Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


 

 VĂN HÓA Á CHÂU

VÀ NHỮNG THÀNH KIẾN VỀ BỆNH TÂM THẦN


Bs Lê Ánh
 

 

 

 

PHẦN 3

 

 

 

H: Xin cho biết những loại bệnh sợ hăi vô lư.

 

Đ: Rất đa dạng. Có tác giả đă kể đến 367 các loại t́nh huống gây ám ảnh sợ: Sợ chỗ đông người, sợ chỗ kín, sợ khoảng trống, sợ vật nhọn, sợ bẩn, sợ chỗ cao, sợ các con vật như chó mèo, rắn....  Ở đây xin đưa ra một số trường hợp điển h́nh:

1.Ám ảnh sợ khoảng rộng

Thuật ngữ này được dùng đầu tiên năm 1871 để chỉ những bệnh nhân sợ đi đến nơi công cộng mà không có bạn bè hoặc người thân đi kèm. Hiện nay c̣n được dùng để chỉ tất cả các ám ảnh sợ như sợ đám đông, sợ ở nhà một ḿnh, sợ vào cửa hàng, sợ đi một ḿnh trên các phương tiện giao thông như tàu hoả, xe buưt, máy bay, qua cầu, đường hầm...ám ảnh sợ khoảng rộng gây nhiều trở ngại nhất cho người bệnh, một số bệnh nhân hầu như không dám ra khỏi nhà.

Hay gặp ở lứa tuổi 15-35. Nữ nhiều hơn nam (3/1).

Có thể kết hợp với hoảng sợ cấp.

2.Ám ảnh sợ xă hội

Là sự sợ dai dẳng các t́nh thế xă hội như là sợ người khác nh́n ḿnh đưa đến sự tránh né các t́nh huống này. Có nhiều loại như sợ ăn uống nơi công cộng, sợ phát biểu trước đám đông, sợ gặp người khác giới... thường là các t́nh huống xă hội ngoài gia đ́nh.

3.Ám ảnh sợ chuyên biệt

C̣n gọi là ám ảnh sợ đơn thuần, riêng rẽ hoặc duy nhất. Đây là các ám ảnh sợ chỉ giới hạn vào những t́nh thế hết sức chuyên biệt như sợ rắn, nhện, chỗ cao, khoảng kín như thang máy, máy bay, sợ côn trùng, sợ máu, vết thương...

Bệnh nhân loại này có thể dễ dàng tránh né hơn hai loại trên.

 

H:  Hướng điều trị bệnh nhân trên như thế nào?

Đ:Cần có sự chữa trị kết hợp của:

- Điều trị tâm lư: Dùng liệu pháp tâm lư nâng đỡ, trị liệu hành vi, thư giăn.

- Điều trị bằng thuốc: Dùng các thuốc giải lo âu kết hợp với trị liệu tâm lư.

 

H: Thế nào là bệnh rối loạn tâm thần sau chấn thương?

Đ: Rối loạn tâm thần sau chấn thương hay hậu chấn (Post Traumatic Stress Disorder-PTSD). Đây là một hội chứng (syndrome) tâm lư khi con người trải qua một biến cố hăi hùng có gắn liền với những đe dọa đến tính mạng. Bệnh này cũng có thể xảy ra khi người ta chứng kiến (gián tiếp) một cảnh hăi hùng.

Hội chứng này được biết đến vào thế chiến thứ I qua tên “shell shock”. Những người lính ra trận thấy chết chóc, thân thể các chiến binh bị thương, tay chân bị cắt đứt, máu me lai láng, cảnh tượng rất hăi hùng. Họ có cái may được sống sót nhưng tâm hồn trở nên lơ lơ lửng lửng, từ đó mà bệnh có tên “shell shock” (cú sốc do đạn trái phá).

Hội chứng này được khoa Tâm Thần (psychiatry) hiện đại chia làm 3 nhóm triệu chứng tâm lư chính là: cảm nhận trở lại (reexperience), trốn tránh (avoidance) và nhậy cảm quá độ (increased arousal). Sự hiện diện của 3 nhóm triệu chứng này sau một biến cố là kim chỉ nam của bệnh PTSD.

Cảm nhận lại gồm có: ám ảnh (flashback), nhiều giấc mơ hăi hùng nhắc lại biến cố trải qua, suy nghĩ thật nhiều ngày đêm về biến cố, có cảm giác như biến cố đó lập lại ngay trong hiện tại, suy tầm tài liệu liên quan đến biến cố, phản ứng sinh lư và tâm lư y như lúc biến cố đang xảy ra khi gặp vài nguyên nhân nhắc đến biến cố. Triệu chứng nặng là nghe tiếng nói trong đầu, nghe tiếng ai đó gọi tên ḿnh mà không có ai bên cạnh (auditory hallucination, ảo thính). Nhiều người thấy cái bóng đi qua hay cảm tưởng có ai đứng sau lưng ḿnh (visual hallucination, ảo thị).

Trốn tránh gồm có: cố gắng không suy nghĩ hay đề cập những vấn đề liên quan đến biến cố, tránh xa những nơi có người và cảnh vật nhắc lại biến cố, cảm thấy t́nh cảm chai đá không hồn nhiên như trước nữa. C̣n có nhiều dấu hiệu của những triệu chứng của trầm cảm/depression (không giao thiệp bạn bè, chán ngán, mất sự thích thú trong cuộc sống, mất ăn, mất ngủ, bực bội với người thân trong gia đ́nh, không muốn gần gũi ai).

Nhậy cảm quá độ gồm có: mất ngủ hay ngủ không yên giấc v́ ác mộng làm thức giấc giữa đêm, hay giật ḿnh với tiếng động nhỏ, lúc nào cũng có cảm giác đề pḥng, hay giận dữ đối với những chuyện không đáng giận, t́nh cảm khó kềm chế, hay gây gổ. Triệu chứng nặng th́ trí nhớ suy sụp, không chú tâm được, mặt mày bơ phờ. V́ hệ thống thần kinh quá nhậy nên những bệnh nhân này hay có những triệu chứng đau nhức thường xuyên. Nhiều bệnh nhân có “cái đau du kích” hôm nay hiện nơi này, ngày mai hiện nơi kia mà khi thử nghiệm đều không có kết quả ǵ hết. Nhiều bác sĩ không hiểu rơ PTSD nghĩ rằng bệnh nhân đau giả bộ.

 

H:  Xin bác sĩ đưa ra một trường hợp PTSD điển h́nh để tôi có thể hiểu rơ về căn bệnh.

 

Đ: Ông A là một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa có vợ, chưa có con. Khi miền Nam bị mất, ông bị bắt vào tù “cải tạo” gần 6 năm. Khi tŕnh diện với cán bộ cộng sản th́ ông được cho biết là chỉ đi “học tập” trong thời gian ngắn mà thôi. Trong tù ông chứng kiến một người bạn thân bị đánh tới chết khi người này t́m cách trốn tù mà không làm ǵ được để giúp bạn ông. Vợ ông thăm viếng vài năm đầu nhưng sau đó biệt tăm. Khi ra tù ông mới biết là v́ hoàn cảnh sống mà vợ ông đă lấy một cán bộ cộng sản. Ông không có nhà phải ở tạm với người cháu và sau đó được Mỹ nhận trong chương tŕnh H.O..

Khi qua Mỹ ông A cố gắng t́m việc làm nhưng bị mất việc nhiều lần v́ sơ sót trong việc làm. Ông không tập trung được trong việc làm v́ mất ngủ kinh niên. Tối đến là lúc những suy nghĩ tức giận, tủi nhục đến rỉa tâm hồn nhức nhối của ông như bầy muỗi đói. Bên Mỹ, ông hay lủi thủi một ḿnh và xa lánh những đoàn thể v́ nó chỉ nhắc lại những kỷ niệm đau buồn. Ông tủi thân v́ không có vợ bên ḿnh (phải nói sao với bạn bè?) và tủi nhục v́ không cứu được người chiến hữu của ông bị Việt cộng đánh chết, người chiến hữu đă từng chia sẻ cay đắng ngọt bùi với ông trong chiến trận. Cái cảnh anh ta chết tức tưởi trên vũng máu và tiếng bá súng nện vào người anh ta cứ trở lại ám ảnh ông những đêm không ngủ được.

Từ ngày mất việc lần thứ 3 này, ông cảm thấy chán chường và muốn quên đời trong rượu chè và khói thuốc. Những cơn nhức đầu như búa bổ xảy ra thường xuyên hơn. Những vết thương bị đạn thời chiến h́nh như sống dậy và làm cơ thể ông đau nhức khó chịu. Ông đến bác sĩ gia đ́nh trị bệnh đau nhức. Ông được cho biết là bị cao áp huyết (hypertension). Bác sĩ cho ông thuốc nhức đầu và cao áp huyết. Những cơn đau nhức không bớt một cách đáng kể mặc dù thử nghiệm không có dấu hiệu bệnh ǵ. Áp suất máu không giảm như ư muốn bác sĩ. Bác sĩ gia đ́nh cho đủ thuốc ngủ mà giấc ngủ vẫn không đến.

Khi ông tỏ ư chán chường đến “không muốn sống”, bác sĩ gia đ́nh giới thiệu ông đến chuyên khoa Tâm Thần.

 

H: Xin cho biết bệnh rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD) đối với văn hóa Đông phương như thế nào?

 

Đ: Người Á châu rất sợ bệnh “điên” nên khi đi khám bác sĩ ít khi khai hết những triệu chứng tâm lư. Có thể nói đến hơn 90% những người bệnh tâm thần Á châu lần đầu tiên đi khám bác sĩ không khai triệu chứng tâm thần.

Người Á châu rất sợ “mất mặt” nên không dám khai triệu chứng bệnh tâm thần. Một số bệnh tâm thần được đem ra ánh sáng là do người thân không chịu nổi nữa dẫn bệnh nhân đi khám hay buộc bệnh nhân phải đi khám. Ít có ai tự động đến khám bác sĩ khi bắt đầu có những triệu chứng tâm thần.

Những triệu chứng này lúc mới nảy sanh chỉ ảnh hưởng qua thái độ bệnh nhân (bực bội, buồn chán, ...). Khi để lâu vài năm sẽ nặng hơn và lan ra hành động bất thường không kềm chế được (đập phá đồ đạc hay đánh đập vợ con).

Những triệu chứng bác sĩ gia đ́nh thường nghe nhứt ở những người bệnh tâm thần Á châu là: mất ngủ kinh niên, nhức đầu kinh niên, đau nhức “du kích” như kể trên. Họ c̣n than phiền “hay quên” trong lúc tuổi đời c̣n tương đối trẻ. Bác sĩ gia đ́nh tốn rất nhiều công sức t́m ṭi những bệnh từ đa dạng đến hiếm, cho thử nghiệm đủ cách nhưng đa số thử nghiệm không có kết quả đáng kể. Khi được bác sĩ đề nghị họ tham khảo chuyên viên tâm thần đôi khi họ c̣n giận bác sĩ họ và giẫy nẩy, “tôi đâu có điên đâu mà bác sĩ kêu tôi đi khám bác sĩ tâm thần”.

Những bệnh nhân này thường rất nhậy cảm với phản ứng phụ của thuốc v́ hệ thống thần kinh họ bị căng thẳng. Một chút khó chịu trong cơ thể được nhân lên gấp bội. V́ thế, họ ít khi uống thuốc đều hay tự ư giảm liều thuốc bác sĩ cho nhưng không dám nói bác sĩ biết. V́ thế mà hiệu quả (outcome) trị liệu rất thấp nếu bác sĩ không đề cập đến triệu chứng tâm lư.

Một phần nữa là gia đ́nh bệnh nhân theo văn hóa Đông phương không chấp nhận trị liệu bằng thuốc Tây một cách lâu dài. Đa số bệnh tâm thần khi được phát hiện đă trở thành bệnh kinh niên cần trị liệu lâu dài. Khi nghe bệnh nhân than bị phản ứng phụ th́ gia đ́nh khuyên nên ngừng thuốc Tây lại và nên trị bằng dược thảo. Hiện nay chưa có loại dược thảo nào trị được các bệnh tâm thần loại nặng một cách hữu hiệu.

 

H: Như vậy rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD) đối với phân tâm học như thế nào? Xin giải thích để được hiểu rơ.

 

Đ: Những người chứng kiến những hoàn cảnh khủng bố mà họ không làm ǵ được thường có hội chứng PTSD không nhiều th́ ít. Không phải chỉ có chiến tranh mới gây ra PTSD mà những phụ nữ bị hăm hiếp, những công nhân bị ức hiếp trong sở lâu ngày cũng bị bệnh này nữa.

Đa số thuyền nhân Việt Nam đều có ít nhiều triệu chứng PTSD. Có người bị bệnh dạng nhẹ vẫn làm việc được. Tuy nhiên hệ thống thần kinh của họ nhậy cảm và họ dễ bị buồn phiền trong sở làm hay chuyện gia đ́nh con cái. Họ có thể chịu đựng một thời gian đến khi có một biến cố thứ nh́ xảy ra như mất việc, người thân bệnh nặng hay bị tai nạn th́ những hội chứng PTSD xảy ra mănh liệt. Bác sĩ tâm thần ngoại quốc không hiểu rơ hoàn cảnh bệnh nhân, dễ chẩn bệnh lầm hoặc cho rằng người bệnh phản ứng quá đáng hay giả bộ bệnh để được quyền lợi này nọ (secondary gain).

Người bệnh PTSD rất dễ giận dữ nên gia đ́nh và bạn bè hay xa lánh. Nỗi căm hận chất chứa trong ḷng lâu ngày tạo căng thẳng tinh thần. Khó có ǵ làm họ vui được. Họ có những suy nghĩ thường gắn liền với biến cố đă qua. Họ muốn diệt trừ kẻ gây ra khủng hoảng cho họ trong quá khứ, nhưng lúc đó họ không làm ǵ được nên nỗi bực tức lan tràn ra mọi người bây giờ. Bệnh nhân dễ bị nghiện thuốc lá và rượu v́ dùng những chất đó tạo các sảng khoái tâm lư nhứt thời, nhưng dùng dài hạn những chất trên lại tạo ra bệnh nghiện và nhiều bệnh thể xác sau đó.

Người bệnh PTSD hay bị tủi nhục (shame). Sách phân tâm học ngoại quốc thường dùng chữ “guilt” và “shame” lẫn lộn. “Guilt” là cảm giác tội lỗi khi người đó làm việc ǵ sai trái, ngược lại “shame” là cảm giác tủi nhục khi người đó muốn làm việc theo lương tâm họ mà hoàn cảnh không cho làm vậy được. Thí dụ như người sĩ quan trong câu chuyện kể trên muốn ra tay cứu người bạn thân, chiến hữu của ông, khi chứng kiến cảnh những bá súng của cán bộ cộng sản nện lên đầu người đó, nhưng v́ sự sống c̣n của ḿnh nên không làm ǵ được. Ngoài ra ông bị tủi nhục v́ xă hội cộng sản không cho ông chỗ đứng để có một nghề làm ra tiền khi xuất trại. Ông c̣n bị tủi nhục khi thất thế bị vợ bỏ. Khi qua Mỹ ông bị tủi nhục v́ bị đuổi việc nhiều lần, đầu óc hay quên không học được tiếng Mỹ để ḥa đồng và thành công trong xă hội, như bạn bè ông sang đây trước qua cuộc di tản 1975.

Những t́nh cảm “xấu” như giận dữ, tủi phận, tủi nhục, nghiện rượu thật khó mà khai với bác sĩ. V́ thế mà những bệnh nhân này đành âm thầm nuốt lấy những nỗi khổ cho qua ngày tháng. Nếu họ có khai với bác sĩ th́ chỉ khai những triệu chứng thông thường như mất ngủ, hay quên, đau nhức, ...

 

 H- Nguyên nhân thần kinh của bệnh rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD).

 

Đ- Khi bị căng thẳng ngắn hạn, cơ thể ta tiết ra chất Norepinephrine (NE). Chất này là chất hưng phấn nhiều hệ thống trong cơ thể. Ở hệ thống tuần hoàn nó làm áp suất tăng, tim đập nhanh hơn, ở hệ thống hô hấp nó làm tăng hơi thở, ở da th́ làm mấy mạch máu nhỏ co lại tạo cảm giác lạnh tay chân hay cảm giác tê. Khi không đủ máu tới các bắp thịt trong thời gian lâu sẽ bị đau nhức hay có cảm giác mỏi. Ở hệ thống tiêu hóa làm cho ta biếng ăn. Hệ thống thần kinh kích thích nhiều làm mất ngủ. Những thay đổi trên giúp ta chiến đấu với hoàn cảnh nguy hiểm.

Khi NE bài tiết nhiều th́ nó có thể làm giảm lượng Serotonin (5HT). Serotonin là một chất tiết ra trong năo bộ làm cho cường độ những phản ứng t́nh cảm bớt lại. Khi thiếu 5HT th́ những t́nh cảm như giận, lo âu sẽ diễn ra rất mạnh và rất khó kềm chế.

Khi căng thẳng quá độ lâu ngày, hệ thống kích thích tố (hormone) sẽ bị thay đổi. Lượng cortisol sẽ tăng lên trong máu. Cortisol có công dụng làm giảm viêm (inflammation). Tuy nhiên nếu cortisol tiết ra nhiều quá th́ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năo bộ. Nó có thể làm tổn thương các tế bào ở năo bộ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhóm tế bào hippocampus bị thoái hóa và khi chụp MRI thấy bị nhỏ hơn b́nh thường. Nhóm tế bào này ảnh hưởng trí nhớ. Nhóm tế bào này cũng bị thoái hóa ở chứng bệnh lú lẫn Alzheimer. Hippocampus giúp trí nhớ ngắn hạn (short term memory). Hippocampus bị tổn thương gây ra hiện tượng mau quên.

Cortisol c̣n ảnh hưởng đến những triệu chứng tâm thần. Những người bệnh chai gan trị bằng cortisol hay bị trầm cảm, t́nh cảm lên xuống bất thường và trong trường hợp nặng bị mất khả năng nhận ra thực tế (psychosis), như có ảo thính (auditory hallucination) hoặc ảo thị (visual hallucination). Những hiện tượng tâm thần do cortisol mất điều ḥa có nhiều trùng hợp với những triệu chứng của PTSD.

Như thế cái tên gọi “bệnh tâm thần” là một sai lầm làm cho bệnh nhân tưởng như những triệu chứng họ có không có nguồn gốc vật chất. Đúng ra, đa số những bệnh tâm thần là những bệnh của năo bộ. Năo bộ có những vùng ảnh hưởng đến cơ thể như vùng cơ động (motor area) và vùng giác quan (sensory area) cũng như có những vùng ảnh hưởng đến tánh t́nh và hành động. Khi những vùng ảnh hưởng đến tánh t́nh bị bất ổn th́ gây ra triệu chứng tâm thần.

 

H: Xin cho biết các phương cách trị liệu bệnh rối loạn tâm thần hậu chấn.

 

Đ: Như đă phân tích ở trên, bệnh PTSD có ảnh hưởng rất sâu rộng từ sinh lư năo bộ, đến tâm lư và cuộc sống gia đ́nh và xă hội. Muốn trị bệnh hữu hiệu ta phải áp dụng nhiều hơn một cách trị liệu, gồm thuốc men, tâm lư trị liệu (psychotherapy), gia đ́nh trị liệu (family therapy), và ngay cả áp dụng tôn giáo trong cách trị liệu.

Về thuốc th́ có nhóm thuốc SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitor) được cơ quan dược thực phẩm (FDA) công nhận để trị bệnh này. Chất thuốc này dùng để tăng lượng Serotonin (5HT). Khi 5HT tăng th́ cường độ các triệu chứng tâm thần được giảm bớt. Tuy nhiên nếu bệnh hiện diện lâu ngày ảnh hưởng qua hệ thống cortisol th́ trị liệu bớt hữu hiệu. Nhiều khi cần phải dùng nhiều loại thuốc phối hợp mới có kết quả.

Môn tâm lư trị liệu đang phổ biến bây giờ là Cognitive Behavioral Therapy (CBT): bệnh nhân tập nhận ra những tư tưởng bi quan và tập suy nghĩ sao cho thích hợp hơn với hoàn cảnh. Khi có những xung đột gia đ́nh th́ cần phải có gia đ́nh trị liệu để hàn gắn lại những mâu thuẫn vợ chồng, con cái. Gia đ́nh trị liệu giúp những thành viên trong gia đ́nh thông cảm lẫn nhau và đối thoại một cách hiệu quả.

Tôn giáo cũng đóng một phần không kém quan trọng trọng việc trị liệu. Tôn giáo tạo một đoàn thể hỗ trợ tinh thần bệnh nhân. Khác với xă hội, tôn giáo chấp nhận con người không kể sự thành công hay vị trí xă hội của người đó, như thế một phần nào xoa dịu được nỗi khổ của sự tủi nhục. Tôn giáo giúp người bệnh PTSD từ bỏ quá khứ và cấy niềm hy vọng tương lai trong tâm hồn họ. Các tôn giáo đều có những phương pháp chống lo âu (anti anxiety). Thiền của Phật giáo bắt đầu được áp dụng trong cách trị liệu y khoa với cái tên là Mindful therapy. Ngoài ra cầu nguyện Chúa, lần chuỗi, niệm Phật, ... cũng có những hiệu nghiệm không kém, tùy theo sở thích và tôn giáo của người bệnh.

 

H:Những năm gần đây, khi ra hải ngoại, tôi có nghe bệnh tự kỷ.  Tôi chưa biết bệnh này.  Xin giải thích cho tôi rơ.  Xin cám ơn.

 

Đ:Bệnh tự kỷ được dịch từ chữ autism, là một bệnh có căn nguyên do sự phát triển không b́nh thường của năo bộ, trong quá tŕnh phát triển khi c̣n ở t́nh trạng thai, khi sinh hoặc năm đầu tiên của đời sống.  Theo các nhà nghiên cứu về khoa thần kinh học th́ trong tháng cuối trước khi sinh, đă có sự thanh lọc loại ra khỏi năo thai nhi những tế bào năo không cần thiết.  Bệnh tự kỷ là hậu quả của một sự thanh lọc thiếu hoàn chỉnh.  Trẻ bị bệnh không phát triển trong sự giao tiếp xă hội, có một số đặc tính khác biệt mà không bao giờ thay đổi.  Trí tuệ chậm phát triển, và cần được chăm sóc suốt đời.  Chẩn đoán bệnh rất khó, v́ không có các thử nghiệm đặc hiệu.  Làm CT scan năo đôi khi thấy sự bất thường nhưng không đặc hiệu.   Làm năo điện đồ (EEG) cũng không thấy ǵ đặc biệt, ngoại trừ những trẻ bị chứng động kinh (30% trẻ bị autism bị bệnh động kinh (epilepsy).

 

H:Những  nguyên nhân nào có thể đưa dến bệnh tự kỷ?

 

Đ: Các nghiên cứu hiện nay đều chưa dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ. Có một số bằng chứng cho thấy tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, bệnh lư hoặc do tất cả. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chủ yếu và cơ chế nào nào gây bệnh.

- Di truyền: Theo các nghiên cứu y học cho thấy 90% trẻ mắc bệnh tự kỷ là do di truyền. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen gây ra chứng này.

- Nhiễm trung khi mang thai: Trong quá tŕnh mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, rubella … có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị dạng mà c̣n khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

- Đái tháo đường: Các nghiên cứu tổng hợp đă chứng minh rằng, những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

- Người mẹ sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: Như thuốc an thần, valproic acid  hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…đều khiến thai nhi dễ mắc bệnh tự kỷ sau khi chào đời.

 - Thuốc trừ sâu: Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học tại California cho thấy, 7% trường hợp bị tự kỷ ở California là do thuốc trừ sâu. Mặt dù vẫn chưa xác định được loại thuốc trừ sâu nào gây quái thai ở người.

- Gặp vấn đề về tuyến giáp: Vấn đề về tuyến giáp là do sự thiếu hụt thyroxin của người mẹ trong tuần 8 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong năo thai nhi dẫn tới tự kỷ.

- Tâm trạng người mẹ: Sự căng thẳng, đau buồn của người mẹ khi mang thai có thể làm rối loạn sự phát trển của năo thai nhi có thể khiến trẻ bị mắc bệnh tự kỷ.

Nhiều chứng minh cho thấy trẻ bị thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị có cảm giác cô đơn, hoặc hay nghe nhạc vàng buồn u sầu ảo năo th́ cũng dễ bị mắc bệnh tự kỷ.

H:  Những nguy cơ nào đưa đến bệnh tự kỷ?

Đ:Những nguy cơ có thể đưa đến bệnh tự kỷ:

1-Về giới tính: theo kết quả của những thống kê cho biết các bé trai bị bệnh tự kỷ gấp 4 lần các bé gái;

2-Bệnh sử gia đ́nh: nếu gia đ́nh nào đă có một bé bệnh tự kỷ th́ gia đ́nh ấy có nguy cơ cao một bé bị bệnh tự kỷ;

 3- Những rối loạn khác: hội chứng Rett, bệnh fragile X, bướu lành trong năo (tuberous sclerosis); 

4- Những bé sinh ra trước 26 tuần của thai kỳ có nguy cơ cao bệnh tự kỷ;

5- Những bé sanh ra từ các sản phụ lớn tuổi.  

H: Những dấu chứng nào cho ta biết là cháu bé bị bệnh tự kỷ? 

 

Đ: Cha mẹ hay người lớn trong gia đ́nh em bé không biết cháu bé mắc bệnh tự kỷ, chỉ khi đă được khoảng 1 tuổi.

- Về ngôn ngữ thoại: Không biết nói tiếng gió khi đă 1 tuổi. Không nói được từ đơn khi đă 16 tháng. Không nói được từ đôi khi đă 2 tuổi. Nói khó khăn hoặc rất ghét nói. Đă nói được nhưng có thể mất ngôn ngữ bất cứ lúc nào. Có khi bé nói suôn sẻ nhưng nội dung không liên quan ǵ đến môi trường hoàn cảnh xung quanh. Thích độc thoại mà không đối thoại.

- Không chấp nhận sự giao tiếp, kết bạn.

- Sự tập trung chú ư cực kỳ ngắn hoặc không có.

- Không hồi đáp khi được gọi tên.

- Có những hành vi kỳ quái như tự đập đầu, cào cấu, đánh, nói nhảm và hành hạ người thân, muốn ở một ḿnh.

- Rất ít hoặc không giao lưu bằng mắt.

- Thường lặp đi lặp lại một số hành vi hoặc cử động cơ thể nhất định nào đó.

- Bị hút chặt vào một vài đồ vật quen thuộc.

- Thường xuyên ăn vạ.

- Sợ chỗ lạ, người lạ, vật lạ.

- Từ chối quyết liệt một cách bất thường khi phải thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc những điều quen thuộc hằng ngày.

- Nhạy cảm với một số âm thanh, cảm giác hoặc một số mùi nào đó.

- Không có khả năng tổng hợp, khái quát thông tin nhận được.

- Rối loạn ăn uống, tiêu hóa.

Khi ở bé xuất hiện khoảng 35% trở lên các triệu chứng nêu trên là bé đă là bệnh nhân tự kỷ.    Một thống kê cho biết 30% trẻ bị autism bị bệnh động kinh (epilepsy).  Không có thuốc chữa trị.  Các em bị bệnh cần được học tại các trường lớp đặc biệt để có thể phát triển và phải được chăm sóc cẩn thận.

 

H- Tại sao người ta bị nghiện thuốc?

 

Đ- Có rất nhiều con đường dẫn đến nghiện thuốc (drug abuse).

1-                Nhiều người bị nghiện thuốc do ngẫu nhiên. Thí dụ như họ đi dự tiệc và bạn bè rủ

rê uống rượu, hút thuốc và dùng những loại thuốc kích thích. Khi thử qua, được hưởng cái cảm giác lâng lâng th́ họ rất thích thú và muốn t́m lại cảm giác đó bằng cách lạm dụng những hóa chất làm nghiện.

2-                Một số người khác do bị căng thẳng tinh thần nên dùng những hóa chất để giải

sầu. Dần dần sẽ trở thành thói quen và họ lún sâu vào con đường nghiện ngập.

3-                Một số khác bị đau nhức, bác sĩ cho toa thuốc giảm đau có chất á phiện (opiates).

Khi thuốc bị lờn, họ tự động tăng liều rồi sẽ bị nghiện.

 

H:  Những loại thuốc làm nghiện ảnh hưởng trên năo bộ như thế nào?

 

Đ: Hai loại hóa chất chính trong năo bộ ảnh hưởng đến nghiện là chất dopamine và chất opiates. Chất dopamine là chất làm cho chúng ta có cảm giác sung sướng, và khi nó được tiết ra nhiều sẽ tạo cảm giác cực khoái. Trên phương diện sinh lư th́ chất dopamine được gắn liền đến những hoạt động duy tŕ sự sống, như ăn uống và hoạt động t́nh dục. Những chất nghiện thuộc nhóm kích thích (stimulant) như cocaine, amphetamine, extasy làm tăng dopamine gấp bội so với những sinh hoạt b́nh thường như ăn uống chẳng hạn.

Khi dopamine tràn ngập năo bộ th́ sẽ tạo ra cảm giác khoái lạc. Có những thí nghiệm cho thấy rằng những con chuột bị nghiện cocaine sẽ bỏ ăn bỏ uống, không chú ư đến những con chuột khác phái. Chúng liên tục dùng cocaine cho đến khi chết đói.

Loài người cũng có phản ứng tương tự. Những người nghiện có thể liên tục dùng hóa chất cả ngày, bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ bê công việc và gia đ́nh. Trong cơn nghiện, họ mất khả năng suy nghĩ chín chắn và không ư thức được hậu quả của việc nghiện. Khi chụp h́nh fMRI năo bộ th́ thùy trán (frontal lobe) hoạt động rất kém ở người nghiện. Công dụng của thùy trán giúp chúng ta phân tích và quyết định (analytic and executive ability). Như thế khi bị dính vào cơn nghiện rồi th́ ư chí bị suy nhược đáng kể nên người nghiện trở thành nô lệ cho hóa chất.

Chất opiates là những hóa chất thuộc loại thuốc phiện làm giảm đau. Trong thiên nhiên khi ta bị thương th́ năo bộ ta tiết ra chất opiate để giảm đau. Hiện nay có rất nhiều người bị nghiện opiates. Một số do bác sĩ viết toa trị cơn đau nhức (như Oxycodone, MS Contin), bịnh nhân vô t́nh dùng quá liều và bị nghiện. Một số khác bị nghiện do bạn bè quyến rũ lạm dụng thuốc giảm đau để có cảm giác lâng lâng. Khi lạm dụng hóa chất này và bị nghiện rồi, bỏ thuốc rất là khó v́ triệu chứng thiếu thuốc (withdrawal symptoms) làm đau nhức, ói mửa, tiêu chảy rất khó chịu, tưởng như là có thể chết được.

Những người bị nghiện kể lại rằng khi lạm dụng chất làm nghiện th́ họ cảm thấy rất tự tin, mọi sự lo lắng đều biến mất. Họ có cảm giác khoái lạc (do dopamine tăng) và những vấn đề gây căng thẳng bây giờ không có nghĩa lư ǵ (do opiates tăng). V́ ham được sống trong cảm giác lâng lâng đó, họ tự khóa chặt vào thế giới nghiện và dần dần cắt đứt liên lạc với thế giới bên ngoài. Họ có ảo tưởng rằng ḿnh có quyền lực phi thường và tưởng như có thể làm được mọi việc phi thường.

 

H: Xin cho biết những giai đoạn của sự nghiện ngập.

 

Đ: Giai đoạn đầu là con đường đến khoái lạc. V́ năo bộ c̣n nhậy cảm nên người nghiện dễ đạt đến khoái lạc. V́ ḷng tham, người nghiện muốn hưởng nhiều khoái lạc mà không tự kềm chế được nên gây nhiều phiền toái cho bản thân, gia đ́nh và xă hội. Đây là giai đoạn lạm dụng thuốc (drug abuse).

 Một thời gian sau, năo bộ sẽ lờn thuốc (tolerance). Những tế bào thần kinh đáp ứng với thuốc nghiện và tạo ra ít “receptors”, là những bộ phận giúp tế bào hấp thụ chất dopamine. Đối với tế bào thần kinh th́ hiện thời dopamine quá dư thừa nên không cần tạo receptors để nhận vào thêm nữa. Hiện tượng lờn thuốc bắt đầu.

Giai đoạn sau là giai đoạn mất tự chủ, làm nô lệ cho cơn nghiện (drug dependence). Tế bào thần kinh (neurones) đáp ứng với sự dư thừa dopamine. Đến giai đoạn này th́ người nghiện cần phải dùng một số lượng rất lớn thuốc nghiện mới đạt được cơn khoái lạc. Những cơn khoái lạc càng hiếm dần. Họ cần có thuốc nghiện hàng ngày để sinh hoạt b́nh thường. Khi thiếu thuốc nghiện th́ họ trải qua cơn thiếu thuốc rất khó chịu. Cơn thiếu rượu sẽ làm chân tay người nghiện run rẩy, họ bực bội, cau có, lo âu, nặng hơn có thể bị kinh phong. Cơn thiếu opiate (thuốc phiện) làm cơ thể đau nhức, buồn nôn, tiêu chảy, người xuất mồ hôi rất khó chịu.

 

H:  Khi một người đă bị nghiện rồi th́ sự nghiện ngập ảnh hưởng thế nào đến quan hệ những người chung quanh?

 

Đ: Mục đích tự nhiên của dopamine là khuyến khích con người có quan hệ với nhau. Lần đầu tiên trong đời, đứa bé cảm nhận sung sướng (dopamine tăng) khi nó bú sữa mẹ. Sung sướng đó làm tăng t́nh mẹ con. Khi lớn lên đứa trẻ vị thành niên nam cảm thấy thích thú khi liếc nh́n ngực phụ nữ (dopamine tăng). Quan hệ nam nữ bắt đầu từ sự thích thú khi nh́n người khác phái. Khác với quan hệ thuần sinh lư, trong quan hệ t́nh yêu, con người tập dần, lột bỏ những ích kỷ cá nhân để duy tŕ quan hệ. Đó cũng là những bước đầu của cuộc sống gia đ́nh và xă hội. Nền tảng của xă hội cần những quan hệ vững chắc và khả năng hoăn lại sự thỏa măn cá nhân (delayed gratification).

Người bị nghiện đi ngược chiều sự phát triển kể trên. Khi nghiện thuốc, họ bỏ bê những quan hệ gia đ́nh và xă hội. Họ hoàn toàn chú trọng đến sự khoái lạc cá nhân. Họ t́m đủ mọi cách để mua được thuốc làm nghiện, thậm chí trộm cắp tiền của người thân để mua thuốc nghiện. Bạo hành gia đ́nh rất dễ xảy ra. Họ có thể vào tiệm ăn cắp đồ đạc, từ đó ra vào khám là chuyện thường ngày. Từ một người mẫu mực, người nghiện thay đổi tính t́nh và trở thành một thành viên xấu trong gia đ́nh và xă hội.

 

H:  Khi đă bị cơn nghiện rồi th́ làm sao thoát khỏi cơn nghiện?

 

Đ: Trước khi nghiện th́ con người có sự chọn lựa. Nhưng sau khi nghiện rồi th́ họ làm nô lệ cho hóa chất nghiện. Sự hành hạ thể xác và tâm hồn của cơn thiếu thuốc tước đoạt quyền chọn lựa. Người đó chỉ c̣n một cách là t́m hóa chất nghiện bằng mọi giá. Năo bộ của người nghiện bị thay đổi làm họ mất khả năng điều khiển ư chí và mất khả năng suy nghĩ chín chắn. Những suy nghĩ và thái độ của họ chỉ xoay chung quanh việc t́m cho được hóa chất để thỏa măn cơn nghiện. V́ thế tự bỏ thuốc nghiện là việc rất khó. Đa số người nghiện sẽ trở lại con đường nghiện trong một thời gian ngắn.

Những người đó cần phải đến những cơ quan y tế để cai thuốc.  Gần đây ta có nhiều loại thuốc cai nghiện. Những loại thuốc này tác động lên năo bộ làm giảm cơn thèm thuốc và giúp người nghiện bỏ thuốc. Thuốc Campral được dùng làm giảm sự khó chịu của cơ thể khi thiếu rượu. Naltrexone tác động lên hệ thống opiate (opiate antagonist) của năo bộ làm giảm cảm giác khoái lạc khi người nghiện rượu uống rượu, khiến họ bỏ rượu dễ hơn. Suboxone được dùng để cai thuốc phiện. Thuốc này điều ḥa hệ thống opiate làm giảm cơn thèm thuốc.

Một số người bị bệnh trầm cảm hay lo âu, họ không nhận ra triệu chứng bệnh tâm thần và dùng những loại thuốc nghiện để tự trị cho họ. Rất đáng tiếc là thuốc làm nghiện lại làm những bệnh tâm thần nặng hơn. Những người bị nghiện khó có được giấc ngủ ngon do lạm dụng thuốc nghiện v́ thuốc làm mất sự điều ḥa những hóa chất tự nhiên trong năo bộ. Mất ngủ kinh niên sẽ làm những triệu chứng bệnh tâm thần nặng hơn. Nhưng bệnh tâm thần kể trên cần được điều trị đúng mức để bệnh nhân không trở lại dùng thuốc nghiện.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy muốn cai thuốc nghiện cần phải uống thuốc kèm theo với tâm lư trị liệu chuyên về cai nghiện. Thí dụ như phải trở thành thành viên của Alcohol Anonymous (AA) và áp dụng 12 bước tiến (12 steps) hoặc phải áp dụng Cognitive Behavioral Therapy (trị liệu giúp thay đổi nhận thức). Một số lớn người bị nghiện do căng thẳng tâm lư, do không đáp ứng được với hoàn cảnh gia đ́nh hay xă hội nên t́m lối thoát qua chất nghiện. Nếu không học hỏi được những phương pháp đối phó hiệu quả với hoàn cảnh căng thẳng th́ khi bỏ thuốc tạo nghiện, những căng thẳng sẽ trở lại và sẽ thúc đẩy họ trở lại dùng thuốc nghiện.

 

H:  Xin cho biết những phương pháp mới trị bệnh nghiện thuốc.

 

Đ: Ngoài những phương pháp trị bệnh nghiện kể trên, Brookside Institute là nơi đầu tiên trên nước Mỹ dùng phương pháp từ trường, Repetitive Transcranial Magnetic Stimulation (rTMS), c̣n gọi là Magno EEG Resonant Therapy (MERT) để trị bệnh nghiện. Nghiên cứu quantitative EEG (qEEG) cho thấy ở những người nghiện thuốc, tần số Alpha ở những vùng trong năo bộ không hoạt động đồng bộ với nhau (not synchronized). Từ đó sanh ra căng thẳng, lo âu và mất sáng suốt. Bệnh nhân c̣n bị mất ngủ kinh niên nếu nhiều vùng trong năo bộ hoạt động ở tần số cao Beta. Khi năo bộ hoạt động ở tần số này th́ bệnh nhân không có khả năng dừng những suy nghĩ lăng xăng tạo lo lắng.

Khi năo bộ được kích thích bằng từ trường ở tần số Alpha đặc trưng của từng bệnh nhân th́ những vùng trong năo bộ sẽ dần dần hoạt động đồng bộ trở lại. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên là khi ta tập thiền, tâm thanh tịnh trong thức tỉnh th́ năo bộ của ta hoạt động đồng bộ ở tần số Alpha. Tần số này tạo cảm giác thư giăn và tinh thần tỉnh táo sáng suốt.

Ở những người có năo bộ hoạt động không đồng bộ th́ khi được kích thích ở một tần số Alpha nhất định th́ một thời gian sau, khi đo lại qEEG cho thấy những tế bào thần kinh bắt đầu rung động theo nhịp Alpha đó. Cũng như ca sĩ hát theo nhịp của tiếng trống. Những nghiên cứu SPECT mới nhất cho thấy khi năo bộ được kích thích qua từ điện th́ máu dồn về thùy trán, tăng khả năng làm chủ t́nh cảm.

Ngoài ra nơi đây c̣n dùng phương pháp reference EEG (rEEG) để tiên đoán bệnh nhân sẽ phản ứng như thế nào với các loại thuốc tâm thần. Khác với loại thuốc dùng cho thể xác, bệnh nhân tâm thần có những phản ứng khác nhau cho những thuốc tâm thần cùng một nhóm. Đôi khi bác sĩ phải thay đổi tới 2, 3 thuốc khác nhau mới t́m được thuốc tốt.

Phương pháp này so sánh những đặc trưng (bio marker) của EEG của bệnh nhân với hàng ngàn EEG khác. Khi bio marker của bệnh nhân tương ứng (match) với EEG nhóm người đă phản ứng tốt với một loại thuốc tâm thần nào đó, th́ xác suất bệnh nhân phản ứng tốt với loại thuốc đó sẽ cao hơn. Phương pháp này có khả năng chọn lọc đúng thuốc và rút ngắn được thời gian thử hết thuốc này tới thuốc kia.

Khi chọn thuốc đúng và kết hợp với rTMS th́ thời gian bệnh nhân phản ứng tốt với thuốc sẽ được rút ngắn khá nhiều. Ngoài ra, khi các phần của năo bộ hoạt động đồng bộ rồi th́ bệnh nhân sẽ không cần liều thuốc cao, do đó phản ứng phụ sẽ tối thiểu.

 Những nghiên cứu mới đây cho thấy nghiện thuốc tạo ra những thay đổi đáng kể trong năo bộ. Cũng như bệnh tâm thần, nghiện thuốc là một bệnh của năo bộ v́ nó làm xáo trộn rất nhiều hóa chất trong năo bộ và thay đổi hoạt động của năo bộ. Bệnh nghiện cần được điều trị bằng thuốc, rTMS và tâm lư trị liệu.

 

H: Xin giải thích tại sao có nhiều người bị nghiện rượu?

 

 Đ:  Chứng nghiện rượu là một bệnh nghiện măn tính. Bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10 liệt chứng nghiện rượu vào loại "rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần". Chất gây ra rượu, chính xác hơn là êtanol h́nh thành khi lên men rượu.

Chứng nghiện rượu có thể bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ. Không phải lúc nào người nghiện rượu cũng ở trong trạng thái say sưa. Chứng nghiện rượu diễn tiến một cách tương đối chậm chạp và khó nhận thấy. Những người mang chứng bệnh này thường không ư thức được tính nghiêm trọng của chứng bệnh. Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh cơ thể và tâm thần trầm trọng và lâu dài khác (xơ gan, nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ...).

V́ tiềm năng gây nghiện của rượu rất lớn nên khả năng điều trị duy nhất là từ bỏ một cách triệt để các thức uống, món ăn hay thuốc uống có cồn. Để đạt đến mục đích này các biện pháp điều trị tâm lư là không thể bỏ qua được.

 

HXin cho biết mức độ phổ biến những người nghiện rượu như thế nào?

 

Đ:  Sự phổ biến cũng như các hậu quả của chứng nghiện rượu thường được coi nhẹ. Theo đánh giá mới đây, ở Đức có 4,3 triệu người nghiện rượu, trong đó 30% là phụ nữ. Thêm vào đó là khoảng 5 triệu người uống rượu ở mức độ nguy hiểm (có thể nghiện). Tổng cục Thống kê Đức đă ghi nhận trong năm 2000 có 16.000 người chết v́ uống rượu, trong số đó có 9.550 trường hợp chết là do xơ gan. Thậm chí vào năm 2004 thanh tra về các chất gây nghiện của chính phủ liên bang (Drogenbeauftragte der Bundesregierung) đă báo cáo có 40.000 trường hợp chết tại Đức mà hậu quả là do uống quá nhiều rượu, trong số đó 17.000 người là do xơ gan. Thêm vào đó là hằng năm có vào khoảng 2.200 trẻ sinh ra có khuyết tật v́ người mẹ lạm dụng rượu. Ngoài ra c̣n dự đoán là khoảng 250.000 thanh thiếu niên và những người trưởng thành c̣n trẻ tuổi có nguy hiểm nghiện rượu hay đă nghiện rượu. Người nghiện rượu có trong mọi tầng lớp của xă hội. Đặc biệt là không ít người nghiện rượu trẻ tuổi là từ các tầng lớp trên. Những người này thường là thiếu thốn t́nh cảm của cha mẹ luôn luôn bận bịu.

 

H:  Hậu quả xă hội do chứng nghiện rượu gây ra như thế nào?

 

Đ:  Phí tổn cho các hậu quả của chứng nghiện rượu là rất lớn, v́ bên cạnh gánh nặng của hệ thống y tế là các phí tổn gián tiếp như mất năng suất kinh tế quốc dân v́ mất khả năng lao động và hưu non, các phí tổn do tai nạn giao thông có nguyên nhân là rượu, tội phạm và tỷ lệ ly dị cao của những người nghiện rượu. Trung tâm Đức về các hiểm nguy từ nghiện (Deutsche Hauptstelle für Suchtgefahren) dự tính thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hằng năm là 20 tỉ euro, các dự tính khác ở trong khoảng từ 15 đến 40 tỉ euro. Đối lại, thu nhập của nhà nước từ thuế rượu trong thời gian này là hơn 3,5 tỉ euro một ít. Doanh số của công nghiệp rượu ở Đức nằm không đổi ở mức giữa 15 đến 17 tỉ euro với 85.000 lao động.

Bên cạnh những phí tổn về vật chất này tất nhiên là phải tính đến những mất mát về t́nh cảm do phải chịu đựng các hậu quả của chứng nghiện rượu.

 

H:  Xin cho biết những nguyên nhân nào đưa đến chứng nghiện rượu?

 

Đ:  Có hai nguyên nhân được nêu lên, nguyên nhân cá nhân và nguyên nhân xă hội:

·                    Nguyên nhân cá nhân

Nguyên nhân chính của chứng bệnh dường như nằm trong diễn biến về tâm lư xă hội. Rượu – nói chung là các chất gây nghiện – thường được dùng để làm giảm bớt căng thẳng nội tâm. Những căng thẳng này xuất hiện khi các tự nhận thức của một con người (thí dụ như rất là đàn ông hay rất là thành công) bị đe dọa bởi những kinh nghiệm trái ngược lại trong thực tế. Việc dùng các chất gây nghiện v́ thế hay được quan sát thấy ở những người thuộc về típ quá tự yêu ḿnh (narcissism).

Thế nhưng các khác biệt khác có nguyên nhân từ di truyền cũng đang được thảo luận, thí dụ như việc phân hủy rượu trong cơ thể hay trao đổi các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter). Về nguyên tắc, cũng như ở nhiều chứng bệnh tâm lư, người ta cho rằng việc h́nh thành chứng bệnh này có nhiều yếu tố và cũng phụ thuộc vào tính dễ bị tổn thương về tâm lư của từng người.

Các yếu tố di truyền đóng một vai tṛ quyết định trong nhiều trường hợp. Rất nhiều người nghiện rượu đă hoặc đang có người nghiện trong gia đ́nh. Thế nhưng các nhà khoa học và bác sĩ vẫn chưa kết luận được là việc nghiện trong những trường hợp này thật sự là được di truyền lại hay chỉ là bắt chước. Qua một số nghiên cứu (thí dụ như ở những người sinh đôi) người ta phỏng đoán là rất có thể có khả năng di truyền của tiềm năng nghiện.

Các thiếu hụt của một bệnh nhân nghiện rượu thường được người chung sống gánh vác hay bù đắp. Từ những giúp đỡ này người chung sống thường nhận được tán thưởng từ xă hội hay những người khác và v́ thế có thể tự đánh giá ḿnh cao hơn. Những người chung sống lâm vào cơ chế này được gọi là người cùng lệ thuộc (codependence).

·                    Nguyên nhân xă hội

Rượu trong nhiều nền văn hóa là một chất gây nghiện được xă hội công nhận, có thể dễ dàng kiếm được và rẻ tiền và ngay trong một số trường hợp việc uống rượu được dự kiến trước. Trong nhiều dân tộc rượu đă hoàn toàn đi vào đời sống hằng ngày.   Ngay trong xă hội Việt Nam cũng có những câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong”.  Những người đàn ông có tửu lượng cao thường được xem là có tính khí đàn ông, đáng khâm phục và từng trải. Việc này gây rất nhiều khó khăn cho các thảo luận về vấn đề này và khuyến khích cho việc lạm dụng rượu cũng như nghiện rượu.

 

H: Xin cho biết những diễn tiến của chứng nghiện rượu như thế nào?

 

Đ:  Bác sĩ người Mỹ E. M. Jellinek (1890-1963) đă đưa ra vào năm 1951 một mô h́nh về diễn biến của chứng nghiện rượu mà vẫn c̣n phổ biến cho đến ngày nay. Ông phân biệt thành 4 giai đoạn:

·                     Giai đoạn triệu chứng

Việc bắt đầu uống các loại đồ uống có chứa cồn bao giờ cũng có động cơ xă hội. Ngược với những người uống b́nh thường, người mà sau này sẽ trở thành nghiện rượu có "cảm giác nhẹ nhơm thỏa măn". Đó hoặc là v́ các căng thẳng nội tâm lớn thêm, hoặc là người này, ngược lại với những người khác, đă không học được cách đối phó với các căng thẳng nội tâm này. Lúc đầu người uống rượu cho rằng nổi nhẹ nhơm này xuất phát từ t́nh huống chứ không phải là do uống rượu và "t́m đến các cơ hội" mà qua đó nhân tiện cũng có uống rượu.

Trong thời gian từ nhiều tháng cho đến nhiều năm sức chịu đựng các áp lực nội tâm giảm đi nhiều đến mức người này thực tế là t́m chỗ "tránh hằng ngày" ở rượu. V́ người này không hay say nên việc uống rượu không gây ra nghi ngờ ở ngay chính người này và ở những người chung quanh. Sức chịu đựng được rượu tăng theo thời gian. Người nghiện rượu bắt đầu có một "nhu cầu ngày càng tăng". Sau nhiều tháng hay nhiều năm tiếp theo đó, trạng thái chuyển từ uống thỉnh thoảng sang "uống liên tục để được nhẹ nhơm cất gánh nặng" và ngày càng cần dùng nhiều rượu hơn cho cùng một tác dụng không đổi.

·                     Giai đoạn tiền nghiện

Trong giai đoạn tiền nghiện (prodromal), nghiện được biểu hiện qua những lỗ hổng kư ức hay chứng quên (amnesia) xuất hiện đột ngột mà không cần phải có dấu hiệu say rượu. Người nghiện rượu có thể nói chuyện và làm việc nhưng qua ngày hôm sau thật sự là không có thể nhớ lại được nữa. Bia, rượu vang hay rượu mạnh không c̣n là thức uống nữa mà trở thành "thuốc" hết sức cần thiết. Người nghiện rượu dần dần nhận thức được là ḿnh uống rượu khác với những người khác, bắt đầu cảm thấy xấu hổ và sợ sự phê b́nh của những người khác. Người này uống lén lút trong những dịp giao tiếp xă hội và cất dấu một lượng lớn rượu để dự trữ. Người nghiện rượu lúc nào cũng nghĩ đến rượu. V́ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn nên cách uống "thèm khát" bắt đầu xuất hiện, dốc hết cả ly hay nhiều ly đầu tiên. Người nghiện rượu cảm thấy có điều ǵ không đúng và bắt đầu có cảm giác có lỗi và xấu hổ v́ cách uống rượu của ḿnh. Người này tránh các ám chỉ về rượu và cách uống rượu trong khi nói chuyện.

Lượng rượu uống ở thời điểm này đă là rất nhiều nhưng chưa được chú ư đến v́ chưa dẫn đến say sưa thấy rơ. Giai đoạn này kết thúc với những lỗ hổng kư ức ngày một nhiều. Khả năng làm việc của cơ thể và sức đề kháng giảm dần, thường bị các bệnh cảm lạnh và rối loạn lưu thông máu nhiều hơn.

·                     Giai đoạn nguy kịch

Nghiện rượu bắt đầu với giai đoạn nguy kịch. Người nghiện rượu mất khả năng tự chủ. Ngay sau khi uống một lượng rượu nhỏ là xuất hiện một đ̣i hỏi mănh liệt muốn uống nhiều hơn nữa và chỉ chấm dứt khi người nghiện rượu quá say hay quá bệnh để có thể uống tiếp tục. Một phần tự chủ vẫn c̣n sót lại. Người nghiện rượu t́m cách làm chủ bản thân, hứa sẽ không uống nữa và cũng t́m cách giữ sự tự kiềm chế này nhưng lại thất bại liên tục. Người này t́m cách biện hộ cho việc uống rượu. Mỗi một lần thất bại trong việc tự chủ đều có một lư do chính đáng từ bên ngoài.

Các cố gắng giải thích cho thái độ của chính ḿnh rất là quan trọng đối với người nghiện rượu v́ ngoài rượu ra người này không biết đến các biện pháp giải quyết khác cho những vấn đề của bản thân. Các lư luận giải thích được mở rộng trở thành cả một hệ thống giải thích cho tất cả cuộc sống của người nghiện rượu. Người nghiện rượu dùng hệ thống này để chống lại những áp lực xă hội. Từ những thay đổi về tính cách mà các xung đột với bạn bè, gia đ́nh và trong nghề nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều. Người nghiện rượu bù trừ lại cho cảm nhận giá trị của bản thân ngày càng giảm đi bằng cách biểu lộ một sự tự tin quá mức.

Hệ thống giải thích và các xung đột ngày càng cô lập người bệnh. Nhưng người này không t́m lỗi lầm ở chính ḿnh mà là ở những người khác và bắt đầu có một thái độ hung hăn (aggressive). Để phản ứng lại áp lực xă hội, người bệnh có những thời kỳ hoàn toàn không uống rượu. Người bệnh t́m một phương pháp khác để kiểm soát việc uống rượu, thay đổi cách uống và đưa ra quy định (chỉ uống một loại rượu nhất định ở một chỗ nhất định vào một thời gian nhất định). Để đối phó lại với sự không thông cảm của những người chung quanh cho chứng bệnh của ḿnh, người bệnh ngày càng tự cô lập đối với xă hội. Người bệnh xa lánh bạn bè hay thay đổi chỗ làm. Người nghiện rượu không quan tâm đến mọi người chung quanh nữa, thu xếp các hoạt động theo việc uống rượu và bắt đầu phát triển tính tự thương hại lấy chính ḿnh. Sự cô lập xă hội và các lúng túng trong nói dối cũng như trong giải thích trở thành không thể chịu đựng được nữa. Người nghiện rượu trốn tránh bằng cách trầm tư suy nghĩ hay thay đổi chỗ ở.

Cuộc sống gia đ́nh bắt đầu thay đổi. Gia đ́nh của người nghiện rượu, thường là c̣n che đậy người nghiện, tự cô lập đối với xă hội hay hoàn toàn ngược lại trốn tránh cảnh sống gia đ́nh bằng nhiều hoạt động bên ngoài. Người nghiện rượu phản ứng bằng sự miễn cưỡng không có lư do. Khi thiếu rượu người này t́m đủ mọi cách để có rượu, bảo vệ các "kho dự trữ" bằng cách dấu rượu ở những nơi không b́nh thường. Các hậu quả cho cơ thể bắt đầu xuất hiện như run tay, đổ mồ hôi và rối loạn t́nh dục (liệt dương). Các hậu quả này lại càng trầm trọng thêm do sao lăng vấn đề ăn uống. Người bệnh bắt đầu uống rượu từ buổi sáng, say sưa hằng ngày trở thành thông lệ.

·                     Giai đoạn măn tính

Giai đoạn măn tính chỉ chấm dứt với sự phá hủy con người. Người nghiện rượu xuống dốc về mặt đạo đức, các cơn say sưa ngày càng dài hơn. Ở một số người xuất hiện các chứng rối loạn tâm thần v́ rượu như bệnh tâm thần phân liệt. Người nghiện rượu uống với những người dưới mức của ḿnh nhiều. Trong trường hợp không có các loại đồ uống có chứa cồn, người này cũng uống cả những loại rượu đă bị làm biến tính như cồn để đốt. Đáng chú ư là khả năng chịu đựng rượu giảm đi. Trạng thái sợ hăi hay run rẩy không xác định xuất hiện. Người nghiện rượu phản ứng lại các triệu chứng thiếu rượu bằng cách uống như bị ám ảnh. Ở nhiều người nghiện rượu c̣n h́nh thành nhiều điều mơ ước về tôn giáo không xác định. Các cố gắng để giải thích yếu đi và đến một thời điểm nào đó th́ hệ thống giải thích ngừng hoạt động. Người nghiện rượu chấp nhận sự thất bại và hoàn toàn sụp đổ, đă có không ít người bỏ bê công việc không chịu làm.

Khi tiếp tục uống rượu các chứng rối loạn thần kinh xuất hiện như ảo giác, nghe thấy tiếng người nói, sợ hăi hay mất phương hướng. Hậu quả nghiêm trọng nhất là chứng Delirium tremens nguy hiểm đến tính mạng, có thể xuất hiện khi bỏ rượu đột ngột. Ở thời điểm này bệnh tâm thần phân liệt hay động kinh đă rơ rệt. Trong giai đoạn cuối này người nghiện rượu mới sẵn sàng nhận sự giúp đỡ. Việc chuyển vào một bệnh viện chuyên môn là một việc có thể cứu sống tính mạng của người này và cũng là một khởi đầu cho việc điều trị cai nghiện. Tỷ lệ thành công rất nhỏ và các biện pháp chữa trị lâu dài nhiều lần lại thường là thông lệ.

 

H:  Xin cho biết những biểu hiện của chứng nghiện rượu?

                                                         

Đ: Cũng xuất phát từ Jellinek là cách phân loại thông dụng của các biểu hiện chứng nghiện rượu:

·                     Típ alpha (Alpha alcoholism): Người này uống rượu để giải quyết các căng thẳng nội

tâm và mâu thuẫn.

Lượng rượu tùy thuộc vào từng t́nh huống stress. Đặc biệt nguy hiểm là sự lệ thuộc tâm lư vào rượu v́ sự lệ thuộc của cơ thể vào rượu chưa xảy ra. Típ người này không nghiện rượu nhưng có nguy cơ nghiện.

·                     Típ beta (Beta alcoholism): Người này uống một lượng lớn trong các buổi giao tiếp xă

hội nhưng vẫn b́nh thường về mặt xă hội cũng như tâm thần. Người thuộc típ beta có lối sống gần rượu. Do thường uống rượu nên chịu nhiều hậu quả cho sức khỏe, tuy vậy những người này không bị lệ thuộc cả về cơ thể lẫn tâm thần nhưng có nguy cơ nghiện.

·                     Típ gamma (Gamma alcoholism): Người thuộc típ này có những thời kỳ không uống

rượu xen kẽ với những giai đoạn uống thật say sưa. Đặc trưng là mất sự tự chủ: Người này không thể ngưng không uống nữa, ngay cả khi đă có cảm giác là đă đủ rồi. Mặc dù là người này cảm thấy an toàn v́ có khả năng không uống rượu một thời gian nhưng thật ra là đă nghiện rượu.

·                     Típ delta (Delta alcoholism) không gây sự chú ư của xă hội trong một thời gian dài v́

rất ít khi nhận thấy được người này say rượu. Mặc dù vậy đă có một sự lệ thuộc của cơ thể mạnh đến nổi phải uống rượu liên tục để tránh các triệu chứng của sự thiếu rượu. Xuất hiện nhiều tác hại lên cơ thể là hậu quả của việc liên tục uống rượu. Người uống rượu típ delta không thể kiêng rượu và đă nghiện rượu.

·                     Típ epsilon (Epsilon alcoholism) có những chu kỳ với những lúc uống thật nhiều rượu

và mất tự chủ có thể kéo dài nhiều ngày hay nhiều tuần. Giữa những giai đoạn này người thuộc típ epsilon có thể hằng tháng không uống rượu. Típ epsilon thuộc về những người nghiện rượu.

 

H: Xin cho biết các chứng bệnh do nghiện rượu gây ra?

 

Đ:  Các bệnh hậu quả của chứng nghiện rượu là xơ gan, giăn tĩnh mạch thực quản, chảy máu dạ dày, viêm tuyến tụy, động kinh, ung thư thực quản, viêm cơ tiêm, viêm cơ, yếu đề kháng cộng với nhiều khả năng nhiễm bệnh viêm phổi lao, các bệnh thần kinh và rối loạn chức năng năo như hội chứng Korsakoff.

Ở trạng thái những người nghiện rượu thường phải chịu đựng cảnh cơ thể suy nhược nói chung v́ những bệnh này cũng như cảnh bị cô lập trong xă hội (mất bạn bè, gia đ́nh, việc làm).

Chứng nghiện rượu ngoài ra c̣n ảnh hưởng đến toàn gia đ́nh. Việc dùng vũ lực đối với người chung sống hay con cái có thể là áp lực rất lớn lên cuộc sống gia đ́nh. Thường hay dẫn đến ly dị hoặc chia tay. Con cái của những người nghiện rượu sau này thường hay có những kiểu cách hành vi nhất định và đặc biệt là có nhiều hiểm nguy trở thành nghiện hay gắn bó với một người nghiện rượu.

 

H:  Việc điều trị chứng nghiện rượu như thế nào?

 

Đ: Rượu phải được từ bỏ một cách đột ngột trong lúc điều trị cai rượu. V́ trong lúc này có thể xuất hiện những phản ứng rất mạnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh cần được điều trị trong bệnh viện. Thời gian điều trị trong bệnh viện kéo dài 8-14 ngày. Trong thời gian này thường xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, bị xúc động, rối loạn trong giấc ngủ, bực tức và trầm uất. Nếu như cơ thể đă bị lệ thuộc nhiều vào rượu th́ thêm vào đó là run rẩy (nhất là hai tay) và trong những trường hợp rất nặng là co giật và ảo giác (Delirium tremens).

Để người nghiện rượu có thể bỏ rượu được lâu dài nên cần đến sự giúp đỡ chuyên môn về tâm lư. Có thể điều trị tâm lư hoặc là trong một nhà điều dưỡng hoặc là ngoại trú.

Từ nhiều năm nay các nhóm tự giúp đỡ cũng rất là hữu ích. Tại đây những người đă từng nghiện rượu gặp gỡ nhau thường kỳ để trao đổi về vấn đề chung của họ. Các nhóm tự giúp đỡ có tác động trợ giúp cho việc điều trị đi đến thành công rất nhiều, trong một số trường hợp có thể xem đó là một sự lựa chọn khác cho các điều trị cổ điển. Nhưng điều này chỉ có thể có khi người bệnh có được chỗ dựa đúng mức từ gia đ́nh và bạn bè.

Việc điều trị có thành công hay không thường phụ thuộc vào sức mạnh ư chí của người bệnh nhiều hơn là vào cách thức và thời gian điều trị. Mặc dù vậy, chữa trị chứng nghiện rượu càng sớm th́ triển vọng thành công càng nhiều. Nếu bệnh nhân đă nh́n nhận được và có ḷng mong muốn cai rượu cao độ th́ cơ hội bỏ được rượu rất tốt. Dù sao th́ cũng khoảng 50% bệnh nhân cai được rượu lâu dài.

Trong trường hợp lại uống rượu trở lại th́ không thể bỏ qua được các biện pháp cai rượu và điều trị tâm lư sau đó. Nhiều bệnh nhân chỉ cai được rượu một cách ổn định lâu dài sau nhiều lần điều trị. Bệnh nhân có thể lại uống rượu trở lại sau nhiều năm hay ngay cả sau nhiều thập niên, tức là không có sự lành bệnh theo đúng nghĩa của nó. Bệnh chỉ được làm dừng lại bằng cách cai nghiện nhưng không được chữa trị lành hẳn.

 

H:Cô em gái của bạn tôi là một ca sĩ khá nổi tiếng nhưng thường không muốn ăn uống.  Khi t́nh trạng sức khoẻ của cô không được tốt và được đưa đi khám bệnh.  Bác sĩ gia đ́nh giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần và được chẩn đoán là cô bị bệnh chán ăn tâm thần. Tại sao lại có bệnh chán ăn tâm thần?

 

Đ: Chán ăn tâm thần (tiếng Anh: anorexia nervosa), hay chán ăn tâm lư, biếng ăn tâm lư, là một dạng của bệnh rối loạn ăn uống, có các triệu chứng như trọng lượng cơ thể thấp và sự bất thường trong cảm nhận về ngoại h́nh của bản thân, bị ám ảnh sợ hăi tăng cân. Người mắc chứng chán ăn biết rơ cách để giảm cân như chủ động nhịn ăn, dùng thuốc nhuận tràng, thuốc làm ăn mất ngon, nôn mửa hoặc tập thể dục rất nặng để tiêu hao năng lượng, ngoài ra họ có thể dùng thuốc ăn kiêng, lợi tiểu. Chứng bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến các thiếu nữ, chỉ khoảng 10% người mắc là nam giới. Chán ăn tâm thần có nguyên do phức tạp, nó là sự kết hợp của các yếu tố sinh học thần kinh, tâm lư và xă hội, trong trường hợp bị nặng, có thể dẫn đến cái chết. Bằng chứng là vào năm 2006, thế giới đă thực sự sửng sốt sau sự ra đi vĩnh viễn của người mẫu Brasil Ana Carolina Reston khi mới 21 tuổi, tại thời điểm đó cô chỉ nặng có 40 kg trong khi chiều cao là 1,72 m, chỉ số khối cơ thể (BMI) vào khoảng 13,4 thấp hơn nhiều giá trị cho phép. Ana từng là người mẫu quảng cáo cho hăng thời trang nổi tiếng thế giới của Giorgio Armani. Sau vụ việc này các quốc gia như Tây Ban Nha, Ư và Brasil đă cấm những người mẫu siêu gầy tham gia tŕnh diễn. Tuy nhiên, hai trung tâm thời trang hàng đầu châu Âu là Paris và London vẫn từ chối áp dụng lệnh cấm kiểu này.

 

H:  Xin cho biết việc chẩn đoán và các đặc điểm lâm sàng của bệnh chán ăn tâm thần.

 

Đ:  Các tiêu chuẩn chẩn đoán của bệnh chán ăn tâm thần thường dùng bắt nguồn từ Tài liệu Thống kê. Chẩn đoán của Hiệp hội Tâm thần Mỹ về các Rối loạn Tinh thần (DSM-IV) như dưới đây.

Mặc dù các kiểm tra sinh lư có thể giúp chẩn đoán biếng ăn tâm lư nhưng khi chẩn đoán thực sự th́ thường cần kết hợp với các biểu hiện hành vi, niềm tin và các biểu hiện ra bên ngoài cơ thể của bệnh nhân. Chẩn đoán chán ăn tâm thần được thực hiện bởi nhà tâm lư học lâm sàng, bác sĩ tâm lư hoặc các y sĩ lâm sàng đủ tiêu chuẩn khác.

Tiêu chuẩn chẩn đoán cho chứng chán ăn tâm thần theo DSM - IV  được tŕnh bày đầy đủ sau đây:

·           Không muốn duy tŕ cân nặng b́nh thường hoặc chỉ có cân nặng trên tối thiểu một chút so với tuổi và chiều cao (ví dụ: mong muốn duy tŕ cân nặng thấp hoặc quá tŕnh phát triển thể chất bất thường dẫn đến cân nặng thấp hơn 85% so với chuẩn).

·           Thể hiện sự sợ hăi mănh liệt đối với việc tăng cân hoặc trở lên béo ph́.

·           Đă từng có những rối loạn về trọng lượng hoặc ngoại h́nh, bị phụ thuộc quá nhiều vào cân nặng và ngoại h́nh ra sao trong việc tự đánh giá bản thân, phủ nhận những nguy hiểm trong việc duy tŕ cân nặng thấp.

·           Không có kinh trong 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp (sự mất kinh) đối với phụ nữ chưa đến thời kỳ măn kinh.

Thêm vào đó DSM-IV-TR c̣n chia thêm hai dạng con nữa:

·           Dạng hạn chế: Trong suốt giai đoạn mắc bệnh chán ăn tâm thần người bệnh không thường xuyên có các hành vi ăn quá nhiều hoặc làm trống dạ dày, tên đầy đủ của bệnh là chán ăn tâm thần dạng hạn chế.

·           Dạng ăn nhiều hoặc dạng tẩy rửa: Trong thời gian mắc chứng chán ăn tâm thần người bệnh thường có hành vi ăn quá nhiều hoặc làm trống dạ dày (có nghĩa là cố t́nh nôn mửa, tập thể dục quá nặng, lạm dụng thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, rửa ruột). Tên đầy đủ của bệnh là chán ăn tâm thần dạng ăn nhiều (tẩy rửa).

 

H:  Các chữa trị bệnh chán ăn tâm thần như thế nào?

 

Đ: Bước điều trị đầu tiên cho người mắc chứng chán ăn tâm thần là tập trung vào việc lấy lại trọng lượng b́nh thường, đặc biệt đối với bệnh nhân đă quá nguy hiểm cần phải nhập viện, c̣n trong phần lớn trường hợp người bệnh được chữa trị như bệnh nhân ngoại trú với sự chăm sóc của các bác sĩ thông thường, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lư học lâm sàng và các chuyên gia về sức khỏe tâm thần khác. Một tạp chí lâm sàng gần đây gợi ư rằng các liệu pháp tâm lư có hiệu quả trong việc hồi phục lại trọng lượng, có kinh trở lại ở các bệnh nhân nữ và nâng cao chức năng tâm lư và xă hội hơn so với các hỗ trợ đơn giản và các chương tŕnh giáo dục đơn thuần. Đồng thời không có trị liệu tâm lư nào tỏ ra có hiệu quả vượt trội so với các tr liệu khác. Chữa trị dựa trên nền tảng gia đ́nh được cho là phù hợp trong điều trị với các bệnh nhân đang ở độ tuổi thanh niên.

Điều trị bằng thuốc như là SSRI hoặc thuốc chống trầm cảm không cho thấy hiệu quả trong điều trị chán ăn tâm thần cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh.  Thuốc chống trầm cảm vẫn được dùng nhưng chỉ cho các bệnh nhân có các rối loạn tâm lư đi kèm như lo âu và trầm cảm để ngăn chặn các rối loạn này.

Sự bổ sung 14 mg kẽm trên ngày đang được khuyến cáo như điều trị thông thường cho chứng chán ăn tâm thần v́ một nghiên cứu cho thấy rằng tốc độ tăng trọng lên gấp đôi sau khi điều trị với kẽm. Cơ chế hoạt động của thuốc được giải thích trên giả thiết là có sự gia tăng của chất dẫn truyền thần kinh trong nhiều bộ phận của năo trong đó có amygdala sau khi kẽm được đưa vào dẫn đến gia tăng sự ngon miệng.

 

H Cần phải làm ǵ khi người thân bị chán ăn tâm thần?

 

Đ:  Khi một người bạn hoặc người thân bị biếng ăn tâm lư, chúng ta có thể giúp đỡ họ bằng cách:

·                     Nói chuyện với họ, nói cho họ hiểu tại sao chúng ta lo lắng. Hăy cho họ thấy rằng ta đang rất quan tâm và là chỗ dựa đáng tin cậy.

·                     Khuyến khích họ giăi bày tâm sự, t́m kiếm các tài liệu liên quan đến bệnh, nhưng cần lưu ư cung cấp các tài liệu hợp lư tránh làm người bệnh cảm thấy lo lắng thêm. 

·                     Thúc giục họ đi gặp bác sĩ hoặc nhà tham vấn tâm lư.

·                     Người chán ăn tâm thần luôn khẳng định là họ không cần sự giúp đỡ dù trong thực tế họ rất cần. Việc điều trị càng sớm bao nhiêu sẽ càng giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khoẻ trở lại.

 

H: Thế nào là một bệnh nhân mắc chứng bệnh rối loạn ăn uống là ăn vô độ?

Xin bác sĩ giải thích để tôi biết rơ.

 

Đ: Bệnh ăn vô độ (Bulimia nervosa) là một bệnh thuộc rối loạn ăn uống có thể nguy hại đến mạng sống. Bệnh nhân có ăn vô độ, quá lo lắng về cân nặng của ḿnh. Họ có thể bí mật dấu diếm để ăn một lượng rất lớn các thực phẩm, và sau đó cố gắng để thoát khỏi nó, bằng cách cố làm cho sạch ruột, uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc nước. Ngoài ra người bệnh có thể gây nôn mữa hoặc kết hợp tập thể dục quá nhiều. Đôi khi, người bệnh cố đào thải những thức ăn sau khi ăn một ít đồ ăn vặt hoặc sau một bữa ăn b́nh thường.

 

H:  Xin cho biết những nguyên nhân gây ra bệnh ăn vô độ.

Đ: Nguyên nhân chính xác của bulimia là chưa được biết. Các yếu tố, trong đó có thể đóng góp vào sự rối loạn, bao gồm:

·                     Mong muốn giảm cân;

·                     Những thay đổi trong mức độ hóa chất trong năo bộ;

·                     Căng thẳng cảm xúc;

·                     Khiếm ḷng tự trọng.

 

H: Những yếu tố nguy cơ có thể đưa đến bệnh ăn vô độ.

 

Đ:  Các yếu tố, làm tăng khả năng phát triển ăn vô độ:

·           Giới tính: nữ- những cô gái và các bà thường hay ăn vô độ hơn các bé trai và các ông;

·           Tuổi: vị thành niên hoặc ở tuổi trung niên (late teens or early adulthood) ;

·           Sự hiện diện của các thành viên gia đ́nh (anh chị em, cha mẹ hoặc con cái), người đă có rối loạn ăn uống hoặc rối loạn tâm trạng;

·           Rối loạn hoá chất trong năo bộ;

·           Rối loạn tâm thần:  Kém ḷng tự trọng (low self-esteems);

·           Sự không hài ḷng với trọng lượng và kích thước cơ thể;

·           Áp lực truyền thông (như TV, các đặc san thời trang) và xă hội đă phô trương những người mẫu và tài tử phim ảnh có thân h́nh thon thả mảnh mai; 

·           Các lực sĩ, tài tử phim ảnh, vũ nữ và những người mẫu có nhiều nguy cơ cao trong rối loạn ăn uống.  Những hướng dẫn viên (coaches) và cha mẹ vô t́nh khuyến khích những lực sĩ trẻ giảm cân, giữ cân thấp và hạn chế ăn uống để có thân h́nh hấp dẫn hơn.

 

 

H- Xin cho biết các triệu chứng của bệnh ăn vô độ.

 

Đ: Những dấu hiệu và triệu chứng tâm lư bao gồm:

·           Bận tâm (lo lắng, ưu tư) về h́nh thể và cân nặng;

·            Sống trong sự sợ hăi về tăng cân;

·           Luôn luôn có cảm tưởng không kiểm soát được thái độ ăn của ḿnh (eating behavior);

·           Ăn một lượng lớn bất thường thực phẩm cùng một lúc cho đến khi cảm thấy vật vă hoặc thường đau bụng;

·           Ăn nhiều vô độ trong một bữa nhậu nhẹt hơn là một bữa ăn b́nh thường;

·           Cố gây nôn mữa hoặc tập thể dục quá độ để tránh tăng cân sau cuộc chè chén;

·           Lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, thụt tháo, hoặc dùng thuốc giảm cân sau khi ăn;

·           Các triệu chứng của bệnh trầm cảm;

·           Những khó khăn với sự kiểm soát của những ham muốn ăn uống của họ;

·           Lạm dụng rượu hoặc thuốc;

·           Không muốn ăn ở các nơi công cộng hoặc ăn trước mặt mọi người;

·           Đi vào nhà vệ sinh ngay sau khi ăn hoặc giữa bữa ăn.

Các triệu chứng thể chất bao gồm:

·           Đau bụng và ợ nóng;

·           Vấn đề kinh nguyệt bị rối loạn ở nữ giới trước thời măn kinh;

·           Sưng má và hàm;

·           Đau họng;

·           Sưng tuyến nước bọt (trong miệng và họng);

·           Cố gắng tập thể dục quá nhiều;

·           Răng bị sứt mẻ và lợi răng bị viêm (do tiếp xúc với acid dạ dày);

·           Chấn thương hay vết sẹo trên mu bàn tay (là kết quả của răng tổn thương da bàn tay trong quá nôn cưỡng bức).

 

H:  Ăn vô độ cũng có thể gây ra các vấn đề khác.  Xin cho biết những biến chứng do bệnh sinh ra?

 

Đ:  Bệnh ăn vô độ có thể gây ra các biến chứng như sau:

·           Vấn đề về răng và đau họng từ acid dạ dày, trong đó tăng qua thực quản trong nôn;

·           Những thay đổi trong cân bằng các hóa chất và các chất lỏng do nôn mửa và lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc thụt tháo.

·            Lạm dụng rượu và thuốc;

·           Tự huỷ ḿnh.

Các triệu chứng của các biến chứng bao gồm:

·           Chóng mặt;

·           Cảm giác mờ nhạt;

·           Khát nước;

·           Chuột rút cơ bắp;

·           Yếu đuối;

·           Táo bón;

·           Mất kinh nguyệt hoặc kinh kỳ thất thường ở phụ nữ trước thời kỳ măn kinh;

·           Nhịp tim không đều, suy tim;

·           Vấn đề với trái tim, bao gồm cả cái chết đột ngột.

Những người ăn vô độ có một tỷ lệ cao của bệnh tâm thần. Đặc biệt phổ biến:

·           Phiền muộn (thường với tâm trạng thay đổi đột ngột);

·           Lo lắng và bệnh tâm thần hoảng loạn;

·           Ma túy và nghiện rượu.

 

 

H:  Xin cho biết cách điều trị bệnh ăn vô độ.

 

Đ:  Các mục tiêu của điều trị là:

·           Ngừng ăn uống và làm sạch cơ thể;

·          Cải thiện tuỳ theo trọng lượng và h́nh dạng cơ thể.

 

Điều trị bao gồm:

 

1- Ăn uống lành mạnh

Bạn có thể được giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng. Ông hoặc bà này sẽ dạy cho bạn, làm thế nào để thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh và duy tŕ một trọng lượng khỏe mạnh.

 

2-Tâm lư trị liệu

  Nó có thể là một phương pháp rất có hiệu quả trong điều trị, đặc biệt là khi kết hợp với các loại thuốc.

·                     Giúp người bệnh nhận diện rơ vấn đề (ăn vô độ) của ḿnh (Cognitive behavioral therapy).

·                     Nhờ cha mẹ can ngăn cho trẻ không nên có thái độ ăn uống không lành mạnh và giúp cho trẻ tự kiểm soát việc ăn uống của ḿnh và cuối cùng giúp gia đ́nh tự giải quyết những vấn đề mà sự ăn vô độ có thể có trong tuổi trưởng thành của các vị thành niên (Family-based therapy).

·                     Nêu lên những khó khăn trong mối thân t́nh, giúp cải thiện sự truyền đạt và sự khéo léo trong việc giải quyết vấn đề hiện hữu (Interpersonal psychotherapy).

 

3-Thuốc men

Thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh ăn vô độ khi kết hợp với tâm lư trị liệu.  Một loại thuốc đặc biệt chống trầm cảm được FDA cho phép dùng là fluoxetine (Prozac), một loại SSRI (selective serotonin reuptake inhibitor) có thể chữa trị được ngay cả khi bệnh nhân không mắc chứng bệnh trầm cảm.

4-Nằm bệnh viện

Thông thường bệnh ăn vô độ được điều trị ngoại trú nhưng nếu trường hợp bệnh nặng và có những biến chứng trầm trọng, bệnh nhận được điều trị trong môi trường bệnh viện.

Tuy nhiên cũng có những chương tŕnh điều trị rối loạn ăn uống theo cách chữa trị ngoại trú thay v́ phải điều trị nội trú (nằm bệnh viện).

 

H: Những phương cách pḥng chống ăn vô độ.

 

Đ: Mặc dù không có một phương cách chắc chắn để pḥng ngừa chứng ăn vô độ, chúng ta có thể hướng dẫn người bệnh một thái độ ăn lành mạnh và có thể giúp ngăn ngừa ăn vô độ. Phương pháp pḥng ngừa bao gồm:

·                     Nuôi dưỡng và vun đắp h́nh ảnh cơ thể khoẻ mạnh cho trẻ, ngay dù vóc dáng hoặc h́nh thể của chúng như thế nào đi nữa;

·                     Tham vấn bác sĩ nhi khoa.  Các bác sĩ nhi khoa có thể là một cố vấn tốt để phát hiện ra sự rối loạn ăn uống và giúp để ngăn ngừa sự phát bệnh;

·                     Nếu phát hiện một người thân hoặc một người bạn có vấn đề về ăn uống có thể đưa đến bệnh tật, nên nói với họ cần sự giúp đỡ;

·                     Duy tŕ một cách tiếp cận hợp lư đến dinh dưỡng;

·                     Tham vấn với bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần, nếu bạn nghĩ:

·                     Mong muốn giảm cân được nhận ra nhờ sự hướng dẫn;

·                     Có thể phát triển một rối loạn ăn uống.

 

H: Tôi có người bạn bị bệnh mất ngủ kinh niên.  Tại sao lại bị mất ngủ kinh niên?

 

Đ: Tốt nhứt là chúng ta nên tránh những thói quen làm xáo trộn giấc ngủ. Như cổ nhân đă nói: ngừa bệnh hơn là chữa bệnh.

Ở đa số bệnh nhân, nguồn gốc của mất ngủ kinh niên xảy ra cả chục năm trước đó. “Nhẹ gánh lo âu” là phương thuốc hữu hiệu nhứt tránh bệnh mất ngủ. Khi ta tạo thói quen nằm trên giường để đầu óc suy nghĩ lăng xăng th́ sớm muộn ǵ bịnh mất ngủ cũng sẽ thăm viếng ta. Lư do là tuổi càng chồng chất th́ những kỷ niệm u sầu không như ư muốn ta sẽ nhiều hơn là kỷ niệm vui. Cái đặc trưng của lo âu là kỷ niệm vui th́ lại dễ quên c̣n kỷ niệm buồn th́ rất khó quên. V́ thế, ngay lúc c̣n trẻ nếu ta không tập những phương pháp giúp cho tinh thần tĩnh lặng th́ hậu quả mất ngủ và bệnh tật sẽ rất dễ xảy ra khi ta về già. Lo âu trước khi ngủ, năo bộ ta sẽ phát ra những làn sóng nhanh dạng beta ngăn cản năo bộ đi vào giấc ngủ sâu. Khi ta ngủ sâu (giai đoạn 3 và 4) th́ năo bộ phát ra làn sóng chậm delta và theta.

Ta nên tránh dùng những chất kích thích trước khi đi ngủ. Thói quen uống rượu, uống cà phê hay hút thuốc vào ban đêm xảy ra rất nhiều ở đàn ông Á Châu khi họ gặp phải những chuyện căng thẳng trong cuộc sống. Họ không biết rằng những thói quen đó sẽ tạo nên bệnh mất ngủ. Mất ngủ kinh niên sẽ mở cửa cho nhiều bệnh tật vào cơ thể sau này. Chưa kể nghiện rượu và nghiện thuốc lá chính nó là những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể và sức khỏe sinh sản. Những nghiên cứu cho thấy rượu và thuốc lá có nhiều ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới, ngoài ra c̣n ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe bào thai nếu người phụ nữ hút thuốc và uống rượu trong lúc có thai. Mặc dù uống rượu và hút thuốc tạo ra những sảng khoái nhứt thời nhưng về lâu về dài sẽ có tác hại đáng kể đến sức khỏe và gây ra nhiều căng thẳng khác. Cách tốt nhứt trị căng thẳng là tham khảo ư kiến với người thân và học những phương pháp thư giăn như yoga, tài chi hay thể thao.

Sinh viên học sinh th́ cần phải ngủ có giờ giấc. Tốt nhứt là ngủ trước 10 giờ đêm. Thức đêm lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm xáo trộn đồng hồ sinh học trong năo bộ. Thời xưa khi chưa có đèn điện th́ con người sống gần gũi với nhịp điệu của đồng hồ sinh học hơn. Sau này, khi xă hội tiến bộ, tạo ra nhiều sản phẩm như TV, internet có khả năng gián tiếp làm xáo trộn đồng hồ sinh học. Chơi những game bạo động vào buổi tối cũng có khả năng kích thích năo bộ làm cho khó ngủ. Thống kê cho thấy trẻ em thời nay bị thiếu ng kinh niên. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trẻ em thiếu ng kinh niên sẽ dễ bị bịnh béo ph́ và tiểu đường.

Ngoài ra, các em cần tránh rượu chè và lạm dụng chất kích thích. Những năm đại học là những năm mà các em dễ bị xáo trộn giấc ngủ nhứt v́ các em không c̣n sống trong khuôn khổ gia đ́nh nữa. Cũng nên biết rằng một số lớn các bệnh tâm thần đều xảy ra ở lứa tuổi đôi mươi. Nếu thiếu ngủ và căng thẳng kinh niên th́ dễ mở cửa cho bệnh vào.

Nếu chúng ta ai sẵn có tánh lo âu th́ không nên xem tin tức truyền h́nh trước khi đi ngủ. Những cảnh thiên tai, bạo động, chiến tranh sẽ kích thích năo bộ và có khả năng làm xáo trộn giấc ngủ.

 

H: Xin chỉ dẫn cách điều trị bệnh mất ngủ kinh niên.

Đ: Khi bị mất ng kinh niên và đă tập luyện những cách tự nhiên để giúp giấc ngủ không thành công th́ bệnh nhân nên đi khám bác sĩ để được điều trị bằng thuốc. Hiện nay có nhiều loại thuốc trị mất ngủ. Nếu mất ngủ đơn thuần th́ có thể dùng các loại thuốc trong nhóm benzodiazepine (Temazepam, Flurazepam, ...), nhóm non-benzo (Zolpidem, Zaleplon, Zopiclone). Nhóm thứ nh́ thông dụng hơn v́ không gây nghiện thuốc và lờn thuốc. Thuốc ở trong cơ thể ta ngắn hạn nên không gây mệt mỏi khi thức dậy. Ở người lớn tuổi, nếu nhịp thức ngủ circadian bị xáo trộn, thức khuya ngủ ban ngày, c̣n được trị bằng các thuốc Melatonin hay Ramelteon.

Nếu bệnh mất ngủ do trầm cảm hay lo âu quá độ th́ cần phải uống các loại thuốc nhóm SSRI (Fluoxetine, Paroxetine, ...). Ngoài ra, một vài loại thuốc trầm cảm có tác dụng giúp giấc ngủ cũng thường hay được dùng là Trazodone, Mirtazapine và Elavil.

Tóm lại, bệnh mất ngủ xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị mất ngủ ngắn hạn, chúng ta cần t́m cách để có giấc ngủ b́nh thường trở lại. Khi mất ngủ trở thành kinh niên th́ nó trở thành một căn bệnh và quan trọng hơn nữa là bệnh mất ngủ sẽ mở cửa cho rất nhiều những bệnh khác xâm chiếm cơ thể và tinh thần của quư vị. Nếu quư vị bị bệnh mất ngủ kinh niên th́ nên tham khảo với bác sĩ gia đ́nh để được trị liệu cho đúng mức.

 

H: Ông chú tôi năm nay 84 tuổi.  Gần đây ông hay quên những chuyện vừa mới hôm qua. Con cháu đến thăm ông mà ông không c̣n nhận ra được.  Ông cứ nh́n sững sờ vào mặt và không nhớ đến tên ai nữa. Cháu đưa ông đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán là bệnh Alzheimer. Đó là bệnh ǵ vậy?

 

Đ: Alzheimer là bệnh thoái hóa, không phục hồi của hệ thần kinh (neurodegenerative). Bệnh nhân dần dần bị mất trí nhớ, thay đổi tâm tánh và sa sút trí tuệ (dementia, démence).  Bệnh do Bác Sĩ Alois Alzheimer (Đức Quốc) t́m ra vào năm 1906 sau khi giải phẫu khám nghiệm một người đàn bà chết v́ chứng sa sút trí tuệ. 

 Quan sát năo bộ cho thấy có sự hiện diện của rất nhiều mảng thoái hóa amyloides (neuritic plaques, plaques amyloides) bên ngoài tế bào thần kinh chết và những xoắn sợi thần kinh (neurofibrillary tangles, écheveaux neurofibrillaires) do protein Tau tạo ra nằm trong tế bào. Các mảng amyloides và các xoắn sợi thần kinh làm tổn hại hệ thần kinh và ngăn trở sự dẫn truyền mệnh lệnh. 

 Bệnh dần dần dẫn đến sự sa sút trí tuệ ở người già.  Đây là một hội chứng phức tạp bao gồm nhiều bệnh lư khác nhau như sự mất trí nhớ, mất khả năng phán xét, lư luận, thay đổi nhân cách, tâm tánh, cử chỉ, hành động.  Cả nhiều thế kỷ qua, người ta vẫn thường tuởng rằng hiện tượng trên là một giai đoạn b́nh thường trong tiến tŕnh lăo hóa.  Ngày nay, khoa học cho biết sự sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều bệnh lư khác nhau như: đứng đầu là Alzheimer, tai biến mạch máu năo stroke, bệnh Parkinson, bệnh Hungtinton, bệnh Creutzfeldt –Jacob (c̣n gọi là bệnh ḅ điên), cancer năo, chấn thương sọ năo, lạm dụng rượu, và một vài loại thuốc Tây, v. v... 

 Thống kê 2011 cho biết, tại Canada hiện có trên 747.000 người trên 65 tuổi bị bệnh lú lẫn. Cứ 20 người tuổi trên 65 th́ có một người bị Alzheimer. Theo ước đoán, v́ tầng lớp người già không ngớt gia tăng thêm lên măi, cho nên số bệnh nhân Alzheimer có thể lên đến 1.4 triệu người vào năm 2031. 

Hoa Kỳ hiện có trên 5.3 triệu bệnh nhân Alzheimer, trong số nầy gồm có 5.1 triệu người trên 65 tuổi, và lối 200.000 người bệnh dưới 65 tuổi.  Alzheimer không những chỉ tàn phá bệnh nhân mà thôi, nhưng nó cũng ảnh hưởng nặng nề luôn đến sinh hoạt gia đ́nh và cuộc sống của người thân nữa.  Đó cũng là một gánh nặng về y tế phí của quốc gia. 

 

H: Nguyên nhân của bệnh lú lẫn Alzheimer.

 

Đ: Cho tới ngày nay, các nhà khoa học cũng chưa t́m ra được nguyên nhân thật sự của căn bệnh quái ác nầy. Họ nghi ngờ bệnh có thể là do một loại virus có biến chuyển chậm (lentivirus), do độc tố từ chất nhôm aluminium, ô nhiễm môi sinh (pesticides, nông dược), do hiện tượng tự miễn autoimmune, hoặc do di truyền (maladie d’Alzheimer familiale autosomique dominante) nếu đă từng có xảy ra cho những người thân trong gia đ́nh, hay trong ḍng họ qua nhiều thế hệ rồi, hoặc nếu cha mẹ mang gene Alzheimer th́ con cái có thể có nguy cơ bị Alzheimer sau này.

Nhưng h́nh như các nhà chuyên môn thiên về phía giả thuyết «protéine bất thường» nhiều hơn hết, trong đó protein beta amyloid không ḥa tan đóng một vai tṛ then chốt trong sự làm phát sinh ra bệnh Alzheimer. Protein nầy hiện diện một cách b́nh thường trong các tế bào thần kinh và cả trong tế bào của các cơ quan khác nữa. 

 Ở người khỏe mạnh b́nh thường, beta amyloid sẽ tự phân hủy và bị loại đi nên không thể tạo ra các mảng amyloid được. C̣n đối với bệnh nhân Alzheimer, protein beta amyloid không thể tự phân hủy mà c̣n kết hợp lại với nhau thành những mảng amyloids trong mô năo. 

 Người ta cũng nhận thấy có sự tan biến tế bào thần kinh trong những vùng thuộc về trí nhớ, và các vùng tâm thần xung yếu khác của năo bộ. Ngoài ra c̣n có sự tuột giảm nồng độ của acetylcholin là chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters).

 

H: Xin cho biết diễn biến của bệnh Alzheimer như thế nào? 

 

 Đ: Một số nhà chuyên môn sử dụng một thang thăm ḍ gồm có bảy bậc được gọi là thang suy thoái toàn diện (échelle de détérioration globale ou échelle de Reisberg). 

 Bệnh Alzheimer có diễn biến chậm và tuần tự thông qua ba giai đoạn. Sự phân chia nầy rất cần thiết để giúp bác sĩ có một mô h́nh tổng quát của người bệnh, hầu có thể phác họa kế hoạch chữa trị thích nghi. 

 

 1-Giai đoạn tiên khởi: Kéo dài từ 2 đến 4 năm. Thỉnh thoảng hay quên việc nầy việc nọ.  Đôi khi bệnh nhân than phiền khó tiếp thu được những thông tin từ bên ngoài, hoặc cảm thấy khó khăn để thi hành theo lời chỉ dẫn. Người bệnh cũng gặp nhiều trở ngại trong cách diễn đạt tư tưởng của họ, không thể t́m ra đúng chữ để sử dụng. 

 Khó phân biệt giai đoạn nầy với hiện tượng lăo hóa thông thường của mọi người. B́nh thường th́ người già cũng hay quên những chi tiết nào đó hay những chuyện lặt vặt trong sinh hoạt hằng ngày.  Người bị bệnh Alzheimer cũng có thể quên một cái ǵ đó, một chi tiết nào đó, quên cả việc lớn và lẫn việc nhỏ nhoi không quan trọng. 

 Thay đổi nhẹ về nhân cách, thí dụ như tâm tánh bất thường, lo âu, trầm cảm, có khi giận dữ, mất đi sự hồn nhiên thường nhật, bớt tánh khôi hài, từ từ sống khép kín hoặc rút ra khỏi các sinh hoạt quen thuộc.  Sự mất trí nhớ càng ngày càng tăng thêm theo thời gian và theo sư tiến triển của bệnh. 

 

 2-Giai đoạn trung gian: Kéo dài từ 2 đến 10 năm. Suy thoái về các khả năng trí tuệ và thể xác.  Mất trí nhớ, quên cả quá khứ của ḿnh, quên bạn bè là những ai, hoặc quên luôn cả cha mẹ.  Không thể định hướng trong không gian và trong thời gian.  Một số bệnh nhân trở nên không yên, đi tới đi lui, hoặc đi lang thang, lai văng từ chỗ nầy đến chỗ nọ mà không có mục đích rơ rệt. Mất sự tập trung tư tưởng. Giai đoạn nầy gây nhiều khó khăn cho những người có nhiệm vụ chăm sóc bệnh nhân.  Tâm thần không ổn định. Giấc ngủ bị xáo trộn. Ngôn ngữ khó khăn. Khó khăn trong việc t́m chữ thích hợp để nói, hay dùng những từ không chính xác.  Trở nên thù địch, chửi thề, chụp giữ, đánh cắn, đập phá, hung bạo với mọi người xung quanh, bạn bè và cả với người thân trong gia đ́nh.  Thường có tâm trạng hay bực tức, la hét, hoảng loạn và sau đó th́ rơi vào trạng thái trầm cảm.  Không thể sống một ḿnh được. Cần phải có người săn sóc một cách thường trực. 

 

3-Giai đoạn cuối cùng: Thường rất ngắn ngủi, chỉ kéo dài từ 1 đến 3 năm mà thôi. Thường hay ngủ suốt ngày. Bất động. Không c̣n nhớ ǵ hết. Không c̣n hiểu ǵ hết. Không c̣n biết phương hướng. Không nhận biết người nhà.  Bệnh nhân ăn uống không được, hay sặc, khó nuốt, nên bị mất cân, gầy ốm rất nhanh.  Mặt vô cảm không biểu hiện một cảm xúc nào hết. Quên cả bản thân. Không quan tâm đến môi trường xung quanh.  Trao đổi liên lạc với người khác không bằng lời nói mà qua ánh mắt, bằng sự khóc la hoặc rên rỉ.  Mất trí nhớ, mất khả năng trao đổi ư tưởng với người khác. Không nói được. Ỉa trây đái dầm (incontinence).  Không tự rửa ráy, tự ḿnh bận đồ hoặc tự ḿnh săn sóc được.  Nằm liệt giường và cuối cùng th́ chết đi v́ bị viêm phổi, viêm thận hoặc v́ một chứng bệnh nào khác.  Có thể lầm lẫn với hiện tượng lăo hóa b́nh thường Alzheimer có biến chuyển rất chậm v́ vậy bệnh nhân cứ tưởng rằng tại họ già nên phải mất trí nhớ.  Đôi khi những dấu hiệu bên trên là những báo hiệu bước đầu của bệnh Alzheimer. 

 

 H: Những dấu hiệu nào cho biết một người bệnh đang mắc bệnh Alzheimer?

 

Đ: Có 10 dấu hiệu tiên phong có thể cho biết người bệnh quả thật là bị bệnh Alzheimer:

 1/ Mất trí nhớ ngắn (Memory loss that affects day to day function): nghĩa là không nhớ những việc ǵ mới xảy ra gần đây. Tuy nhiên, sự kiện nầy có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Đôi khi tự nhiên ḿnh quên phức đi một cái tên, một số điện thoại, v. v... Người bị Alzheimer cũng quên như thế nhưng họ không bao giờ nhớ trở lại được hết và họ cứ hỏi đi hỏi lại hoài hoài về một vấn đề mặc dù họ đă được trả lời rồi. 

 2/ Khó khăn trong đời sống hằng ngày (Difficulty performing familiar tasks): như không thể tự nấu cơm, tự chuẩn bị một bữa ăn b́nh thường. Đôi khi làm xong nhưng quên lửng không dọn ra, hay họ quên là họ đă có chuẩn bị bữa ăn rồi. 

 3/ Khó khăn trong ngôn ngữ (Problems with language): hay quên những chữ rất thường, hoặc sử dụng những từ không thích hợp khiến cho không ai hiểu nổi. Không có thể gọi đúng tên đồ vật. 

 4/ Mất định hướng trong thời gian và trong không gian (Disorientation of time and place): họ có thể bị lạc lối trên con đường trong xóm mà họ ở từ xưa nay. Họ không hiểu tại sao họ đang ở chỗ đó, và cũng không biết lối nào để trở về nhà.  

5/ Không biết cách phán xét, hoặc phán xét quá thô thiển (Poor or decrease judgment): một người c̣n khỏe mạnh đôi lúc có thể bị lăng trí như quên không giữ cháu bé trong giây lát. Người bị Alzheimer th́ quên tuốt luôn sự hiện diện của đứa nhỏ mà ḿnh có trách nhiệm trông coi. 

 6/ Gặp khó khăn trước những khái niệm trừu tượng (Problems with abstract thinking): ai cũng có thể gặp khó khăn trong việc theo dơi kiểm soát sổ trương mục tiết kiệm của ḿnh. Người bị Alzheimer th́ không c̣n hiểu ư nghĩa các số ghi trong cuốn sổ của họ và cũng không biết họ cần phải làm ǵ. 

 7/ Lạc mất đồ đạc (Displacing things): họ có thể cất giữ đồ vật trong những nơi không thích hợp, chẳng hạn như đem cất cái bàn ủi trong ngăn đá của tủ lạnh, hoặc đem cất cái đồng hồ trong keo đường, v. v... 

 8/ Biến đổi tâm tánh và thái độ (Changes in mood and behavior): ai cũng có thể thay đổi tâm tánh hết, nhưng người mắc bệnh Alzheimer th́ có cảm xúc không ổn định, tâm tánh của họ biến đổi rất mau, thí dụ như đi từ điềm tĩnh vui cười trước đó sang thái độ thù nghịch hoặc giận dữ khóc lóc chỉ trong ṿng đôi ba phút mà thôi. 

 9/ Thay đổi nhân cách (Change in personality): người bệnh Alzheimer có thể trở nên cau có khó chịu, đa nghi, e dè và lo âu. Có thái độ thù địch với mọi người kể cả người thân trong gia đ́nh họ. 

 10/ Mất hết sự ham muốn và sáng kiến (Loss of initiative): họ tách rời ra khỏi cuộc sống, không muốn tham gia vào bất cứ một sinh hoạt nào hết. Sống thu hẹp lại, không quan tâm đến người khác, việc khác, v. v... 

 

H: Bệnh Alzheimer có thể điều trị được không?

 

Đ: Cho đến nay cũng chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được hay chặn đứng lại được sự tiến triển của bệnh Alzheimer.  Chỉ có thuốc giúp làm giảm bớt được phần nào các triệu chứng của bệnh, và giúp cho đời sống của bệnh nhân được phần nào dễ chịu hơn đôi chút mà thôi: Reminyl, Rivastigmine, Aricept, Chlorhydrate demmantine.

 

H: Làm sao để pḥng ngừa cơn bệnh quái ác này?

 

Đ:  Hiện nay chưa có một món thuốc nào khả dĩ có thể ngừa được bệnh Alzheimer.  Một nếp sống lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh Alzheimer.  Chẳng hạn như :

- Phải luôn luôn vận động, linh hoạt, làm vườn, đi bộ, tập thể dục, thể thao thường xuyên và đều đặn. 

- Dinh dưỡng lành mạnh: rau cải trái cây tươi các loại, đa dạng, sậm màu để có đủ vitamins và các chất chống oxy hóa antioxidants. Ăn nhiều cá để có chất omega 3. 

- Kích thích năo, bắt trí năo làm việc thường xuyên: đọc sách báo, viết văn, viết báo, chơi đánh cờ, ô chữ, xếp chữ, v. v...

 - Tránh t́nh trạng căng thẳng tinh thần (stress). 

 - Kiểm soát huyết áp động mạch, cholesterol, và đường huyết ở giới hạn b́nh thường. 

- Tránh gây chấn thương sọ năo. 

- Giữ mối giao tiếp xă hội cho luôn luôn tốt đẹp. 

- Nhảy đầm, khiêu vũ dưỡng sanh. Có thí nghiệm cho thấy nhịp điệu Tango có thể giúp bệnh nhân Parkinson và Alzheimer cải thiện sự phối hợp giữa các động tác một cách khá rơ rệt. 

- Có rất nhiều thí nghiệm đă sử dụng thực phẩm bổ sung và thuốc thiên nhiên như vitamins E, B, acide folique, Selenium, Ginkgo biloba (bạch quả), v. v...  Kết quả không rơ rệt, không chắc chắn cũng như c̣n thiếu thí nghiệm lâm sàng. 

- Nên nhớ là không có thuốc nào có thể chữa được bệnh Alzheimer hết kể cả thuốc thiên nhiên, thuốc Đông y, thuốc Bắc, v. v... 

 

HẾT

 

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH
10/2019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com