Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 

 

 

PHẬT HỌC

CHỮ DUYÊN

TRONG ĐẠO PHẬT

 - Lê Ánh

 

 

Theo tài liệu định nghĩa th́ “tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên” cũng chỉ có một ư nghĩa là: "duyên theo vạn hữu mà bản thể th́ không thay đổi".

 Đây là cốt lơi của vấn đề: "Làm thế nào để chúng ta khẳng định chính xác Bản thể của một pháp, để có thể Tùy duyên cho đúng với tinh thần Đạo?" và "Làm thế nào có thể tùy duyên mà không đánh mất bản thể?"

 

Trước hết, chúng ta nhận định "tùy duyên bất biến" là một nguyên tắc khảo sát về thái độ sống hay cũng có thể nói là "nhân sinh quan" mà mọi người, đều áp dụng trong cuộc sống tùy theo cách này hoặc cách khác. Cái thái độ sống này tùy theo con người hành xử, nghĩa là tùy theo văn hóa, tập tục mà người ấy hấp thụ, tùy theo môi trường hiện sống, nên trước một sự kiện con người đă chọn lựa những thái độ khác nhau để biểu lộ tính cách của ḿnh, hoặc những phương thức khác nhau để hoàn thành chủ kiến của ḿnh.

 

 Phật pháp dạy chúng ta rằng một Pháp gồm hai phần, một là Tướng trạng, hai là Bản Thể. Tướng th́ thay đổi, Thể th́ thường c̣n. Nghĩa là duyên theo Tướng trạng gọi là tùy duyên mà không đánh mất Bản thể gọi là bất biến.

 

      Thí Dụ:

 

1- Bản thể của Thiền là Định, tướng trạng của Thiền có thể là thiền tọa, thiền hành hoặc thiền trà..v.v... Tùy duyên bất biến nghĩa là duyên theo mọi tướng trạng của Thiền nhưng không làm mất bản thể là Định tâm. Thế cho nên, ta không thể xét đoán thiền tọa là đúng, thiền hành hoặc thiền trà là sai! Vấn đề là chúng ta có định tâm được hay là không khi tọa thiền, hoặc thiền hành, thiền trà v.v...

2- Tướng của chúng sanh có thiên h́nh vạn trạng lúc th́ làm trời, làm người, có thể là người nam, người nữ, người Âu, người Á, kẻ giàu sang, người nghèo khổ... và rồi có kiếp làm súc sinh, a tu la, có khi đọa vào địa ngục trôi lăn trong lục đạo tùy nghiệp báo mà trả quả, nhưng Bản thể của chúng sanh là Phật tánh th́ bất biến. Thế nên trước muôn loài chúng sanh, ta khởi Tứ Vô Lượng Tâm (Từ Bi Hỷ Xă) bao trùm muôn loài, không phân biệt ta người, bởi v́ Bản thể của ta và của chúng sanh th́ b́nh đẳng, cùng chung tánh Phật.

3- Học kinh Duy Ma Cật, chúng ta có vô vàn thí dụ về tinh thần "tùy duyên bất biến" mà với năng lực (tŕnh độ tu học) của chúng ta không đủ thâm sâu để hành xử. Ngài Duy Ma Cật là một Bồ tát đắc đạo, tái nhập Ta bà để hóa độ chúng sanh với thân phận là một cư sĩ tại gia. Ngài với huệ nhăn nh́n thấu vạn pháp như thật nên mọi hành hoạt thân khẩu đều phù hợp với Chân lư hay gọi là phù hợp với Bản thể của vạn hữu. “Tuy là cư sĩ ông vẫn tự tại không vướng mắc ba cơi. Tuy thị hiện có vợ con ông luôn sống đời tịnh hạnh. Tuy hiện thân giữa các thuộc hạ, vẫn thường vui thú viễn ly. Tuy mang ngọc vàng châu báu nhưng trang điểm thân ḿnh bằng phẩm hạnh oai nghiêm. Dù ăn uống như tục gia nhưng chỉ thưởng thức vị thiền. Chơi với phường cờ bạc để đưa người vượt thoát. Tiếp nhận dị đạo mà không hủy chánh tín. Thông hiểu kinh điển thế gian, nhưng thường hâm mộ Pháp Phật. Ai gặp ông cũng đều kính nể, tôn kính vào hàng bậc nhất. Ông giữ chấp tŕ luật pháp, duy tŕ trật tự dưới trên. Hợp tác hài hoà trong tất cả sự nghiệp buôn bán. Tuy cũng gặt hái những lợi ích trong những hoạt động thế tục của ḿnh, ông không lấy đó làm mừng. Rong chơi trên các ngơ đường, vẫn không quên giúp ích mọi người. Vào chốn công đường để bảo vệ kẻ thế cô. Tham gia các nghị hội để đưa người vào Đại thừa. Đến các trường học để khai sáng tâm mọi người. Vào nơi kỹ viện để cho thấy tai họa của dục vọng. Vào trong tửu lâu mà vẫn vững vàng ư chí.” (trích kinh Duy Ma Cật).

 

Đức Phật từng nói: Với người không có duyên, dù nói bao nhiêu lời cũng là thừa; c̣n như đă hữu duyên th́ chỉ cần xuất hiện, bạn cũng có thể thức tỉnh mọi giác quan của họ…

Giữa người với người, có thể gần, cũng có thể xa;

Giữa việc với việc, có thể phức tạp, cũng có thể giản đơn;

Giữa t́nh cảm với nhau, có thể sâu, cũng có thể cạn.

Đừng mong cầu người đối xử với ḿnh đặc biệt, cũng chẳng nên hy vọng họ sẽ bớt đi những toan tính.

Cuộc sống có người nói ít làm nhiều, cũng sẽ có kẻ chỉ biết hoa chân múa tay. Bạn không nên quá bận ḷng, chỉ cần quản tốt việc của bản thân: làm những việc cần làm, đi con đường nên đi, giữ ǵn sự lương thiện, nuôi dưỡng ḷng chân thành; khoan dung với mọi người, nghiêm khắt với bản thân, c̣n lại thuận theo nhân duyên là được.

Có một số việc, vừa phân trắng đen đă trở thành quá khứ;

Có một số người, giận hờn vài ngày đă trở thành dĩ văng;

Có những nỗi đau, vừa cười lên đă tan thành bọt nước;

Có những hoàn cảnh, nhờ chịu chút thương đau mà trở nên kiên cường.

Đôi khi hôm nay là việc lớn, ngày mai nh́n lại chẳng có ǵ đáng kể;

Năm nay quan trọng, sang năm sẽ trở thành thứ yếu;

Chuyện vĩ đại đời này, đời sau người ta gọi là truyền thuyết.

Chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ là câu chuyện của một người.

V́ thế trong cuộc sống hay công việc, nếu gặp chuyện không vừa ư, hăy nói với bản thân: “hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi cũng đến, hăy buông bỏ tất cả để bắt đầu ngày mới!”

Trên đời, có một số việc không phải không để tâm, mà để tâm cũng không làm được ǵ hơn.

Cuộc sống không có “nếu như,” chỉ có “hậu quả” và “kết quả.”

Đón nhận đời ḿnh như thế nào là do bản thân ta lựa chọn, người khác không thể quyết định thay.

 

Trưởng thành rồi, bạn sẽ biết cách lấy nụ cười đối diện với tất cả.

Trước hết, chúng ta nhận định "tùy duyên bất biến" là một nguyên tắc khảo sát về thái độ sống hay cũng có thể nói là "nhân sinh quan" mà mọi người, đều áp dụng trong cuộc sống tùy theo cách này hoặc cách khác. Cái thái độ sống này tùy theo con người hành xử, nghĩa là tùy theo văn hóa, tập tục mà người ấy hấp thụ, tùy theo môi trường hiện sống, nên trước một sự kiện con người đă chọn lựa những thái độ khác nhau để biểu lộ tính cách của ḿnh, hoặc những phương thức khác nhau để hoàn thành chủ kiến của ḿnh.

 

 Tôi nhớ trong thời kỳ Phật giáo đấu tranh tại Sài g̣n, có một tờ báo in roneo, phát không vào mỗi lúc có thuyết pháp tại Việt Nam Quốc Tự, tên là: "Có Cứng Mới Đứng Đầu Gió", nghĩa là phải ngay thẳng, vững chắc như cây thông mới đương đầu với phong ba bảo táp. Quan niệm "uy vũ bất năng khuất" của nho gia hay là chủ trương "lấy cương chống với cương", phần nhiều chỉ gây đau khổ cho người và cho ḿnh! Cái này có thể nói là chỉ có bất biến mà không tùy duyên!

 

 Hay là như hiện nay tại Hải ngoại, vẫn c̣n một số quư bác, quư ông bà áp dụng luân lư đạo đức Nho giáo: trong gia đ́nh, cha mẹ quyết định mọi thứ không cần nghe theo ư kiến của con cái. Các thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên trong môi trường hải ngoại, tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau nên đă phản ứng chống đối lại. Sự sống chung giữa hai nền văn hóa, nếu không có sự tương nhượng giữa đôi bên chắc chắn sẽ gây đổ vỡ cho nhiều gia đ́nh. Chúng ta có vô vàn thí dụ điển h́nh.

 

 Ngược lại, một số khác chủ trương "ăn theo thuở, ở theo th́" nghĩa là chủ trương "tùy thuận", ví như cây liễu, mặc cho phong ba bảo táp, cuồng phong từ tứ phương, tám hướng thổi đến, liễu rạp người xuống, đợi cho cuồng phong lắng động, th́ liễu lại vươn ḿnh đứng dậy. Chủ trương sống này có vẻ "ba phải" đằng nào cũng "phải", rốt cuộc là người không có chủ trương, tránh né khó khăn, không dám giải quyết vấn đề, đa số thường nhận định như vậy.

 

 Tuy nhiên, muốn làm "ông ba phải" cũng không dễ, phải có "nội lực" thâm hậu mới chịu nỗi áp lực các nơi. Tôi nhớ có một câu chuyện trong Thiền tông, không nhớ chính xác, nhưng có lẽ kể ra th́ nhiều anh chị trong chúng ta nhớ rơ sẽ bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Chuyện kể đại ư rằng: Có ba chú tiểu tranh luận với nhau (đề tài th́ tôi quên mất mà có lẽ cũng không cần thiết), chú tiểu A nói rằng theo tôi th́ như vầy, chú tiểu B phản đối rằng nó phải như vầy, trong lúc chú C lắng nghe không có chủ kiến. A và B không ai nhường ai, A quyết định vào thư pḥng hỏi Sư phụ. Sau khi nghe chú A tŕnh bày, sư phụ bảo A đúng. Chú B không phục, tức tốc vào pḥng hỏi sư phụ rằng con nói như vầy, A lại bảo thế kia, sư phụ xem ai đúng. Sư phụ lúc nầy lại bảo B đúng. Chú C hoài nghi, rơ ràng là A và B chủ ư ngược với nhau, sao Sư phụ lại bảo rằng cả hai cùng đúng. Chú C lại vào chất vấn rằng Sư phụ "ba phải" chăng? Sư phụ từ tốn mỉm cười và trả lời con nói cũng đúng!

 

Sư phụ lúc nầy lại bảo B đúng. Chú C hoài nghi, rơ ràng là A và B chủ ư ngược với nhau, sao Sư phụ lại bảo rằng cả hai cùng đúng. Chú C lại vào chất vấn.

Cư trần lạc đạo khả tuỳ duyên

Cơ tắc san hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

 

(Ơn đời vui đạo hăy tuỳ duyên

Đói ăn khát uống, mệt ngủ liền

Của báu trong nhà không t́m kiếm

Đối cảnh vô tâm chế hỏi thiền)

(Trần Nhân Tông)

Tất cả chúng ta đang sống trong cơi trần tục này vui ít khổ nhiều, trầm luân trong bể khổ. T́nh trạng chiến tranh, khủng bố đang tiếp diễn ngày càng mạnh, luôn luôn đe dọa và ŕnh rập cướp đi mạng sống của chúng ta. Đó là thảm cảnh đă, đang và sẽ xảy ra trên trần gian này.

 

Đức phật dạy: “Tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”. Đó là nguyên lư vô cùng cao thâm của Phật giáo. Đạo Phật tồn tại theo thời gian, không biến hoại theo không gian là do đạo Phật vượt qua cả không gian lẫn thời gian, không bị thời gian và không gian thay đổi, cũng là do thực hành theo nguyên lư này “tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên”. Bởi v́, đức Phật chủ trương con đường trung đạo, nghĩa là không buông lung phóng dật và cũng không quá khắc khe với chính ḿnh, mà phải sống đời sống tự tại giải thoát. Không bị bất cứ dục lạc nào trên thế gian cám dỗ.

“Không phóng dật đường sống

Phóng dật là đường chết

Không phóng dật không chết

Phóng dật như chết rồi”

Đối với những ai sống đời sống bung lung, phóng dật th́ người ấy tuy c̣n sống nhưng đă chết rồi, nhưng những ai sống khổ hạnh quá cũng không được. Chúng ta thử lấy cuộc đời đức Phật làm minh chứng. Khi Ngài c̣n là thái tử, sống trong hoàng cung đầy đủ dục lạc thế gian, nhưng Ngài không hưởng thụ mà bỏ đi t́m chân lư. Đến lúc vào rừng sống đời sống khổ hạnh, cũng không t́m ra ánh sáng chân lư. Ngài bèn quyết định từ bỏ lối sống khổ hạnh và t́m đến cội bồ đề thiền định suốt 49 ngày đêm và t́m ra ánh sáng chân lư. Tức là đạt đến vô thượng bồ đề. Do vậy, Ngài dạy các tỳ kheo hăy từ bỏ đời sống dục lạc thế gian và cũng không nên t́m lối sống khổ hạnh, mà phải thực hành theo con đường Trung Dạo.

 

Trần Nhân Tông đánh bóng con đường trung đạo của đức Phật qua bài thơ này.

Ở đời vui đạo hăy tuỳ duyên

Đói ăn khát uống mệt ngủ liền

Chuyện ăn, uống, ngủ, nghỉ là chuyện thường t́nh của nhân thế. Tuy thường nhưng chẳng phải thường. Biết bao nhiêu ngựi v́ miếng ăn mà anh em bất hoà, biết bao nhiêu người v́ miếng ăn mà tán gia bại sản, biết bao nhiêu người v́ miếng ăn mà nước mất nhà tan v.v... cùng là v́ miếng cơm manh áo mà ra. Chiến tranh xảy ra cùng là giành ăn đó mà thôi, nhiều người sống không có cơm ăn áo mặc, nay đây mai đó cùng v́ miếng ăn đó mà thôi. Vậy thử hỏi ai dám tuyên bố rằng chuyện ăn uống ngủ nghỉ là chuyện nhỏ, là b́nh thường. Đối với người Phật tử sống theo lối sống phạm hạnh, th́ xem những chuyện ấy b́nh thường, v́ họ thực hành theo lời dạy đức Phật, sống đời sống tri túc

“Tri túc tiện túc, đăi túc hà thời túc

Tri nhàn tiện nhàn, đăi nhàn hà thời nhàn.”

Người biết đủ th́ dầu có nằm trên đất cũng thấy an nhàn, người sống không biết đủ th́ dầu có ở trên thiên đàng cũng vẫn thấy thiếu. Do đó, có sự khác nhau rơ rệt giữa người sống phạm hạnh và người sống đời sống không phạm hạnh, người hiểu đạo và người không hiểu đạo. Đối với người sống phạm hạnh th́ mặc cho thế gian vô thường, sinh tử sự đại, đứng trước sự hỷ, nộ, ái, ố của thái thế nhân t́nh th́ vẫn giữ b́nh thản tâm hồn, không bị giao động bởi vật chất và dục lạc thế gian. Do vậy tăng đoàn đức Phật luôn coi trọng, xiển dương đời sống phạm hạnh. Chính vật chất thế gian làm cho con người ta đau khổ, trầm luân. Đức Phật dạy rằng hăy từ bỏ những lợi dưỡng thế gian, mà hăy quay về sống với nội tâm, quay về với thế giới nội tại vô cùng quư giá mà chúng ta đă hằng quên. Tức là chơn tâm thường trú vắng lặng trong chúng ta.

“Của báu trong nhà không t́m kiếm

Đối cảnh vô tâm chế vấn thiền.”

Đức Phật dạy: “này các tỳ kheo, hăy tự ḿnh thắp đuốc, thắp lên với chính ḿnh đừng thắp lên với một pháp nào khác. Hăy nương tựa chính ḿnh, đừng nương tựa một pháp nào khác”. V́ chính chúng ta mới quyết định được đời sống của chúng ta mà thôi. Ngài cũng không ép buộc bất cứ một người nào tin và nghe theo Ngài. V́ nếu tin Phật mà không hiểu Phật nghĩa là đồng thời huỷ báng Phật vậy.

“Tự ḿnh y chỉ ḿnh

Nào có y chỉ khác

Nhờ khéo điều phục ḿnh

Được y chỉ khó được” Kinh Pháp Cú 160

 

Người Phật tử đối với việc khen chê, chỉ trích, công kích, đả phá chúng ta không vội tin theo mà phải suy xét tường tận rồi mới tin. Nếu như người Phật tử mà mê tín th́ không phải là Phật tử chơn chánh, người Phật tử cần phải chánh tín. Đối với sự khen chê, yêu thương, ganh ghét là chuyện thường t́nh của người đời, chúng ta không v́ khen mà vui, chê mà buồn, mà phải giữ tầm hồn trong sạch và t́nh tĩnh khi đối diện với nó. Không nên tin vào những ǵ dù đó là những chuyện được người đời tin theo, không tin vào điều ǵ dù đó là điều của vĩ nhân ở đời, không tin vào điều ǵ dù đó là của bậc thánh nhân để lại, mà phải tin vào điều ǵ chúng ta hiểu và đem lại lợi ích cho ḿnh và cho người.

“A tu la nên biết

Xưa vậy nay cũng vậy

Ngồi im bị người chê

Nói nhiều bị người chê

Nói vừa phải bị chê

Làm người không bị chê

Thật khó t́m ở đời” PC 227

 Ngày xưa vua Đường Thái Tông hỏi Hứa Kính Tôn rằng: trẫm thấy ngươi đâu phải là phường sơ bạc mà sao lại bị tiếng thị phi chê ghét như thế.

 

Hứa Kính Tôn trả lời: tâu bệ hạ: trời mưa tầm tă người nông phu vui mừng cho ruộng đất được tốt tươi, thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét v́ đường trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng phường đạo chích lại ghét v́ ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn mưa nắng của thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương, c̣n hạ thần cũng đâu phải người vẹn toàn th́ làm sao trách khỏi tiếng thị phi chỉ trích. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc c̣n hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.

 

Qua đó chúng ta thấy được rằng người Phật tử không được chê bai chỉ trích ai, mà cũng không nên tin theo những lời thị phi chỉ trích của thế gian. Chúng ta giữ được tâm ư trong sạch, b́nh thản trước những khen chê, thành bại. Thế mới xứng đáng là người Phật tử. Chúng ta phải có niềm tin vững chắc mới có thể vượt qua những chướng ngại của cuộc đời, có những trở ngại mà vượt qua th́ những việc làm của chúng ta mới tăng phần giá trị. Và phải tự chiến thắng với chính ḿnh đừng để trần gian mê hoặc.

“Ví như đường đời bằng phẳng cả

Anh hùng hào kiệt có hơn ai.”

Đối với đạo Phật th́ Chân Lư là bất biến! Bản thể là một danh từ khác của chân lư. Chân lư th́ đúng với mọi thời đại, mọi quốc độ, mọi chúng sanh. Nên muốn tùy duyên cho phù họp với Chân lư bất biến th́ phải là Bồ tát, phải là bậc giác ngộ hoàn toàn. C̣n chúng sanh v́ mức độ hiểu Đạo, Tu học thâm sâu, nông cạn không giống nhau nên trong hành xử có sai khác... là chuyện dễ hiểu! Thế nên không thể phán xét đúng sai để rồi từ đó, nổi tâm sân hận việc nhỏ th́ chỉ có thiệt ḿnh, nhưng việc lớn th́ di hại cho muôn loài chúng sinh!

 

Đây là mấu chốt của tranh chấp, của phiền năo. Ai ai cũng nghỉ rằng “chủ trương của ta mới là ĐÚNG, là phù hợp với Bản thể, c̣n của kẻ kia là SAI LẦM”. Nên nhớ rằng chúng ta, tất cả chúng ta đều là phàm nhân, nên không thể nào nh́n thấu được bản thể của Pháp, bởi v́ dưới lăng kinh của nghiệp lực th́ đó là chuyện không thể! Ví như trong chuyện “bốn anh mù rờ voi”, mỗi người chỉ có thể rờ được một bộ phận khác nhau của con voi, cho nên đă có bốn nhận định khác nhau về con voi. Những nhận định này SAI chăng (?), không tất cả đều ĐÚNG, nhưng chỉ đúng với vị trí của mỗi người. Thế nhưng, cả bốn đều cho rằng nhận định của ḿnh là đúng với sự thật, đúng với chân lư, cho nên nẫy ra tranh chấp quyết liệt, không ai nhường ai! Người TRÍ chỉ biết mỉm cười thương xót.

 

Phật pháp trở nên thiên biến vạn hóa, thiên h́nh vạn trạng bởi v́ không hề có một pháp nào là độc lập, là tự có; các pháp duyên nhau mà sinh diệt nghĩa là "cái nầy có v́ cái kia có, cái nầy diệt nên cái kia diệt". Thế cho nên, Bản thể của một Pháp mà chúng ta với nhục nhăn, nhận định là “bất biến”, thật ra chỉ có giá trị tương đối (giá trị tục đế)! V́ vậy không có ǵ tuyệt đối trong cuộc đời này.

 

 

 

  

LÊ ÁNH
(11/2019)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com