Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


 

NHỮNG CHUYẾN ĐI VÔ VỌNG

(Sài G̣n, 1986)

Lê P Thọ
 

 Cũng liều nhắm mắt đưa chân,

 Lần xem con tạo xoay vần đến đâu!

 

       Những ngày Tết âm lịch sắp đến, cũng là những ngày của tháng 2 năm 1986. Các con được nghỉ học hơn tuần lễ. Tôi xin phép bệnh viện nghỉ phép trong dịp Tết. Thế là một chuyến đi về Nha Trang. Lần đầu tiên chỉ có Trang và Hùng đi với Cha. Mỗi người mang theo một chiềc xe đạp làm phương tiện đi lại và không mang một vật dụng ǵ ngoài bộ quần áo b́nh thường mặc trong người. Về đến Nha Trang, ba cha con tá túc tại nhà Chú Banh, em trai tôi, để theo dơi tin tức từ quê. Tôi t́m liên lạc với chú Hưng, bạn quen của chú Tư Đẩu, ở tại Nha Trang, để biết t́nh h́nh an ninh tại quê. Chờ đợi vài hôm ở Nha Trang. Sau cùng tin tức từ quê cho chú Hưng biết chuyến đi chưa thực hiện được.

       Sau chuyến nghỉ phép về Nha Trang t́m đường “đi xa” nhưng không thực hiện được, ba cha con trở về lại Sài G̣n. Các con đi học lại b́nh thường. Tôi trở lại bệnh viện làm việc và trực gác như mọi ngày. Những ngày đi làm việc nhưng đầu óc tôi luôn luôn nghĩ đến chuyện “đi xa”.

       Nhiều người đă đi xa được, phao tin là nhờ cầu nguyện, đi xem bói bài… Khi người ta làm một việc ǵ ngoài khả năng của ḿnh, thường thường dựa vào bái lễ và thần linh. Tôi th́ không hẳn tin hoàn toàn vào các lời đồn đăi đó, nhưng vợ tôi đặt trọn niềm tin vào việc ấy. Nhận được tin tức từ Mỹ về, vợ tôi tin rằng D́ Sáu (em vợ tôi) đă vượt biển được sau những lần cầu nguyện ở tượng Đức Mẹ Maria. Thế là những ngày cuối tuần, chúng tôi mang một bó hoa huệ đến cầu nguyện Đức Mẹ Maria ở Thủ Đức. Rồi có lúc đến thăm các ông thầy tướng số…. rồi đến cô Dung. Cô Dung là một cô giáo tiểu học. Ngoài giờ dạy ở trường, cô có nghề bói bài tại nhà. Nhà cô Dung ở trong một cái hẻm trong vùng Tân Định, ở đường Đinh Tiên Hoàng, Sài G̣n. Có khá nhiều người đến nhờ cô bói bài xem để đoán được việc “đi xa” có thuận lợi không.

       Trước mỗi lần tôi chuẩn bị đi xa, vợ chồng chúng tôi đến nhờ cô Dung bói bài để xem thời vận. Vợ chồng chúng tôi ngồi đối diện cô trên chiếc chiếu bông trải giữa nhà. Vợ tôi đặt tiền lễ vào trong cái đĩa để trước mặt chúng tôi. Cô Dung cầm bộ bài, nghiêm trang chia bài ra 4 nhóm, các con bài ngửa mặt, trước mặt chúng tôi. Chia bài xong, cô Dung ngồi im lặng vài giây. Cô nói lên những ǵ trước các con bài hiện ra. Có lần cô nói “lần này đi không được”. Cô ta nói một cách khẳng định. Vợ tôi th́ ngồi im. Tôi ṭ ṃ hỏi lại: “Vậy nếu tôi ra đi th́ có bị ǵ không?”. Cô ta đáp gọn: “Không hề ǵ, chỉ có tốn tiền thôi”. Cô nói vậy, nhưng chuyến sau vào dịp hè, ba cha con chúng tôi vẫn ra đi. Lần này vẫn đến Nha Trang, ba cha con tá túc tại nhà chú Banh, nghe ngóng tin tức. Chú Hưng cho biết t́nh h́nh an ninh tại quê nhà chưa cho phép đi được. Lại trở về Sài G̣n, mọi người ai nấy trở lại công việc b́nh thường của ḿnh.

       Chân và tôi thường xuyên đi lại họp tại nhà của anh Chiêm để bàn đi bàn lại mọi việc. Chiếc ghe đă thuộc hẳn về chú Tư nhờ sự trợ giúp của anh Chiêm. Ghe đă tu sửa lại nhiều và gắn máy mới. Hằng ngày ghe vẫn đi đánh cá ngoài biển khơi. Mọi chuẩn bị “đi xa” vẫn tiến hành. Công việc làm ăn vẫn đều đặn như thường lệ. Ghe vẫn hằng ngày, sáng sớm xuất bến đi làm cá, chiều sẫm tối mang cá về đổ tại bến.

       Lại một cái Tết sắp đến. Mọi dự định bất thành. Mùa hè lại đến. Các con nghỉ học. Tôi xin phép nghỉ việc tại Bệnh viện để cùng hai con đi phép về Nha Trang. Trước mỗi lần chuẩn bị cuộc hành tŕnh, vợ chồng chúng tôi ghé lại thăm cô Dung bói bài để đoán xem lại thời vận. Lần này cô nói một cách khẳng định: “Ông đi lần này cũng không sao, nhưng chưa đi thông suốt được, mà lại bị bịnh”. Nghe nói bị bịnh, tôi thầm nghĩ: Sức khoẻ của tôi b́nh thường mà cô nói là bệnh th́ thật khó tin. Tuy nhiên tôi vẫn giữ trong ḷng lời tiên đoán của cô Dung.

       Lần này, chuẩn bị như mọi lần, ba cha con về đến Nha Trang mang theo mỗi người một xe đạp. Đi xe đ̣ về Ninh Ḥa vào buổi chiều. Tạm trú tại một nhà quen gần bến xe Ninh Hoà. Hẹn gặp nhau trước chùa Phật học Ninh Ḥa vào lúc nhá nhem tối. Trên đường Ninh Ḥa về Ḥn Khói, lúc bấy giờ c̣n nhiều người qua lại. Chờ đêm xuống khoảng 7 giờ tối, chúng tôi dùng xe đạp đi về hướng Ḥn Khói, rẻ ra đến tận cầu gỗ Bá Hà. Mọi người đi trong im lặng, quăng cách xa nhau. Chú Tư Đẫu, từ ngoài Bá Hà vào, đi qua cầu gỗ Bá Hà, gặp chúng tôi và ra hiệu cho chúng tôi đi trở lại. Đi trở lại một đoạn đường trong bóng đêm, chúng tôi gặp lại nhau, Đẫu cho biết là chưa đi được và phải trở về.

       Trở lại Ninh Hoà bằng xe đạp. Lên đến Phước Đa, trời đă tối hẳn, khoảng gần 10 giờ đêm. Chúng tôi ba cha con và hai cha con của Chân bàn nhau ghé lại tạm trú tại nhà cô Ba Thành. Vào nhà cô Ba Thành giữa lúc trời tối, chúng tôi đều đồng ư với nhau là không nói việc “đi xa “ mà nói là từ Vạn Giă thăm bạn bè về, lỡ tối.

       Sau đó, cơm nước xong, chúng tôi định ngủ tại đây đến ngày mai sẽ liệu tiếp. Đàn ông th́ dễ dàng trong việc vệ sinh cá nhân. Phần các cô gái th́ phức tạp hơn. Trang, con gái tôi, phải mượn quần áo cuả Tuyết, con gái cô Ba, để tạm dùng qua đêm. Cơm nuớc xong, mọi người đều chuẩn bị đi ngủ. Tự nhiên tôi cảm thấy hai con mắt nhức nhối khó chịu. Đầu tiên tôi đă dùng khăn nước ấm đắp lên hai mắt, nhưng vẫn không đỡ chút nào. Càng về khuya, hai mắt tôi càng đau nhức nhiều hơn. Thức trắng qua đêm. Sáng hôm sau, hai mắt tôi vẫn đau nhức nhiều và sưng húp lên không nh́n thấy được ǵ cả. Ba cha con tôi đành phải ở lại nhà cô Ba. Chân trở về Nha Trang, gửi lại đứa con trai (Vinh, lúc ấy khoảng 12, 13 tuổi) ở lại với chúng tôi. Vinh ở lại với chúng tôi nhưng sau đó tự ư chuồn đâu mất mà không nói một lời… Ở lại nhà cô Ba gần một tuần lễ. Đôi mắt tôi đă b́nh phục. Sau đó trở về lại Nha Trang, ba cha con ghé lại nhà chú Banh.

       Chúng tôi vừa vào nhà chú Banh, một lác sau, cô Ba Thành lại đến. Cô đến nhà chú Banh, vui vẻ nói chuyện và đề nghị với chúng tôi một mối vượt biển do chị Lê Thị Tha, ở Phước Đa, Ninh Ḥa, tổ chức. Chị Tha là cháu kêu Cô Ba bằng Cô. Cố dấu câu chuyện” đi xa”, tôi thẳng thắng từ chối. Tôi nói với cô là hiện nay chúng con chưa có ư định vượt biển…

       Thật t́nh mà nói là v́ đă lỡ nói dối với cô khi ghé lại nhà cô cách đây gần một tuần lễ là không phải đi vượt biển mà là từ Vạn Giă về lỡ đêm mới ghé nghỉ lại nhà cô… Qua câu chuyện với Cô Ba, tôi nhận thấy Cô Ba vẫn nghĩ là chúng tôi có ư định vượt biển. Tuy nhiên Cô Ba vẫn vui vẻ nói chuyện và một lác sau Cô ra về. Ba cha con ở lại nhà chú Banh vài hôm và sau đó trở về lại Sài G̣n.

       Thế là đợt đi phép đă qua và mọi người trở lại công việc hằng ngày. Các con c̣n nghỉ hè và t́m nơi học hè. Tôi trở lại công việc tại bệnh viện. Sau những đợt tôi đi phép đều đặn, có vài bạn ở bệnh viện gặp tôi cười, chào hỏi tôi và có ư nghi ngờ tôi định vượt biên. Thời điểm lúc bấy giờ việc đi vượt biên xem ra đă quá muộn màng rồi. Tuy nhiên mọi người luôn luôn vẫn đề cập đến. Trong những lúc cười đùa nói chuyện, một vài bác sĩ trong khoa ngờ tôi định vượt biên. Về phần tôi, tôi rất b́nh thăn, tiếp chuyện b́nh thường để đưa đến kết luận là tôi luôn luôn đi phép về đúng kỳ hẹn.

       Có một lần sắp đến Tết, tôi đưa Chân lại thăm cô Dung và nhờ cô ấy bói bài xem sao. Chúng tôi ngồi đối diện với cô. Cô chia bài ra từng nhóm trước mặt chúng tôi và tự kết luận theo sự hiện ra của các con bài. Lần này chưa đi được. Rồi những ngày tháng mùa hè sắp đến. Lần này bàn với vợ tôi là tôi sẽ đưa đi 3 đứa con và 1 đứa sẽ ở lại nhà với vợ tôi. Vợ tôi có ư là để lại 1 đứa rồi sẽ dở dang việc học của nó. Cuối cùng chúng tôi quyết định là tôi sẽ mang hết 4 đứa con cùng “đi xa”.

 

 

 

 

 

 


Bác sĩ LÊ ÁNH

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com