Tu
là ǵ?
Đây
là một câu hỏi có quá nhiều câu trả lời khác nhau. Người th́ nói tu là
sửa, tu là diệt tham sân si, lại có người xem tu là phải có một pháp
môn, một phương pháp như ngồi thiền, niệm Phật để đạt được mục đích
như ư. Mà ngồi thiền để làm ǵ nhỉ? Để nhiếp tâm xem hơi thở ở bụng
hoặc ở mũi sao? Rồi phải dụng công thế này, không phải thế kia. Ôi,
sao mà phức tạp thế !
Từ khi Thầy tôi nói tánh biết và pháp tự ứng không cần bản ngă
xen vào định đoạt một cách chủ quan, cái ta lư trí chỉ làm cho sự việc
càng thêm phức tạp và tồi tệ hơn thôi. Quả đúng là như vậy, và từ khi
thấy rơ tánh biết tự ứng như thế nào th́ tôi cũng bắt đầu hiểu tại sao
tu, là làm tất cả mà như không làm ǵ cả.
Như vậy tánh biết và tự ứng là thế nào, ta nên t́m hiểu cho thấu đáo.
Pháp vốn tự nhiên và tánh biết cũng tự nhiên thấy pháp. Khi ta ảo
tưởng xen vào th́ nó cho là ta biết, từ đó có ư chí nỗ lực rèn luyện
để trở thành "như ư của ta". Nhưng trong thực tánh tự nhiên của pháp
th́ một hạt giống sẽ nẩy mầm, ra lá, đâm chồi... rồi lớn lên và đương
nhiên ra hoa kết trái. Cứ sống tự nhiên với tâm rỗng lặng trong sáng
để thấy ra tất cả pháp th́ lúc đó thần thông cũng chỉ là chuyện b́nh
thường như ra hoa kết trái.
Tánh biết chính là bản chất của tâm, v́ tâm có nghĩa là biết pháp, hay
nói cách khác cụ thể hơn là danh biết sắc. Tánh biết không những có
mặt trong tất cả tâm hữu thức mà c̣n bao gồm cả phần hoạt động của
tiềm thức và vô thức. Vậy tất cả các loại tâm biểu hiện ra ngoài thuộc
về tánh biết chứ không phải tánh biết thuộc về loại tâm nào. Cũng như
tất cả các loại sóng đều thuộc tánh nước chứ không phải tánh nước
thuộc về loại sóng nào.
Khi chưa biết tu, thân bạn có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc
bạn làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào
dễ thương, có lúc nói lời hằn học, cộc cằn, thô lỗ, ư có khi nghĩ điều
thánh thiện, có lúc nghĩ điều xấu xa, đê tiện. Từ những suy nghĩ của
bạn sẽ phát sinh ra lời nói, từ lời nói của bạn sẽ trở thành hành
động, và từ hành động đó sẽ trở thành thói quen nếu bạn lặp đi lặp lại
nhiều lần. Khi đă trở thành thói quen, dù xấu hay tốt, dù đúng hay
sai, nó sẽ trở thành nhân cách của một con người. Nếu thói quen đó tốt
th́ luôn giúp ích cho nhiều người, và ngược lại thói quen đó xấu th́
làm tổn hại cho nhân loại.
Khi biết tu th́ bạn tránh xa những việc làm xấu ác, mà hay làm các
việc thiện lành, tốt đẹp. Khi bạn biết tu th́ nói lời chân thật, vui
vẻ, êm dịu, nhẹ nhàng, nói lời cảm thông, và không bao giờ nói lời
gian dối hại người. Cái ǵ tốt th́ suy nghĩ, cái ǵ xấu th́ dừng lại,
không cho nó phát sinh. Người biết tu th́ thân không làm ác, miệng
không nói lời ác ư, không suy nghĩ ác, ai làm được như vậy th́ gọi là
người có nhân cách và đạo đức.
Đi xa hơn nữa, khi bạn biết thế nào là chánh niệm, thế nào là trọn vẹn
với thực tại, th́ dù thực tại đó là hơi thở, là đi, đứng, ngồi, nằm,
là tất cả sự… của thân hành; là những cảm giác hay cảm xúc khổ, lạc,
hỷ, ưu, xả; là những trạng thái của tâm, là cái “không là ǵ cả” hay
là cái “tất cả” v.v… th́ đều chỉ là tùy duyên, không có ǵ quan trọng,
tự thân chánh niệm mới là một trong những yếu tính cốt lơi của tâm
thiền. Tâm chánh niệm lặng lẽ trên mọi đối tượng mà không dừng lại ở
bất kỳ đối tượng nào.
V́ vậy, bạn đừng quá quan tâm chú niệm vào những trạng thái thân, thọ,
tâm, pháp, với tham vọng trụ tâm, với nỗ lực t́m kiếm điều ǵ trong
đó, hoặc với mong cầu qua đó sẽ đạt được những sở đắc lư tưởng, v́ như
thế tâm bạn lại bị dính vào một đối tượng hay một mục đích khiến bạn
phải phân tâm hay ngưng trệ, nghĩa là làm như vậy bạn không thể có
được một tâm chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền.
Trở về trọn vẹn với thực tại hiện tiền chủ yếu là không để tâm lang
thang hướng ngoại t́m cầu một cách mê muội trong t́nh trạng vong thân,
tha hoá, chứ không phải là trở về mải mê t́m lại cái tự ngă bên trong
để cô lập ḿnh với thế giới bên ngoài.
Dù bạn đang làm điều ǵ mà cũng không quên thực tại thân tâm ngay
trong công việc đó th́ thật là tuyệt vời. Được như vậy, bạn có thể ung
dung, tự tại, khi làm ǵ cũng không ra ngoài chánh niệm nơi thực tánh
pháp tự nhiên. Ba yếu tố tinh tấn, niệm và định thuộc về định phần
trong Bát Chánh Đạo. Yếu tố tinh tấn thuộc về động, yếu tố định thuộc
về tĩnh, c̣n chánh niệm vừa động trong tĩnh, vừa tĩnh trong động, cho
nên chánh niệm có khả năng ổn định một cách uyển chuyển tự nhiên,
không cần dụng công tọa thiền hay nhập định ǵ cả mà tâm vẫn an nhiên
tự tại.
Trở về trọn vẹn với thân (niệm thân) tương đối dễ. Trở về trung thực
với những cảm giác (niệm thọ) tương đối khó hơn. V́ khi có cảm giác
khổ bạn thường muốn chấm dứt nó ngay, và vô t́nh làm gia tăng cảm giác
khổ ấy. Khi có cảm giác lạc bạn thường muốn níu giữ nó lại, v́ vậy,
biến nó thành nỗi khổ của cái tâm lo sợ sự mất mát, biến hoại. Tâm
càng lăng xăng giải quyết – nắm giữ hay loại bỏ – những cảm giác một
cách chủ quan hời hợt bên ngoài th́ bên trong những cảm giác ấy lại
càng gia tăng áp lực mà bạn không đủ tĩnh tại để nhận ra. Như vậy, bạn
chỉ vô t́nh bóp méo hoặc cố ư điều chỉnh những cảm giác theo tư dục
của bạn hơn là trọn vẹn với bản chất thực của những cảm giác ấy.
Vi tế hơn, khi tâm bạn có thái độ phản ứng ưa thích hay ghét bỏ một
đối tượng nào th́ nó bị sa lầy trên đối tượng ấy mà quên mất gốc tâm,
nơi phát sinh ra những thái độ phản ứng ấy. Buông sự dính mắc trên đối
tượng của tâm để trở về nh́n lại thái độ phản ứng của chính nó (niệm
tâm) trên đối tượng ấy gọi là niệm tâm trên tâm. Khi cái ta ảo tưởng
của bạn nhận lầm tâm này là “ta” và “của ta” th́ nó liền sử dụng tâm
ấy theo ư đồ của nó, bấy giờ nó phản ứng một cách chủ quan, chỉ lo
chọn lựa, đối phó với t́nh h́nh bên ngoài để xem đối tượng đó có lợi
hay bất lợi cho nó thôi, mà quên đi chính thái độ phản ứng bên
trong nó mới là gốc thật sự tạo ra vấn đề! Như thế là theo ngọn mà
quên gốc. Chánh niệm đối với tâm (niệm tâm) chính là trở về với thực
tánh của tâm chứ không để tâm chạy theo đối tượng của ảo tưởng. Tuy
nhiên, không để tâm lang thang theo đuổi đối tượng bên ngoài không có
nghĩa là bạn bắt tâm dừng lại (định), và cũng không nên quá quan tâm
xem xét trạng thái tâm một cách đơn điệu như một đối tượng chọn lựa,
v́ như vậy bạn không thấy được tâm trong t́nh huống tự nhiên của nó.
Bạn chỉ cần trở về ngay nơi hiện trạng diễn biến của tâm ngay khi nó
đang sinh khởi hay hoại diệt là được, không cần phải dụng công giải
quyết, kiểm duyệt, phê phán hay biện minh ǵ cho trạng thái tâm đó cả.
Tóm lại, giống như người bất măn với hoàn cảnh hiện tại, say mê t́m
kiếm sự thỏa măn ở tương lai, do đó đă bỏ quên chính ḿnh, bôn ba đây
đó cầu mong đạt được sở thích lư tưởng của ḿnh! Cũng vậy, cái ta ảo
tưởng măi đi lang thang theo những bước thăng trầm với biết bao niềm
vui, nỗi khổ bên ngoài mà không biết rằng tự ḿnh vốn đă đầy đủ mọi
phẩm chất hoàn hảo ở bên trong. V́ thế, đừng lang thang t́m cầu những
trạng thái lư tưởng mộng mơ nào khác mà hăy trở lại chính ḿnh, thấy
ra tự tánh pháp ngay nơi thân tâm huyễn hóa này, tất cả chân lư đang
luôn luôn chờ bạn ở đó.
Đó là lư do v́ sao đức Phật dạy hăy trở về mà thấysự thật ngay nơi
thực tại hiện tiền , bởi v́ ngoài bản tâm thanh tịnh không c̣n t́m đâu
ra mảnh đất b́nh an trên cơi đời vô thường tạm bợ này để làm nơi nương
tựa:
“Nương tựa nơi chính ḿnh,
không nương nhờ ai khác.
Tâm thuần tịnh mới là
nơi nương nhờ khó được” (PC. 160)
Mạnh Tử cũng đă từng nói: “Trời đất đầy đủ nơi ta, chân thành trở về
với chính ḿnh, không hạnh phúc nào lớn hơn”.
Vậy tại sao ta cứ măi là người lữ hành bôn ba đi t́m ảo mộng, để rồi:
Lang thang từ độ luân hồi
Vô minh nẻo trước, xa xôi dặm về!
(Vũ Hoàng Chương)
Chức năng của chánh niệm là đưa tâm trở về thực tại, hay nói cách khác
là giải thoát tâm ra khỏi những hệ lụy do đánh mất chính ḿnh trong
điên đảo mộng tưởng . Cụ thể là chánh niệm giúp bạn:
Hóa giải mọi ràng buộc: Tất cả ràng buộc đều do vọng
niệm xuất phát từ cái ta ảo tưởng hay c̣n gọi là bản ngă vô minh ái
dục. Chánh niệm là trở về với thực tánh pháp nên không c̣n bị trói
buộc trong tưởng điên đảo hay tâm ảo hóa cùng với những phóng ảnh
không thực của nó nữa.
Sống an nhiên tự tại: Nguyên nhân của tâm bất an, bất
tại, quên mất chính ḿnh, là do thất niệm hay tán tâm tạp niệm, nghĩa
là tâm bị lôi cuốn về quá khứ, hướng vọng đến tương lai hoặc đắm ch́m
trong hiện tại. Khi chánh niệm trọn vẹn với thực tại ở đây và ngay bây
giờ th́ mọi ư niệm thời gian đều tự động biến mất không c̣n dấu vết.
Ngay đó tâm hoàn toàn tự do, thoát khỏi mọi áp lực của thời gian tâm
lư. V́ vậy, người sống trọn vẹn với thực tại luôn được thanh thản,
thoải mái, an nhiên, tự tại.
Trí nhớ ít suy giảm: Khi bị căng thẳng hay dính mắc vào
một điều ǵ người ta thường hay quên, hay đăng trí. Trái lại, người có
chánh niệm ít bị áp lực của sự dính mắc, căng thẳng, nên tâm được
khinh an thư thái và nhờ đó trí nhớ sẽ tốt hơn. Tất nhiên trí nhớ c̣n
tùy thuộc vào sự lăo hóa của tế bào năo, nhưng chính sự phân tâm, căng
thẳng thúc đẩy tế bào năo suy thoái nhanh hơn.
Tâm định được dễ dàng: Tâm định là tâm không bị chi phối
bởi ngoại cảnh, nghĩa là dù ở trong ngoại cảnh tâm vẫn bất loạn. Khi
tâm đang bận rộn trong ham muốn, bực tức, tán loạn, tŕ trệ hay phân
vân lưỡng lự th́ rất khó mà an ổn để chú tâm vào một việc ǵ trong
hiện tại. C̣n khi tâm có chánh niệm th́ việc chú tâm vào thiền định
hay chuyên chú vào công việc là chuyện rất dễ dàng.
Bảo toàn được nguyên khí: Chánh niệm chính là nguyên lư
“Tinh thần nội thủ” trong y học cổ truyền phương Đông. Theo nguyên lư
này th́ khi tâm trở về trọn vẹn với chính nó th́ chân khí không những
không bị phân tán, mà c̣n được bảo toàn nguyên vẹn, tức là ư chánh
niệm th́ khí cũng quy nguyên.
Làm chủ được thân tâm: Người tinh thần bị phân tán đă
không thể chú tâm th́ làm sao có thể làm chủ được thân khẩu ư. Giống
như một người lái xe bị ngoại cảnh chi phối không thể điều khiển tốc
độ hay hướng đi thích ứng được nên rất dễ gây ra tai nạn. C̣n người
chánh niệm không cần cố gắng vẫn có thể tự chủ một cách dễ dàng tự
nhiên.
Nói như vậy nếu chỉ quan tâm đến ư muốn của riêng ḿnh mà không để ư
đến tâm tư nguyện vọng của người khác là ích kỷ. Trở về gốc là chánh
niệm, từ đó bạn mới có thể tùy duyên đối tượng ở đâu mà thận trọng chú
tâm quan sát bên trong hoặc bên ngoài theo nhu cầu thực tiễn lúc đó,
nhưng bạn cũng không nên đánh mất tính toàn diện của thực tại (cả
trong lẫn ngoài), để không bị dính mắc vào một bên.
Thông thường, nếu bạn quá quan tâm đến đối tượng bên ngoài th́ sẽ bỏ
quên chính ḿnh, do đó cần phải trở về gốc thực tại thân tâm trước,
rồi khi tâm đă chánh niệm bên trong th́ nên hướng tâm quan sát thế
giới bên ngoài; và khi bạn đă có thể chánh niệm cả trong lẫn ngoài th́
tâm bạn không c̣n bị thiên lệch bên nào nữa.
Trong gia đ́nh, nếu ta không biết kính trên nhường dưới, ta không biết
tu miệng, th́ tối ngày hễ gặp mặt là căi vả, chửi bới, gây phiền năo,
khổ đau cho nhau. Thậm chí gây căi không nguôi cơn giận th́ đánh đập,
đánh đập không thỏa măn cơn giận th́ t́nh nghĩa không c̣n, mà t́nh
nghĩa đă hết th́ vợ chồng ly dị chia tay, gia đ́nh đổ nát. Nếu ai cũng
biết tu th́ ư vừa khởi nghĩ ác, liền biết đó là nhân xấu làm khổ đau
cho nhau, th́ ta không bao giờ nói lớn tiếng, đă không nói nặng th́
đâu có căi vả, không căi th́ làm ǵ có bực tức, đánh đập, không đánh
đập th́ vợ chồng làm sao ly dị, nhờ vậy gia đ́nh thường sống với nhau
an vui, hạnh phúc, v́ biết cảm thông và tha thứ cho nhau.
Như vậy, nếu người biết tu th́ ư không bao giờ nghĩ xấu cho ai, đă
không nghĩ xấu th́ tâm không bao giờ bực bội, phiền năo, nên lúc nào
cũng vui vẻ, hạnh phúc. Nếu ư không nghĩ xấu th́ miệng không nói lời
nặng nề, và thân không hành động thô ác th́ đâu có làm cho người đau
khổ. Bạn không làm khổ người th́ được người thương mến, yêu thích,
người thương mến th́ sẽ giúp đỡ bạn mỗi khi bạn gặp khó khăn hay hoạn
nạn.
Khi đă biết tu th́ ư nghĩ tốt, miệng nói lời lành, thân làm việc thiện
ích, ba nghiệp mà thiện th́ bạn được an vui, hạnh phúc, trong gia đ́nh
trên thuận dưới ḥa, ngoài xă hội không tranh chấp hơn thua th́ sẽ
được trật tự, an b́nh. Như vậy, người biết tu không làm ai buồn phiền,
đau khổ nên được lợi ích, do đó gia đ́nh sống hạnh phúc, xă hội cũng
được b́nh yên. Đó là người biết tu đúng theo lời Phật dạy.
Về ư nghiệp cũng có phần vi tế hơn, với người biết tu sẽ chuyển được
nghiệp xấu ác thành nghiệp thiện lành tốt đẹp. Nếu bạn biết áp dụng sự
tu hành trong mọi hoàn cảnh, khi đang làm việc khởi nghĩ ganh ghét,
buồn giận người, biết đó là ư nghĩ xấu có thể làm tổn hại cho người
ta, nên t́m cách không cho nó phát sinh. Ngược lại, bạn khởi nghĩ
thương người bất hạnh nghèo khó, tôn trọng, quư kính bậc hiền Thánh,
t́m cách giúp đỡ người khốn khổ. Đó là bạn biết chuyển ư nghiệp xấu ác
thành ư nghiệp thiện lành, tốt đẹp.
C̣n nếu bạn cho rằng, nếu đến chùa mới tu được th́ mỗi tháng được mấy
ngày, tu như vậy th́ quá ít rồi chứng nào tật đó, khi đến chùa th́ tu,
khi không đến chùa th́ tham lam, sân giận, si mê, ích kỷ vẫn c̣n
nguyên như vậy.
Cho nên, Phật dạy ta phải tu trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi
th́ mới có khả năng chuyển hoá được ba nghiệp xấu ác thành ba nghiệp
thiện lành, tốt đẹp. Ba nghiệp đă thuần thục rồi th́ ta thong dong đi
vào đời tùy duyên giáo hóa chúng sinh mà không sợ khó khăn hay bị
chướng ngại. Tu như thế mới thật sự có lợi lạc cho ḿnh và người. Đủ
duyên th́ ta đi chùa tụng kinh, sám hối, niệm Phật, ngồi thiền, hay
làm công quả và các việc phước đức khác. Ta không nên v́ ham tu mà
muốn được đến chùa nhiều mà phế bỏ việc nhà, không lo lắng cho gia
đ́nh, làm cho người thân mất niềm tin đối với Tam Bảo. Khi ta chưa
biết tu th́ gia đ́nh sống an vui, hạnh phúc, v́ ham phước cho riêng
ḿnh nhiều quá (ích kỷ) nên ta lén lút lấy tiền chung mà không thông
qua gia đ́nh, vô t́nh ta dính vào tội trộm cướp mà làm cho người thân
mất hết tín tâm đối với Phật pháp.
Có một bà cụ Nhật Bản đă tu niệm Phật gần hơn ba chục năm, nhưng v́
không gặp thầy lành, bạn tốt hướng dẫn chỉ dạy, bà ta siêng năng tụng
niệm mỗi ngày sáu thời, nhưng càng tu nhiều chừng nào th́ bản ngă lại
ph́nh to chừng nấy. Tuy bà tụng kinh, niệm Phật nhiều mà lại không
chịu buông xả tâm tham lam, sân giận, si mê, mỗi khi bà dừng niệm Phật
th́ nạt nộ, rầy la con cháu đủ thứ. Con trai bà thấy mẹ ḿnh tu như
thế nên rất buồn mà nói,”mẹ à, mẹ tu ǵ mà càng ngày càng sân si dữ
vậy”. Bà nói, “tao tu với Phật chớ đâu có tu với tụi bây? Tụi bây là
quỷ ma, tao phải trừng trị chứ”. Tu như vậy vô t́nh phỉ báng Tam Bảo.
Phật dạy chúng ta tu là để mở rộng tâm từ đem tấm ḷng yêu thương với
tất cả mọi người, từ người thân trong gia đ́nh cho đến người ngoài xă
hội. Tu như thế mới đúng lời Phật dạy, c̣n bà già trên v́ không t́m
hiểu kỹ lời Phật dạy, nên tu để ghi công tính sổ thật nhiều để được
Phật khen, do vậy càng tu càng tham lam, sân giận, si mê càng nhiều.
Chúng ta hăy nên chính chắn suy nghĩ kỹ lại chỗ này kẻo hiểu lầm lời
Phật dạy. Ta thờ Phật, tôn kính Phật, lễ lạy Phật v́ cái ơn cao cả khó
đáp đền trong muôn một. Nhờ Phật ra đời ta mới biết được đạo lư làm
người mà sống có nhân cách đạo đức, biết dấn thân phục vụ tha nhân.
Phật đâu có kêu ta tu với Phật, mà Phật chỉ khuyên ta tu với gia đ́nh,
người thân và mọi người trong xă hội. V́ ta quá tham lam, cứ nghĩ rằng
niệm Phật nhiều là Phật mau rước về cơi Cực lạc, nên ráng niệm thật
nhiều để ghi sổ tính công, có ai tới th́ lại đem ra khoe, “tôi một
ngày niệm ba ngàn câu”. Ta niệm Phật để buông xả tâm tham lam, sân
giận, si mê mà sống lại với tính biết thanh tịnh sáng suốt của ḿnh,
do đó càng tu càng thấy b́nh yên, hạnh phúc thật sự. Tu như vậy th́
họa may Phật mới rước về cơi Tây phương cực lạc, v́ cơi Phật A Di Đà
làm ǵ có sân giận, si mê.
Cũng vậy, chúng ta sinh ra đời mỗi người mang theo nghiệp riêng của
ḿnh mà cùng sống chung với nhiều người khác, mỗi người chấp giữ và
làm theo nghiệp riêng của ḿnh mà không thừa nhận nghiệp riêng của
người khác, nên mới có sự căi vả, tranh chấp, bất đồng quan điểm với
nhau. Trong một gia đ́nh, ông chồng th́ huân tập cái nghiệp của người
nam, bà vợ th́ huân tập cái nghiệp của người nữ. Hai nghiệp nam nữ tuy
có vài điểm tương đồng, nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt nhau.
Nên có nhiều gia đ́nh vợ chồng gây căi, chửi mắng, đánh đập, làm đau
khổ cho nhau, v́ ai cũng chấp cái lư của ḿnh là đúng, vợ chấp cái lư
của vợ, chồng chấp cái lư của chồng mà không biết dung ḥa, cảm thông
cho nhau để cùng vui sống. Cái đúng của người chồng là do thói quen
huân tập cái nghiệp của người nam. Cái đúng của người vợ là do theo
thói quen huân tập cái nghiệp của người nữ. Thế nên, ta phải biết cảm
thông và tha thứ cho nhau để đem lại sự an vui, ḥa thuận trong gia
đ́nh.
Khi chúng ta biết mỗi người đều có nghiệp riêng th́ ta không chủ quan,
không chấp trước mà biết khoan dung, độ lượng để gia đ́nh được sống an
vui, hạnh phúc trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau
với tấm ḷng vô ngă, vị tha.
Nói tóm lại, ai dẫn ta đi lang thang trong sáu đường luân hồi không có
ngày thôi dứt? Chính là hành động của ḿnh được lặp đi lặp lại nhiều
lần qua thân, miệng, ư, hay c̣n gọi là nghiệp báo, tuy là nghiệp nhưng
có nghiệp lành, nghiệp dữ. Vậy ta phải khôn ngoan, sáng suốt chọn lựa
nghiệp lành để có điều kiện sống tốt hơn mà không bị đọa vào chỗ tăm
tối, u mê.
Sắc thân, tiền bạc, của cải và gia đ́nh, quyến thuộc tuy rất cần trong
đời sống hằng ngày, nhưng không v́ các thứ đó mà ta tán tận lương tâm
để làm những việc xấu ác, để cuối cùng khi gần nhắm mắt ĺa đời, ta
phải một ḿnh gánh chịu lấy hậu quả đau thương, v́ khi sống không biết
giúp đỡ một ai. Ba thứ thân thương nhất mà ta hằng ngày lo lắng, cưu
mang, không có thứ nào đi theo ta được, mà chỉ có nghiệp tốt hay xấu
sẽ theo ta đến đời này, kiếp kia như bóng với h́nh.
Kính mong rằng, người Phật tử chân chính hăy nên thận trọng và ư thức
từng hành động, lời nói, suy nghĩ của ḿnh, đừng để làm tổn hại cho
ai, th́ khả dĩ ta c̣n có thể đi đến chỗ thiện lành, tốt đẹp để tiếp
tục một cuộc sống được nhiều an vui, hạnh phúc hơn.


Nguồn Tham Khảo:
1-https://wattpad.com/274165195-song-trong-thuc-tai-ht
2-https://www.facebook.com/nhatchan321991
3-https://khongdenkhongdi.blog.com/2015/01/song-trong-thuc-tai.html
4-https://thuvienhoasen.org/a2476/tu-la-coi-phuc
5-https://www.phatphapungdung.com/Facebook
6-https://www.facebook.com/phapthoaicuat…Blogs

LÊ
ÁNH
(tháng 5 năm 2019)