Một
buổi chiều tại Pḥng Ngoại Chẩn, Bệnh Viện B́nh Dân. Hôm nay là tua
trực của tôi. Vừa thăm khám xong các bệnh nhân mới nhập viện trong
bệnh pḥng khoa Ung Bướu, tôi trở về pḥng nghỉ ngơi. Chiếc áo choàng
vẫn c̣n đang mặc.
Tiếng gơ cửa và giọng nói của bà y công vang lên trong hành
lang lầu 3, khu nội trú;
-
Thưa ông
thầy có bệnh ở Pḥng Ngoại Chẩn.
Tôi bước theo sau bà y
công đi ra Pḥng Ngoại Chẩn nơi có bệnh nhân đang chờ tôi. Có mấy sinh
viên trực cũng c̣n ngồi quanh bệnh nhân.
Một bà bệnh nhân trạc
tuổi 50 đang nằm co quắp trên chiếc giường trải drap trắng phau trong
góc pḥng khám. Bà đang rên la. Thấy tôi vừa đến, bà đă vội ngồi cḥm
dậy:
-
Thưa bác
sĩ cứu dùm tôi.
Ông chồng đứng ngố bên cạnh giường bệnh trông vẻ lam lũ, hiền
lành chất phác, cũng van xin:
-
Xin bác
sĩ cứu dùm vợ tôi.
Hai ông bà đă từ tỉnh
miệt vườn đi xe đ̣ từ sáng sớm, bây giờ xế chiều rồi, mới đến Bệnh
viện B́nh Dân Sài G̣n.
Cô y tá trực Pḥng
Ngoại Chẩn đă giúp tôi đo huyết áp và lấy mạch nhiệt của bà bệnh nhân.
Thoạt nh́n bà bệnh nhân, tôi đă h́nh dung ra cảnh nheo nhóc khốn cùng
của dân quê. Nghèo khó cứ luôn luôn bám víu vào đời sống của họ. Khổ
sở trăm bề. Vật chất thiếu thốn mà tinh thần cũng chẳng yên. Chiến
tranh ŕnh rập, triền miên. Ai gieo tang tóc, khổ đau. Chỉ tội nghiệp
cho người dân quê hiền lành, mộc mâc, phải gánh chịu bao hậu quả tang
thương.
-
Bà đau
làm sao?
-
Dạ,
nhiều huyết trắng.
Cô y tá trực d́u bệnh
nhân lên bàn khám. Bà bệnh gầy g̣. Đôi mắt buồn buồn, lộ ra một tâm
hồn đă trải qua nhiều cực khổ. Da mặt xanh xao. Đầu tóc rối bù. Bà
bệnh nhân đă sẵn sàng trong tư thế chờ khám bệnh. Một mùi hôi tanh
nồng nặc toả ra. Cái mùi mà tôi cũng đă quen ngửi nhiều lần từ các
bệnh nhân trong bệnh pḥng khu nữ tại Khoa Ung Bướu. Thế mà nó vẫn hôi
tanh đến lượm giọng. Với hai ngón tay bàn tay phải mang bao tay, tôi
cố thăm khám cổ tử cung để ước lượng cái khối u dạng “bắp sú” lan tỏa
đến cỡ nào. Máu mủ nḥe ra bao tay cao su tỏa ra mùi hôi tanh khó thở.
Đồng thời, với bàn tay trái, thăm khám hai vùng bẹn, vài ba cục hạch
lổn nhổn dưới làn da.
“Cái khó bó cái khôn”,
cái nghèo cái khổ đă làm người dân quê không nghĩ ǵ đến bệnh tật. Lo
cái ăn cái mặc chưa xong đâu c̣n thời gian nghĩ đến bệnh t́nh. Ba cái
lá cây, đi thăm thầy cúng, bùa chú, pháp ma đến khi”hết nước” mới t́m
đến bệnh viện. Đến bệnh viện th́ đă quá muộn rồi.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn ba. Tôi lẩm bẩm trong miệng.
Bà bệnh nhân h́nh như
đoán được điều ǵ trên nét mặt tôi, nên vừa xuống khỏi bàn khám, ngồi
xuống ghế, oà lên khóc nức nở với lời van xin:
-
Nhờ bác
sĩ cứu tôi với. Tôi c̣n phải nuôi một gia đ́nh đến sáu mặt con. Bà
chắp tay lạy tôi…
Cô y tá đỡ bà ngồi vào
ghế. Bà đă khóc thật sự. Hai gịng lệ chảy dài xuống hai chiếc g̣ má
trên nét mặt xanh xao do bệnh tật và cả bao sự khổ sở trong cuộc sống.
Tiếng khóc của bà như xói vào tim tôi. Tôi cảm thông nỗi đau khổ của
bà. Nhưng đứng trước sự thật về bệnh trạng của bà, tôi phải ăn nói làm
sao đây. Người bệnh tin tưởng vào người thầy thuốc. Tôi có nói hết sự
thật của cả một viễn ảnh đen tối của bệnh t́nh của bà không? Dân quê
đă khổ nhiều lắm rồi. Những tiếng khóc, hai gịng lệ, những lời van
xin, những đàn con sáu đứa trông cậy vào bà đă làm tôi không thể nào
để cho bà thất vọng thêm. Cái ṿng lẩn quẩn sinh, lăo, bệnh, tử là
luật b́nh thường. Cái chết rồi sẽ đến với mọi người. Nhưng ở bà bệnh
nhân này có gia đ́nh, có một đàn con sáu đứa phải chạy gạo, th́ cái
chết đối với bà không thể nào tưởng tượng nỗi. Tôi dịu giọng để nói
với bà như một lời an ủi:
-
Bà nhập
viện để điều trị. Với phương pháp tân kỳ, người ta sẽ giải phẫu, chạy
điện cho bà và bệnh của bà hy vọng sẽ khỏi được.
-
Người ta
nói tôi bị ung thư, phải không bác sĩ?
-
Ai mà
nói với bà như vậy? Phải làm thử nghiệm mới biết được.
Bỗng dưng bà thôi
khóc. Mặt bà như tỉnh hẳn. Tôi đă cho bà một tia hy vọng như một vệt
sáng ở cuối một đường hầm tăm tối. Một tia hy vọng tuy mỏng manh nhưng
trước mắt, như bếp lửa đă tàn, giờ đây bắt đầu nhen nhúm trở lại. Một
lời nói đă làm thay đổi được tâm trạng của một người đang thất vọng ê
chề để được an ḷng vui sống. Thật đáng giá ngh́n vàng. Rồi đây trong
những ngày tháng tới, trong tương lai cuộc đời hành nghề của tôi sẽ là
những chuỗi ngày im lặng hay nói dối để an ủi bệnh nhân đang mắc bệnh
trầm trọng? Điều quan trọng là tôi cố t́m mọi cách để người bệnh an
ḷng. Tôi cố gắng săn sóc người bệnh cả hai phương diện: thể xác lẫn
tâm hồn. Bên cạnh điều trị bệnh tật, phần tâm hồn của bệnh nhân cũng
phải được săn sóc chu đáo hơn.
HẾT
Bác
sĩ LÊ
ÁNH