

Một
bà đưa đứa cháu đến pḥng mạch bác sĩ thưa với bác sĩ:
“ThưaBác sĩ, mấy bữa trước cháu nó bị đau cổ họng và nóng
sốt.Ra nhà thuốc tây mua trụ sinh cho cháu, dược sĩ khuyên đưa cháu
đi khám bác sĩ.Nhà bà bạn luôn có sẵn “Ampi”, bà ấy biếu tôi để tôi
cho cháu uống mấy ngày nay, nhưng thấy cháu nó không bớt. Không thấy
cháu sổ mũi, nghẹt mũi, khan tiếng hay ho hắng ǵ cả”.
Có ai trong chúng ta chưa từng đau cổ họng không nhỉ?
Đau cổ họng do nhiều nguyên nhân gây ra lắm. Chẳng hạn, bị dị ứng
mũi, nước mũi từ hốc mũi phía sau đổ xuống cổ họng, khiến có người
cứ đau cổ họng đi đau cổ họng lại. Ban đêm nếu nghẹt mũi, phải thở
bằng miệng, sáng ra ta có thể rát cổ họng, một lúc mới từ từ hết.
Rồi bệnh dội ngược bao tử-thực quản (gastroesophageal reflux
disease), chất acid từ bao tử dội lên cổ. Rồi những lúc cảm hay cúm (một
năm khoảng 2-4 lần) nữa, cổ họng cũng rất hay đau.
Trên chỉ là vài trường hợp lấy làm thí dụ để giải thích cổ họng ta
sao hay bị đau. Trong hầu hết các trường hợp đau cổ họng, ta không
cần đến trụ sinh để chữa, v́ trụ sinh không ích ǵ. Nhưng khi đau
họng do vi trùng Streptococcus pyogenus tấn công các
hạch hầu, vấn đề khác hẳn, trụ sinh, như Penicillin, lại rất cần
thiết.
Trong cổ họng, hai bên có hai khối nhỏ gọi là hạch hầu (tonsils),
mà ở Việt Nam ta các bác sĩ cứ lăm le đ̣i cắt. Hạch hầu hay
bị siêu vi trùng (virus) hoặc vi trùng (bacteria) tấn
công, gây viêm sưng. Trong cái đám siêu vi trùng và vi trùng thích
làm khổ hạch hầu này, một vi trùng có tên Streptococcus pyogenus
(S. pyogenes) được các bác sĩ chú ư nhiều nhất.
V́ sao? Thưa v́ bệnh viêm hạch hầu do vi trùng S. pyogenes (các bác
sĩ hay gọi nôm na “Strep throat”), có thể đưa đến các biến chứng
(complications) quan trọng, nhất là ở trẻ em.
Ai cũng có thể viêm hạch hầu do vi trùng S. pyogenes. Tuy nhiên,
bệnh xảy ra nhiều hơn ở trẻ em. Các trẻ em khoảng tuổi 5 đến 15 hay
bị nhất, trai và gái ngang nhau. Có thể nói, viêm hạch hầu gây do vi
trùng S. pyogenus là một trong những bệnh nhiễm vi trùng (bacterial
infections) xảy ra nhiều nhất cho các trẻ ở lứa tuổi học tṛ. [Cảm,
cúm xảy ra nhiều hơn, nhưng là bệnh nhiễm siêu vi (viral
infections), trụ sinh không chữa được.]
Bệnh truyền trực tiếp từ người nọ sang người kia, qua những giọt
nước miếng nhỏ li ti có chứa vi trùng S. pyogenes bắn ra từ miệng
người bệnh, khi họ nói chuyện. Thỉnh thoảng, cũng có trường hợp bệnh
truyền qua đường thức ăn.
1-Nguy
hiểm của “Strep throat”
Như đă thưa trước, viêm hạch hầu do vi trùng S. pyogenes, nôm na
“Strep throat”, có thể đưa đến các biến chứng quan trọng, nhất là ở
trẻ em.
Biến chứng xảy ra khi vi trùng S. pyogenes từ hạch hầu, sinh sôi nảy
nở, và chia nhau đi tấn công các cơ quan ở gần hay xa. Tai và các
xoang mặt, khi bị vi trùng S. pyogenes tấn công, sưng viêm, gây các
bệnh nhiễm trùng lỗ tai giữa (otitis media) và nhiễm trùng
các xoang mặt (sinusitis). Các biến chứng khác: bọc mủ (abscess)
trong cổ họng, bọc mủ quanh hạch hầu, nổi hạch có mủ ngoài cổ, sưng
phổi, viêm màng óc, nhiễm trùng máu (bacteremia), viêm màng tim (endocarditis),
... Khi đă có những biến chứng nguy hiểm này, thường ta cần vào bệnh
viện để chữa trị.
Một biến chứng nguy hiểm khác là bệnh “sốt rheumatic” (rheumatic
fever), xảy ra vài tuần sau “Strep throat”. Vài tuần sau khi bị
“Strept throat”, người bệnh tưởng đă hoàn toàn khỏe trở lại, song
đột nhiên sốt, rồi sưng các khớp và viêm tim (carditis). Viêm tim do
“sốt rheumatic” sau khi bị “Strept throat” có thể đưa đến hư hoại
vĩnh viễn các van tim và dẫn đến suy tim (heart failure). Rất nhiều
người chúng ta bây giờ có van timhư hoại cần được thay, là do ngày
trước bị viêm hạch hầu gây bởi vi trùng S. pyogenes. Bệnh viêm tim
và viêm khớp cấp tính do “sốt rheumatic” sau khi bị “Strept throat”
đặc biệt nhiều ở những nước c̣n chậm tiến, đang mở mang, với dân số
đông đúc và nhà ở không đủ tiêu chuẩn như Việt Nam ta. Bệnh này
không xảy ra nhiều ở Mỹ.
Người ta cho rằng khi hạch hầu của ta bị vi trùng S. pyogenes tấn
công, để tự bảo vệ, cơ thể tạo ra những kháng thể chống lại vi trùng.
Giống như trong các trận chiến, phi cơ và chiến xa có thể bắn hay
thả bom lầm các đơn vị bạn, trong bệnh “sốt rheumatic” sau khi viêm
hạch hầu do vi trùng Streptococcus, không may, các kháng thể được
tạo ra, nhận lầm người quen làm kẻ thù, cứ nhè một số các cơ quan
của cơ thể, trong đó có tim và các khớp, mà tấn công. Thận cũng có
thể hư hoại theo một cơ chế tương tự, tuy điều này chưa thực sự được
hiểu rơ. V́ vậy, có người viêm thận cấp tính (acute
glomerulonephritis) vài tuần sau khi bị “Strep throat”.Loại viêm
thận cấp tính này có thể trở thành kinh niên và dẫn đến suy thận
(renal failure).
2-Định
bệnh “Strep throat”
Thời gian từ lúc nhiễm bệnh cho đến khi bệnh phát ra thường từ 1 đến
4 ngày.
Người viêm hạch hầu do vi trùng Streptococcus đột nhiên thấy đau cổ
họng, nhất là khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn. Cùng lúc, người bệnh
nóng sốt (thường trên 38.3 độ C hay 101 độ F), ớn lạnh, nhức đầu,
mỏi mệt, biếng ăn. Ở trẻ con, thường có thêm các triệu chứng đau
bụng, buồn nôn, ói mửa.Cổ người bệnh gần phía quai hàm nổi hạch đau.
Hai hạch hầu trong cổ họng người bị “Strep throat” sưng lớn, có màng
trắng hoặc vàng bao phủ. Tóm lại, các triệu chứng chính của bệnh
viêm hạch hầu do vi trùng Streptococcus cần nhớ là đau cổ họng,
nóng sốt và nổi hạch ở hai hay một bên cổ phía trước.
Bệnh không gây chảy mũi, nghẹt mũi, ho hắng như cảm hoặc cúm.
Nếu không có các biến chứng xảy ra, các triệu chứng sẽ thuyên giảm
dần trong ṿng 3 đến 5 ngày.
Chuyện đời thường không giản dị, nhất là chuyện bệnh tật y khoa.
Những triệu chứng vừa kể cũng có thể do một số siêu vi trùng (virus)
hay vi trùng (bacteria) khác gây nên. V́ vậy, để biết chắc bạn có bị
“Strep throat” cần chữa trị bằng trụ sinh hay không, sau khi thăm
khám, bác sĩ sẽ cấy trùng cổ họng bạn.Việc này cũng dễ làm thôi.Bác
sĩ dùng một que cấy, phết đi phết lại trên hai hạch hầu và cổ họng
của bạn (bạn không thấy đau, nhưng nhột nhột).Sau đó, que cấy được
gửi đến pḥng thí nghiệm để cấy trùng.Tùy pḥng thí nghiệm, kết quả
cấy trùng sẽ có trong ṿng 24 hay 48 tiếng.
3-Chữa
trị
Sự chữa trị nhắm mục đích ngăn ngừa các biến chứng do căn bệnh gây
ra. Điểm đáng mừng là sự chữa trị bệnh viêm hạch hầu do vi trùng S.
pyogenes giản dị và không tốn kém. Thuốc chính dùng chữa bệnh là
Penicillin.
Đối với người bị “Strep throat” nhưng chưa có những biến chứng quan
trọng, chỉ một mũi chích Penicillin hoặc 10 ngày dùng thuốc
Penicillin uống là khỏi. Penicillin chích có thể gây phản ứng mạnh,
có khi chết người, cho những người nhạy ứng (allergy) với
Penicillin, nên ít bác sĩ dám chích Penicillin trong pḥng mạch.
Thuốc Penicillin uống an toàn hơn.
Nếu bạn không thể dùng Penicillin v́ bị nhạy ứng với Penicillin, bác
sĩ dùng Erythromycin thay cho Penicillin. Gần đây, những thuốc mới
như Biaxin, Zithromax, Ceftin, Vantin, Cefprozil, ..., cũng chữa
được “Strep throat”, song mắc hơn Penicillin và Erythromycin rất
nhiều.
Nhiều người rát cổ họng, khan tiếng, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho
hắng do bị cảm hay cúm, vội đem Ampicillin trữ sẵn ở nhà ra dùng. Có
thể nhiều người, khi có những triệu chứng kể trên, sợ “Strep
throat”, nghĩ cần phải dùng trụ sinh, hoặc nghĩ rằng bị cảm, cúm,
dùng trụ sinh cảm, cúm sẽ mau hết hơn. Hoặc thực ra, chỉ là thói
quen dùng Ampicillin bừa băi khi có bất cứ triệu chứng ǵ. Đáng
trách hơn, nhiều vị bác sĩ, dùng trụ sinh để câu khách, chiều ḷng
người bệnh không hiểu biết, thay v́ hành xử nhiệm vụ của người bác
sĩ, chữa trị và hướng dẫn người bệnh làm những ǵ đúng, tránh làm
những ǵ sai. Tệ nhất, là cho người bệnh trụ sinh bừa băi để sẵn ở
nhà, muốn làm ǵ th́ làm.
Khác với cảm hay cúm, bệnh đau cổ họng do vi trùng S. pyogenes không
gây hắt hơi, khan tiếng, sổ mũi, nghẹt mũi hay ho hắng. Xin nhắc lại,
các triệu chứng chính của Strept throat là đau cổ họng đột ngột (nhất
là khi nuốt thức ăn), nóng sốt và nổi hạch ở cổ.Khám
thấy các hạch hầu (tonsils) sưng đỏ, có màng trắng hoặc vàng bao phủ.
Thuốc chữa chính hiện vẫn là Penicillin, không phải Ampicillin.
(Sự sử dụng Ampicillin như một thói quen vào bất cứ triệu chứng ǵ
có lẽ bắt nguồn từ những thiếu hiểu biết, và việc dùng trụ sinh bừa
băi ở Việt Nam.Việc mua bán trụ sinh không được kiểm soát chặt chẽ,
nên ai cũng có thể ra đầu đường mua vài viên Ampicillin dùng chơi.
Ngày nay, Ampicillin là một trụ sinh đă bị nhiều vi trùng lờn mặt,
coi thường, một phần cũng v́ việc sử dụng bừa băi này. Hơn nữa,
trong nhiều trường hợp cần cấy trùng để t́m xem vi trùng nào gây
bệnh, thí dụ như cấy trùng cổ họng để t́m vi trùng S. pyogenes, chỉ
vài viên Ampicillin dùng ở nhà cũng đủ làm vi trùng biến mất không
thể cấy được, khiến sự định bệnh để chữa trị trở thành khó khăn).
Đau cổ họng do cảm, cúm sẽ tự hết sau vài ngày. Các thuốc giảm đau
như Tylenol có thể làm giảm đau cổ họng gây do cảm hay cúm. Xúc cổ
họng với nước muối cũng làm cổ họng bớt đau. Dùng trụ sinh không làm
đau cổ họng do cảm hay cúm, hoặc chính cơn cảm, cúm mau hết hơn. Hơn
nữa, đau cổ họng do bị cảm, cúm không đưa đến những biến chứng nguy
hiểm như trong trường hợp đau cổ họng gây do vi trùng S. pyogenes.
Trong nhiều trường hợp, khi các triệu chứng của cảm hay cúm không
được rơ ràng, để định bệnh phân biệt, xem bạn nhiễm cảm, cúm hay bị
“Strep throat”, bác sĩ lại giở món vơ... cấy trùng cổ họng. Trong
lúc chờ kết quả cấy trùng, bác sĩ có thể cho bạn dùng tạm
Penicillin, hoặc nếu triệu chứng bạn không nặng lắm, chúng ta chờ
kết quả cấy trùng vài ngày xem sao đă. Khi có kết quả cấy trùng về,
cho thấy quả thực bạn bị “Strep throat”, bạn uống tiếp Penicillin
cho đủ 10 ngày. Ngược lại, nếu kết quả cấy trùng cho thấy không có
sự hiện diện của vi trùng S. pyogenes, Penicillin sẽ được ngưng, và
bạn có thể yên tâm ḿnh không bị “Strep throat”.
“-Thăm khám cho cháu, tôi nghĩ cháu bị bệnh viêm hạch hầu do vi
trùng Streptococcus. Sau khi cấy trùng cổ họng cho cháu, trong lúc
chờ kết quả cấy trùng, tôi sẽ cho cháu uống Penicillin.Chỉ hơi phiền
là, v́ cháu đă dùng Ampicillin ở nhà, nên có thể cấy trùng cổ họng
sẽ không mọc vi trùng.Trong trường hợp này, rất tiếc, sẽ không có
định bệnh rơ rệt”.