia cho mọi người, Rob. cười toe toét nói T. T. khao sinh nhật phải không.

 

Đường núi nhỏ hẹp mà lại bị mưa mờ hết cả kiếng xe, làm cả bọn ngồi cứ canh chừng tai nạn dù tài xế Bhin- Sen lái rất giỏi.

 

Đến 10giờ thì xe bỗng kẹt dài cả cây số. Có mấy xe đám cưới cũng đang chờ dài cổ, các bà mặc áo sari rất đẹp, lóng lánh kim tuyến, nổi bật lên giữa khúc đường bụi bậm dơ bẩn này. Chúng tôi nhìn thấy nhân công đang làm đường núi cho rộng thêm, vì thấy đá trênnúi cứ đổ xuống đường đi hoài, rất nguy hiểm nên yên tâm ngồi chờ. Mãi sau mới thấy xe được đi, khi ấy mới vỡ lẽ ra là đến 10 giờ sáng là giờ ăn sángtheo truyền thống của họ, nên tất cả công việc đều ngừng hết.

 

 Gần 2 g. trưa xe về đến thủ đô Kathmandu, trở lại hotel Shankar Royayl Palace, thấy vui vui vì đã quen. Mọi người ra phố ăn trưa, nhưng chờ mãi không thấy vợ chồng Wim ra chổ hẹn. Mãi sau bà Ans mới đến, báo tin vừa đước tin con gái đang nằm hộ sản cho đứa con đầu lòng, mà bị sanh sớm hai tháng, nên bà lo buồn lắm. Thế là mọi người chúc mừng ông bà có cháu ngoại, khiến cả hai bớt buồn mà vui vui chút ít. Từ đó câu chuyện cứ xoay quanh vấn đề này, mọi người đều cố làm cho bà Ans yên lòng. Nên đến tối ấy bà vui lại đi mua thêm quà cho cháu Svà nôn nao muốn về H. L. ngay, để xem mặt cháu yêu.

 

 Chiều đó Brenda dắt đi mua quà đem về H. L. Trời còn mưa suốt, mỗi người mượn dù rất tốt và to của hotel ra phố... Nhưng bất tiện là khi hết mưa thì phải nhớ cầm nó hoài, đừng bỏ quên là phiền lắm... Nhờ Rob. và Ger. kiếm mua đồ đi trượt tuyết nên tôi cũng mua thêm dép mùa đông bằng len. Cònanh nhà tôi nhất định không mua gì cả, sợ đồ Tàu dỗm. Anh chỉ mua được mấy trái mãng cầu na nhỏ xanh lè mà mừng húm, vì thứ này khó thấy bán.

 

 Mua bán xong cả bọn vào quán uống caffe, rồi ăn cơm tối. Ở đây tôi bị tổ trác vì gọi nhầm món bò beefTibet, nhưngkhi mang ra lại là thịt trâu. Tôi phải chia bớt cho các bạn cùng thưởng thức món này để nhớ đời, đừng lầm nó nữa. Và Nick chia cho tôi một miếng bò beef của anh, thì đúng là thịt bò. Ôi! nó ngon ngọt vô cùng. Có lẽ đó là lần đầu được ăn thịt bò beef steek thật ngon ở đây. Bây giờ viết lại thấy vui, cũng là kỹ niệm đẹp.

 

 Sáng hôm sau 9 g. ra xe để đi airport Kathmandu, về lại quê nhà H. L. Mọi người lại thu dọn lục cục hành lý và từ giả, trời buồn nên mưa lâm râm mãi đến airport mới bớt mưa. Mọi người từ giã ôm hôn cô Brenda, còn đi theoân cần tiển đưa. Thấy thương cô ấy lắm, còn bao nhiêu tiền rupie chúng tôi nhờ cô và tài xế xài giùm, để khôngphải đổi lại tiền euro như các bạn.

 

Chuyến về đi nhanh hơn đi, lúc lên phi cơ là 12 giờ trưa, mà 8g. tối đã đến Amsterdam rồi, thần kỳ chưa? chả bù lại chuyến đi phải bay suốt 12 tiếng.

 

Lúc máy bay sắp hạ cánh xuống Amsterdam airport, nhìn bảng đồ thấy vùng đất ấy thấp dưới - 4 m. trong khi Nepal, vùng thấp nhất là + 900 m. Thế mà dân chúng hai nước vẫn sống hạnh phúc, bình yên cả.

 

 Đến Amsterdam chúng tôi may mắn lấy hành lý đầy đủ và nhanh chóng. Hôn từ giã các bạn tour rất cảm động. Ra cửa đã thấy con gái vừa đến đón bố mẹ về nhà. Cha con Nicki cũng có bạn trai của Sas. đến đón, còn hai cặp kia thì đi xe lửa về cũng xa lắm, có lẽ mãi tận khuya mới đến nhà... Cô Brenda vài ngày nữa cũng trở về H. L. chơi Noel và tết.

 

Thật là hạnh phúc khi có người nhà rảnh rang để đi đón mình.

 

Sau đó nhóm chúng tôi đã liên lạc email thăm hỏi nhau, chúc mừng Noel và năm mới, cùng trao đổi hình đã chụp ở Nepal. Brenda cũng trở về H. L. ăn tết, rồi cô lại tiếp tục con đường của cô đang đi. Cô vẫn dặn chúng tôi rằng nhóm này quá ư dễ thương, cô hy vọng sẽ còn gặp lại chúng tôi ở các chuyến du lịch sau. Ai biết ? ?

 

 

HẾT

 

 

 

 

 

Lê Thị Thanh Tâm
9/2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Lê Thị Thanh Tâm                  |                 www.ninh-hoa.com