Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


  
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


SẢN KHOA, Với "20 Cái Hộ Sinh"
(Bảo Sanh Viện Từ Dũ, Sài G̣n năm 1962)

Lê P Thọ
 

 
 

Kỳ 1:
 

        

          Qua năm thứ 2 Y Khoa, tôi chuyển qua Bảo Sanh Viện Từ Dũ, để thực tập Sản khoa với chỉ tiêu “20 cái hộ sinh”.

 

         Giờ đây, tôi sẽ tiếp xúc với “Thế giới Đàn Bà”. Có lần tôi nghe một đàn anh kể cho nghe những ngày thực tập tại Bảo Sanh Viện Từ Dũ. Sinh viên thực tập đỡ sanh cho sản phụ, phải làm tất cả mọi việc từ khi bắt đầu nhận một sản phụ vào sanh đến khi sản phụ đưa về Pḥng Hậu Sản. Tôi cứ nghĩ là các bậc đàn anh muốn quan trọng hóa vấn đề để hù dọa đối với các “ma mới” như chúng tôi.

 

Một buổi sáng, tất cả anh chị em sinh viên trong toán chúng tôi đi thực tập tại Bảo Sanh Viện Từ Dũ. Chúng tôi cùng bảo nhau đến Bảo Sanh Viện Từ Dũ sớm hơn mọi ngày. Mỗi người trong chúng tôi h́nh như đang mang một cảm nghĩ mới lạ. Tất cả đều im lặng và chờ đợi ngoài hành lang, trước pḥng họp của Bảo Sanh Viện. Sau đó chúng tôi được gọi vào tŕnh diện bác sĩ Hoàng Ngọc Minh, một vị Thầy hiền lành và khả ái. Bác sĩ Minh phụ trách việc giảng huấn môn Sản Phụ khoa của trường Y Dược Đại học Sài G̣n và giúp sinh viên thực tập tại Bảo Sanh Viện Từ Dũ, cùng bác sĩ Nguyễn Văn Hồng, Giám Đốc Bảo Sanh Viện. Bác sĩ Minh chào đón anh chị em sinh viên với nụ cười trên môi. Thầy chỉ vẽ các thao tác trong lúc làm việc và nhắc nhở chúng tôi luôn luôn làm việc với mọi trách nhiệm và tạo ḷng tin nơi sản phụ. Mọi hành động, cử chỉ phải đứng đắn. Áo blouse sạch sẽ, gọn gàng, đội mũ chỉnh tề, khẩu trang đeo vào, rửa tay thật vô trùng, thái độ nghiêm chỉnh trước sản phụ.

 

Sau mươi phút dặn ḍ, Thầy đưa chúng tôi vào Pḥng Sanh và chia sinh viên thành từng toán nhỏ để Thầy hướng dẫn trực tiếp cách đỡ sanh cho một sản phụ sinh b́nh thường.. Chúng tôi chỉ được phép đỡ sanh các trường hợp b́nh thường không biến chứng. Những thai ngược và các thai non tháng nằm ngoài tầm tay của chúng tôi.

 

 Ngày đầu tiên, tôi theo dơi vài trường hợp sanh thường. Các cô nữ hộ sinh xinh đẹp rất thành thạo việc đỡ sanh các sản phụ và luôn luôn vui vẻ giúp các sinh viên mới vào thực tập đỡ sanh. Sau khi tôi cảm thấy có thể tự làm những việc giúp cho sản phụ, tôi ghi danh bắt đầu nhận sản phụ. Đang quan sát một sản phụ đang sanh tại Pḥng Sanh, tôi được một cô nữ hộ sinh ở Pḥng Nhận Bệnh mời tôi nhận một sản phụ mà tôi có trách nhiệm đỡ sanh.

 

Với chiếc mũ trắng trên đầu, khẩu trang gọn gàng, áo blouse tươm tất, tôi nghiêm trang bước vào Pḥng Nhận bệnh. Cô nữ hộ sinh nh́n tôi, nói như thường lệ:

              -    Mới 3 phân, ông thầy có nhận không?

Tôi vội lấy hồ sơ của sản phụ, lướt nhanh qua, trong khi vừa suy nghĩ. Mới 3 phân, chắc c̣n phải theo dơi khá lâu. Bây giờ là hơn 4 giờ chiều. Chắc phải đến khuya. Nhưng cứ kén chọn măi biết chừng nào có “ca”.

          - Thôi được, tôi đáp.

       Cô nữ hộ sinh hướng mặt về phía Pḥng Khám thai:      

- Ông thầy cần “toucher” lại không?

- Để lên Pḥng Sanh tôi làm luôn thể, tôi đáp nhanh.

- Mà “primi” đấy.

- Con so, tôi sẽ cố gắng cẩn thận.

 

Cầm lấy hồ sơ của sản phụ, tôi lấy số nhập viện và tự tôi hướng dẫn đưa sản phụ lên cầu thang để đến Pḥng Chờ Sanh trên lầu 2. Một người đàn ông trẻ tuổi, một tay đang khệ nệ xách một túi quần áo, một tay cầm một xấp báo cũ, lẻo đẻo đi theo sau mà tôi đoán là ông chồng của sản phụ. Qua khỏi cầu thang, vừa ra khỏi hành lang, đến ngay cửa Pḥng Chờ Sanh, sản phụ có vẻ hơi lúng túng và ngượng ngập. Có lẽ, lần đầu tiên người sản phụ của tôi mới chứng kiến cái cảnh thật xô bồ này.

 

Trong Pḥng Chờ Sanh, nhiều sản phụ, kẻ đứng người nằm, đủ mọi cỡ tuổi, đều mặc chiếc “áo thụng”, đang rên la v́ các cơn chuyển dạ. Các cô nữ hộ sinh trẻ, những cô học tṛ, đầu đội mũ vải, gọn ghẻ tươm tất trong bộ quần áo bệnh viện trắng phau, thẳng nếp, thoan thoắt nhanh nhẹn đi lại làm việc liền tay. Ở đây không phân biệt nghèo giàu mà chỉ tất cả là sản phụ nằm chờ sanh. Trên sàn nhà vài xấp báo cũ nằm bề bộn. Tôi đang lạc lơng vào đây, “thế giới của đàn bà”, để làm nhiệm vụ của ḿnh trong âm thầm lam lũ mà không cảm thấy e dè tủi hổ.

 

 

 

Xem KỲ 2

 

 

 

 


Bác sĩ Lê Ánh

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com