![]()
|
|||||||||
|
Tu cách nào cũng được định, miễn ta nhiếp tâm tu là được định, chứ không nhứt thiết phải tu theo thiền hay tịnh độ. Tuy nhiên, thiền giúp chúng ta biết chúng ta đang làm ǵ, thấy ǵ và nghĩ ǵ... tức là chúng ta được yên ổn phần nào mặc dù chỉ yên ổn trong động, nhưng cũng làm cho chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta có phẩm chất hơn và có ư nghĩa hơn.
Tại sao chúng ta phải định? và định cho ai?
Cuộc sống hằng ngày của chúng ta tùy thuộc rất nhiều ở môi trường chung quanh và chịu hoặc bị ảnh hưởng từ nếp sống gia đ́nh đến xă hội. Nếu chúng ta quay cuồng trong đó, th́ tâm của chúng ta vốn dĩ đă động, sẽ động hơn. Nếu chúng ta không quay cuồng trong đó, th́ ta sẽ bị nó đào thải. Vậy chúng ta phải làm sao? Câu trả lời duy nhất là hăy đạt cho được sự tương đối thanh tịnh trong cái loạn động đó.Muốn được như vậy, chúng ta phải làm ǵ? Muốn được như vậy, chúng ta hăy đem thiền vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Thiền là ǵ?Đă có quá nhiều định nghĩa cho thiền. Ở đây chúng ta không muốn đóng góp thêm chi một định nghĩa nữa, mà chúng ta muốn nói lên cái ǵ đơn giản nhất, thế thôi. Thiền là sống với chánh niệm, đơn giản như vậy đó. Thiền là trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm chính nơi tự thân ḿnh để t́m về tự tánh. Thiền là biết rơ ràng ta đang làm ǵ và không vướng mắc bởi những ư nghĩ không ăn nhập ǵ đến chuyện ta đang làm. Thiền là sự an lạc thật sự cho tâm hồn. Lúc thiền, cả ư nghĩ, lời nói và hành động đều được kiểm soát.Thiền là mầm tạo ra niềm vui, niềm an lạc và xóa đi những mầm gây ra đau khổ. Thiền là trở về t́m cái đẹp nơi chính ta. Thiền và chánh niệm là hai người bạn đồng hành, luôn sát cánh bên nhau để tạo nên sự tỉnh thức tuyệt vời. Nếu nói tu thiền mà tâm không chánh niệm, c̣n vọng động, không biết ḿnh đang làm ǵ, ấy không phải là tu thiền, mà có thể là tu ma cũng không chừng. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đă khẳng định: Bao giờ không có chánh niệm, bao giờ không có ngộ, bấy giờ không có thiền.
Như vậy lúc thiền, không cần rườm rà thêm thắt, chỉ cần tĩnh lặng trong tâm là đủ. Từ tĩnh lặng ta mới có sự tĩnh thức và từ đó ta mới có đủ sáng suốt để mà tự tại. Từ đó ta mới có khả năng an nhiên. Niệm tới cứ để chúng tới, ta không mời, không thỉnh, không chạy theo; niệm đi, ta cứ để chúng đi, chứ không buồn cầm giữ, mà cũng không đuổi. Nói th́ nói vậy, trên lư thuyết th́ dễ, chứ thực hành cho được như vậy quả là thiên nan, vạn nan. Tâm ta nó như con vượn chuyền cây th́ làm sao mà ngồi yên cho được? Nếu như tâm nó không chịu ngồi yên th́ hăy cho nó làm một cái ǵ đó để nó đừng chạy đông, chạy tây nữa. Chẳng hạn như kêu nó kiểm soát hơi thở,hít vào thở ra, hoặc đếm số từ một đến mười, rồi lại tiếp tục đếm ngược lại từ mười đến một, cứ thế mà làm, th́ nó chạy đi đâu ? Thế là thiền đă dẹp tan những vọng tưởng, cái bịnh chung của chúng sanh. Tuy nhiên, có người cho rằng thiền phải là cái ǵ cao siêu cơ, chứ ngồi đếm hơi thở, hoặc ngồi đếm số th́ dễ quá. Đúng th́ dễ nói, nhưng không dễ làm đâu các bạn ạ!
Kiếm ai để dẫn dắt ta trên bước đường hành thiền?
Tâm ta đầy dẫy những niệm, vọng niệm cũng có, mà chánh niệm cũng có. Chúng khởi lên rối bời, mà chúng ta lại lầm chấp chúng là cái tâm của ta, cho nên có khi nào ta thấy tâm ta an đâu. Bởi tâm không an, nên ta mới t́m cách làm cho nó an. Vấn đề ở đây là chúng ta có cái gọi là Tâm hay không? Tổ Bồ Đề Đạt Ma đă nói : Hăy nh́n thẳng lại nó, thử xem nó có thật hay không cái đă, rồi hăy cầu an cho nó. Nếu nó không thật, hăy để tự nó tan biến, ấy làan, là định. Chỗ niệm không khởi là vô niệm hay là không tâm. Bởi thấu triệt được cái lẽ Không mà Lục Tổ Huệ Năng đă bước vào cửa nầy bằng bài kệ:
Bồ Đề vốn không cội, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, chỗ nào dính trần ai? Tuy nhiên, bước vào và giải thoát là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Phàm phu chúng ta, có khi cũng bước vào vậy, có khi cũng ngộ vậy, nhưng nay ngộ, mai mê. Như thế th́ làm sao mà giải thoát ? Muốn giải thoát th́ trước tiên biết ḿnh cũng có tánh giác và phải biết rằng tánh ấy vốn thanh tịnh, không sanh, không diệt, tự nó nó đầy đủ, tự nó không dao động... Mà đă từ muôn ức kiếp, chúng ta quên bẳng nó, rồi cứ đi lang thang khắp nẻo luân hồi, tạo nghiệp ngập trời, thọ vô tận khổ. Hăy can đảm lên mà bước theo con đường của Đức Từ Phụ; hăy đi như người thức tỉnh, nhớ tới đường về quê, khôngc̣n lê bước lang thang. Đó là h́nh ảnh giác ngộ để đi đến giải thoát của đạo Phật. (07/2020)
|
||||||||
|