Sau mười
bốn giờ bay ṛng ră, phi cơ quá cảnh qua phi trường Đài Bắc, Đài Loan.
Ở đây hai vợ chồng tôi phải chờ thêm ba tiếng đồng hồ để chuyển sang một
phi vụ khác về Sài G̣n. Chỉ c̣n cách quê nhà khoảng hơn hai giờ bay nữa,
tôi nhận thấy nét mặt những người chung quanh rạng rỡ hẳn ra. Mặc dù
mang tâm trạng buồn nhưng tôi rất cảm thông với niềm vui của những ai
sắp gặp lại người thân. Đa số hành khách là người Việt, có lẽ quy tụ
khắp nơi từ vùng bắc Mỹ về. Tâm t́nh cởi mở, họ dễ dàng làm quen với
nhau và cười nói huyên thuyên, thậm chí tâm sự cả những chuyện riêng tư
của ḿnh trước công chúng một cách thoải mái.

Cảnh ở phi trường Taipei
Tôi để ư
mấy người đàn ông h́nh như ai cũng cầm theo một cái laptop, chui vào các
góc có ổ cắm điện, bật máy lên hí hoáy chơi game để giết th́ giờ. Tôi
đoán có lẽ đó là những chiếc máy điện toán của “t́nh thương”, với ḷng
gắn bó, người từ nước ngoài thường mang về để tặng thân nhân hoặc bạn bè.
Dù sao đi nữa th́ cũng nên mừng cho những t́nh cảm như vậy.
Hành
khách về Việt Nam rất đông nên hăng hàng không EVA phải xử dụng đến một
chiếc 747 mới chở hết. Hai mươi mấy năm trước, khi tôi ra đi, mỗi
khoang của máy bay chỉ có một máy truyền h́nh cho mọi người xem chung,
bây giờ trở về, khoa học kỹ thuật tiến bộ, tiện nghi được nâng cao, ai
cũng có một máy truyền h́nh LCD nhỏ với nhiều chọn lựa giải trí khác
nhau gắn ở trước mặt. Người th́ coi phim, kẻ xem tin tức, ông này chơi
game, bà nọ thưởng thức biểu diễn thời trang v.v… riêng tôi th́ chỉ
thích dùng Sky GPS để biết ḿnh đang bay tới đâu, ở trên không phận nào,
c̣n cách Việt Nam bao nhiêu dặm, cũng như để biết về vận tốc hay cao độ
của máy bay.
Nhờ vậy
sau khi rời Đài Loan, tôi biết phi cơ bay qua không phận thành phố Đà
Nẵng, đi sâu thêm vào nội địa rồi xuôi nam hướng về Sài G̣n. Ngồi cạnh
cửa sổ nh́n xuyên qua những lớp mây trắng chập chùng và ở độ cao khoảng
28000 bộ thỉnh thoảng tôi vẫn thấy được sông ng̣i uốn lượn và đồi núi
điệp trùng. Không hiểu sao ḷng cảm thấy bồi hồi khôn tả, nhất là khi
biết quê hương Ninh Ḥa nằm xa xa bên tay trái của bản đồ GPS, phía
dưới có bao người tôi thương mến nào biết rằng tôi đang bùi ngùi da diết
giữa chốn không trung, v́ chỉ vài hôm nữa là đến giây phút tôi phải tiễn
đưa mẹ ḿnh về nơi chốn ấy để mẹ được yên giấc ngh́n thu!
Không phận Đà Nẵng
Không phận Sài G̣n
Đến phi
trường Tân Sơn Nhất khoảng xế trưa, sau khi làm thủ tục nhập cảnh và
nhận hành lư, chúng tôi vội vă đón taxi về nhà. Người tài xế giải thích
khi xe hướng về Bảy Hiền rồi Ộng Tạ v.v…. Trước đây từng sống ở Sài G̣n
hơn mười lăm năm, bây giờ tôi thấy mọi thứ đều mới lạ, may ra chỉ c̣n
nhận được phương hướng mà thôi. Về đến nhà ở Quận 5, những dấu vết cũ
của khu phố xưa dường như đă bị xóa sạch trên bản đồ khiến ai là khách
hồi hương ḷng dạ sắt đá cũng phải cảm thấy ngậm ngùi cho những đổi thay.

Phi cảng Tân Sơn
Nhất ngày nay
Sau khi
buông hành lư hai vợ chồng tôi vội theo người thân đi bộ từ đường Trần
Hưng Đạo đến An Dương Vương vào nhà quàn thăm xác mẹ. Tội nghiệp mẹ tôi,
mất đă hai ngày mà vẫn chưa được yên thân, phải chịu lạnh lẽo trong
pḥng nước đá để đợi các con từ xa về nh́n mặt. Cũng may cách phục
vụ của đội an táng khá chu đáo nên chúng tôi cảm thấy an ủi được phần
nào.
Hôm sau
là ngày thứ hai, chuông điện thoại nhà reo vang và đây là lần đầu tiên
tôi hồi hộp được nói chuyện qua phone với một nữ đồng hương khả ái, một
cộng tác viên rất tích cực của ninh-hoa.com tại Sài G̣n mà trước giờ đối
với tôi chỉ là “văn kỳ thanh, bất kiến kỳ h́nh” - Hà Thị Thu Thủy. Nhờ
anh Thành cho số và Thủy đă gọi đến phân ưu, hỏi thời khóa biểu cũng như
địa chỉ của nhà quàn để cùng các thầy cô và đồng hương thân hữu Ninh Ḥa
tại Sài G̣n định ngày giờ đến thăm viếng mẹ tôi. Thủy cho biết cũng đă
thông báo về các anh chị ở Nha Trang và Ninh Ḥa.
Tôi
không ngăn được sự xúc động. Cái hay của trang
Web Ninh Ḥa là có rất
nhiều cộng tác viên ḿnh chưa hề gặp mặt nhưng cảm xúc qua tâm t́nh thơ
văn và nhờ có cùng tâm sự về một chỗ quê hương với ḍng sông Dinh lờ
lững, với ngọn núi Ḥn Hèo đặc thù, với những ngôi trường Bán Công, Đức
Linh, Trần B́nh Trọng… đầy kỷ niệm tuổi học tṛ, với những mối t́nh câm
rụt rè dễ thương thời niên thiếu, với những vùng kư ức bất tử nằm sâu
trong tâm khảm được kể lại cho nhau nghe…khiến tôi cũng như mọi người
cảm tưởng như đă quen biết thân nhau tự bao giờ. Đếm trên đầu ngón tay,
trên thế giới có mấy trang web mang h́nh thái như vậy, nếu không muốn
nói là người Ninh Ḥa tâm hồn lúc nào cũng dào dạt văn chương và luôn
trân quư t́nh đồng hương.
Mặc dù
chưa bao giờ được diện kiến với Thủy nhưng tôi biết Thủy rất nhiều qua
giọng hát truyền cảm ngọt ngào, qua những bài viết trên trang web và
nhất là qua “huyền thoại” kể lại của một số bạn bè mà tôi định bụng sẽ
“bật mí” khi gặp được Thủy. Lời văn
Thủy viết rất chân thành và đầy
nhân ái. Thương về Dục Mỹ, yêu mến trẻ thơ, cảm thông người nghèo, tôn
trọng t́nh bạn, nặng nghĩa đồng hương…. Hằng năm tôi vẫn thường theo
dơi h́nh ảnh sinh hoạt Đồng Hương Thân Hữu Ninh Ḥa – Dục Mỹ tại Sài G̣n,
trong ḷng đă có sẵn sự mến mộ và kính nể về những cống hiến của hai
người bạn trẻ Hà Thị Thu Thủy và Dương Tấn Long. Đem lại niềm vui đến
với những người chung quanh bao giờ cũng là nghĩa cử cao đẹp và xứng
đáng được đề cao. Tôi thoang thoáng thấy Thủy dường như thường có cái
buồn trước và cái vui sau với những buồn vui của tha nhân, Thủy đích
thực mang trái tim của người có tinh thần phục vụ, chưa kể đến những sự
giúp đỡ ra công đánh máy và chuyển gửi bài vở cho các anh chị em cộng
tác viên ninh-hoa.com từ trong nước.
Khoảng
bốn giờ chiều ngày thứ ba, sau khi gia đ́nh vừa hoàn tất những nghi thức
kinh kệ, tôi thấy Thủy và mọi người đă hiện diện tại nhà quàn. Hai vợ
chồng tôi vội vă ra trước đón chào. Mặc dù đang buồn nhưng chúng tôi
tâm niệm là lúc nào cũng phải giữ nét mặt tươi tỉnh để chúng tôi dễ dàng
làm quen và bắt chuyện với nhau trong những giây phút gặp gỡ đầu tiên.
Tôi nhận ra những cảm mến và thân t́nh hiện trên từng nét mặt của mỗi
người. Cô Lê Thị Đào, thầy Dương Anh Sơn, cô Trần Thị Minh Nguyệt (phu
nhân cố giáo sư Hoàng Song), bạn Hà Thị Thu Thủy, anh Dương Tấn Long,
chị Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa, em trai của nhà thơ Quan Dương, vợ chồng Toàn
Hương (em của anh chị Sơn Nết), và đặc biệt có cả đôi uyên ương Sam &
Minh Nguyệt từ Mỹ về, ai cũng ân cần xót xa trước nỗi buồn mất mẹ của
chúng tôi. Thầy Dương Anh Sơn đại diện gửi lời phân ưu và sau phần
phúng viếng chúng tôi cùng ngồi đàm đạo thân mật với nhau xung quanh một
bàn tṛn. Nghĩa t́nh đồng hương thật quư hóa, nhất là những giây phút
cần được sự an ủi cho nhau.

Đàm đạo tại nhà quàn
Sau đó
hai vợ chồng tôi xin được mời tất cả dùng cơm tối. Thầy Sơn phải về v́
bận việc riêng, c̣n ai th́ cũng ngại v́ biết chúng tôi đang có chuyện
buồn, tuy nhiên tôi đă khẩn khoản nhờ Thủy t́m dùm một nơi trang nhă và
yên tỉnh để tṛ chuyện. Cuối cùng chúng tôi chọn đến nhà hàng “Quán
Ta”, không khí thật ấm cúng và thân mật. Tôi kể mọi người nghe một phần
quá tŕnh ra mắt Đặc san kỷ niệm năm năm ngày thành lập
www.ninh-hoa.com, ai
cũng thú vị và rất trang trọng cuốn sách đầu tay này của người Ninh Ḥa.
Càng tâm sự chúng tôi càng thấy gần gũi nhau hơn, hai vợ chồng tôi cảm
thấy nguôi ngoai nỗi buồn rất nhiều nhờ t́m được nét trẻ trung từ cô Lê
Thị Đào, sự cởi mỡ từ anh Dương Tấn Long, nụ cười hiền hậu từ cô Trần
Thị Minh Nguyệt, t́nh thân thiện từ chị Huỳnh Trịnh Tuyết Hoa, lời an ủi
từ Toàn Hương và em trai của anh Quan Dương, nhất là… ở Mỹ chưa bao giờ
gặp mà về Việt Nam lại bất ngờ được cái duyên kỳ ngộ với hoa khôi Minh
Nguyệt và Sam. Sam Nguyệt đă tặng chúng tôi những tấm ảnh đẹp từ cuộc
đi du lịch ở vịnh Hạ Long của hai người để làm kỷ niệm.
Vợ chồng
tôi ngồi cạnh bên Thủy. Thủy dáng người cao đẹp, vừa có nét quư phái
vừa có nét thanh nhă, cũng may tôi rời trường sớm nếu không th́ chắc
cũng bị rơi vào huyền thoại mà các bạn của tôi c̣n ở lại Trần B́nh Trọng
sau này phải một thời mê mệt với những giấc “mộng dưới hoa” được thêu
dệt đầy lăng mạn.

Lai, Đán, Thủy, Cô
Đào, Cô Minh Nguyệt
Tôi kể
Thủy nghe một câu chuyện đă xảy ra giữa bọn con trai chúng tôi cách đây
không lâu. Nhờ ninh-hoa.com tôi và một số bạn học cũ t́m lại được nhau,
đứa sống bên Mỹ, thằng nơi đất Úc, đứa c̣n lại ở VN. Ngoài việc theo
dơi đọc ninh-hoa.com hằng tuần, cũng có đứa đă tham gia làm thơ viết văn
trên trang web như tôi (hello PVS, HS, VV, ĐT). Một ngày nọ e-mail qua
lại, bọn nó kể là từ ngày tôi ra đi, trường có một “em” mới chuyển về
trông rất “hot” khiến bọn nó đứa cố gắng làm thơ, đứa
trỗ tài văn nghệ,
đứa âm thầm yêu đơn phương, thậm chí có đứa viết thư t́nh nhét trộm vào
tập vở để mong sao được lọt vào mắt xanh của người đẹp… mấy mươi năm qua
bây giờ “em” bỗng dưng xuất hiện trên ninh-hoa.com và các bạn đă đố tôi
có biết người đó là ai. Quả đúng tụi bạn mắc dịch cố t́nh làm khó tôi
v́ lúc ấy tôi cũng chỉ là lính mới ṭ te của trang web chưa biết chút ǵ
về “em”. Tôi xin bọn chúng vài tiếng đồng hồ để suy nghĩ, sau đó hồi
hộp trả lời qua e-mail với bốn chữ viết tắc “HTTT” và không chắc ăn
chút nào so với chữ “Hỏa” mà Chu Du và Gia Cát Lượng đố nhau khi xua
quân Tào trên ḍng sông Xích Bích xa xưa. Vậy mà lại đúng phóc, thế là
bọn chúng phục tôi sát đất lại c̣n khen thảo nào tôi đă chọn nghề điện
toán (có lẽ bói toán th́ đúng hơn). Thật ra tôi đă dùng phương pháp
loại suy đơn giản, dĩ nhiên trước tiên là loại hết mấy anh chàng phái
nam “over the hill” (nhưng vẫn handsome) như Nguyễn Văn Thành, Vinh Hồ,
Quan Dương, Phạm Tín Anh Ninh, Phan Đông Thức, Lê Anh Dũng, Nguyễn Phước
Sơn, Phạm Văn Nếp, Hồ Công v.v…, rồi đến các chị khác triều đại như Diệp
Thế Mỹ, Trương Thị Thức, Trần Thị Nết v.v…, rồi các cô đồng thế hệ mà
tôi biết chắc là không phải như Trần Thị Nghệ, Thu Phương, Nguyên Chất,
Châu Thị Thanh Mận v.v…. C̣n lại trong danh sách suy đoán chỉ vài ba
tên người đẹp và giác quan thứ sáu đă giúp tôi chọn và trả lời đúng y
đáp số.
Chuyện
đời đưa
đẩy
không ngờ bây giờ tôi có diễm phúc được gặp Thủy trực diện
(in person), và nhận thấy Thủy “hot” hơn các bạn tôi tả nhiều
lắm. Thật vậy, qua cái nh́n của tôi, Thủy vẫn c̣n rất “hot”,
“hot” trong nghĩa đồng hương đầm thắm, “hot” trong t́nh bằng
hữu chân thành, “hot” trong phong cách phục vụ vô vị lợi, “hot” trong sự
sốt sắng đem niềm vui đến với tha nhân. Tôi cầu xin Ơn Trên ban cho
Thủy lúc nào
cũng
vui khỏe trẻ đẹp và luôn luôn “hot” để ai có cái duyên được làm quen với
Thủy th́ biết chắc rằng trong sổ vàng nhật kư của họ sẽ ghi thêm được
tên của một người bạn tốt.
Thu Thủy với nụ
cười hiền
Thời
gian bao giờ cũng qua mau, mai này chúng tôi phải đưa mẹ về an táng tận
vùng quê hương Ḥn Hèo Sông Dinh và chuẩn bị cho những cuộc kỳ ngộ sắp
tới với các anh chị và thân hữu ninh-hoa.com ngay trên chính xứ Ninh.
Cám ơn Thủy đă khéo léo và phối hợp với chị Lương Lệ Huyền Chiêu, anh
Nam Kha, chị Hải Lộc, bạn Châu Thị Thanh Mân để sắp xếp cho hai vợ chồng
tôi có cơ hội được gặp gỡ ấm áp với rất nhiều đồng hương thân hữu trong
lần về quê lịch sử này. Xin cảm ơn cô Đào, thầy Sơn, cô Minh Nguyệt,
anh Long, chị Hoa, Sam & Nguyệt, Toàn Hương và em trai nhà thơ Quan
Dương đă tạo cho chúng tôi những kỷ niệm đẹp khó quên ở Sài G̣n và đă bỏ
thời giờ đến phúng viếng cũng như an ủi gia đ́nh chúng tôi. T́nh cảm
nồng thắm của các thầy cô, các anh chị và các bạn đă làm chúng tôi cảm
thấy quê hương Ninh Ḥa vốn đă đẹp bây giờ lại càng đẹp thêm…
Xem tiếp Kỳ 3
|