Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


 

LIỀU VACCINE

COVID-19 Thứ Ba

(Liều Vaccine COVID-19 Nhắc Lại)


Bs Lê Ánh
 

 

 

 

I-     HHS (Health and Human Services) 
công bố kế hoạch
 bắt đầu tiêm liều nhắc lại vaccine ngừa COVID-19 vào mùa Thu này.

 

Ủy ban cố vấn độc lập của CDC và Ủy Ban Tư Vấn về Quy Trình Pḥng Ngừa Miễn Dịch (ACIP) sẽ tiếp tục họp và thảo luận dữ liệu về diễn biến của đại dịch cũng như t́nh h́nh sử dụng vaccine ngừa COVID-19. Ủy ban Tư vấn về Quy Tŕnh Pḥng Ngừa Miễn Dịch sẽ khuyến cáo thêm về việc sử dụng mũi tiêm nhắc cho người dân sau khi đánh giá kỹ bằng chứng.

 

1-  Khi nào tôi có thể tiêm vaccine nhắc lại

ngừa COVID-19?

 

Không phải ngay lúc này. Mục tiêu là bắt đầu tiêm liều vaccine nhắc lại ngừa COVID-19 vào mùa thu cho những cá nhân đủ điều kiện là 8 tháng sau mũi thứ hai của vaccine mRNA (cũng có thể là Pfizer-BioNTech  hoặc Moderna). Điều này tùy thuộc vào sự cho phép của Cơ quan Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và khuyến nghị của Ủy ban Tư vấn về Quy Trình Pḥng Ngừa Miễn Dịch (ACIP). FDA đang tiến hành đánh giá độc lập để xác định độ an toàn và tính hiệu quả của liều vaccine mRNA nhắc lại. ACIP sẽ dựa trên kết quả đánh giá kỹ lưỡng bằng chứng để đưa ra quyết định công bố khuyến cáo về liều nhắc lại.

 

2-    Đối tượng nào sẽ được tiêm mũi nhắc lại trước?

 

Nếu FDA cho phép và ACIP khuyến nghị liều nhắc lại, những người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 khi có sẵn trong thời gian đầu 2021 (ví dụ: những người có nguy cơ cao nhất) có khả năng là những người đầu tiên đủ điều kiện để được tiêm liều nhắc lại. Những đối tượng này bao gồm nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, người dân sinh sống tại các cơ sở chăm sóc dài hạn và người cao tuổi.

 

3-    Tại sao Hoa Kỳ chưa bắt đầu cung cấp

vaccine nhắc lại ngừa COVID-19?

 

Các loại vắc-xin ngừa COVID-19 được phê chuẩn tại Hoa Kỳ vẫn có hiệu quả pḥng ngừa cao đối với nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, bị ca nhập viện và tử vong, kể cả đối với biến thể Delta đang lây lan rộng răi. Tuy nhiên, COVID-19 vẫn không ngừng tiến triển. Các chuyên gia đang xem xét tất cả các dữ liệu hiện có để nắm bắt được tính hiệu quả của vaccine cũng như ảnh hưởng của các biến thể mới, như Delta đến hiệu quả của vaccine. Nếu FDA cho phép và ACIP khuyến cáo tiêm liều nhắc lại, th́ mục tiêu là mọi người sẽ được tiêm vaccine nhắc lại ngừa COVID-19 vào mùa thu này.

 

4- Những người đă tiêm vaccine Johnson &

Johnson's Janssen (J&J/Janssen) COVID-19 có thể tiêm nhắc lại bằng vaccine mRNA không?

 

Không. Hiện không có đủ dữ liệu để hỗ trợ tiêm vaccine mRNA (  Pfizer-BioNTech hoặc  Moderna) nếu người đó trước đây đă tiêm vaccine J&J/Janssen. Những người đă tiêm vaccine của J&J/Janssen sẽ có thể cần tiêm liều vaccine nhắc lại của J&J/Janssen, dự kiến sẽ có thêm dữ liệu trong những tuần tới. Sau khi thu thập đủ dữ liệu, CDC sẽ thông báo đến cộng đồng một kế hoạch kịp thời để tiến hành tiêm nhắc lại vaccine J&J/Janssen.

 

5-  Những người đă tiêm vaccine Johnson &

Johnson's Janssen (J&J/Janssen) COVID-19 có cần tiêm thêm liều nhắc lại không?

 

Có khả năng những người đă tiêm ​​​​​​​vaccine J&J COVID-19​​​​​​​ vẫn cần tiêm liều nhắc lại. V́ vaccine J&J/Janssen chỉ được tiêm ở Hoa Kỳ 70 ngày sau mũi mRNA đầu tiên (Pfizer-BioNTech và Moderna) nên vẫn chưa có đủ dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định. Những dữ liệu này dự kiến sẽ có trong vài tuần tới. Sau khi thu thập đủ dữ liệu, CDC sẽ thông báo đến cộng đồng một kế hoạch kịp thời để tiến hành tiêm nhắc lại vaccine J&J/Janssen.

 

6-  Nếu chúng tôi cần tiêm mũi nhắc lại, có

phải là những vaccine trước đó không có hiệu quả không?

 

Không. Vaccine ngừa COVID-19 có hiệu quả tốt trong việc pḥng ngừa bị bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong, kể cả đối với biến thể Delta đang lưu hành rộng răi. Tuy nhiên, đối với biến thể Delta, các chuyên gia sức khỏe cộng đồng bắt đầu nhận thấy hiệu quả pḥng ngừa bệnh nhẹ và trung b́nh có dấu hiệu giảm. V́ lư do đó, Bộ Dịch vụ Sức khỏe và Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) đang lên kế hoạch tiêm nhắc lại để đảm bảo những người đă được tiêm chủng được bảo vệ trong những tháng tới.

 

7-  Mũi tiêm nhắc lại và mũi tiêm bổ sung khác nhau ở điểm nào?

 

Đôi khi những người bị ​​​​​​​suy giảm miễn dịch từ ​​​​​​trung b́nh đến nghiêm trọng không xây dựng đủ (hoặc chưa xây dựng được) hàng rào bảo vệ sau khi được tiêm chủng lần đầu tiên. Khi đó, tiêm thêm một liều vaccine có khả năng giúp họ tăng cường hàng rào bảo vệ ngăn ngừa căn bệnh này. Đây là việc thường xảy ra với người bị suy giảm miễn dịch và vaccine COVID-19.

CDC khuyến cáo những người bị suy giảm miễn dịch từ mức độ trung b́nh đến nghiêm trọng nên xem xét tiêm liều bổ sung (liều thứ ba)​​​​​​​ vaccine mRNA ngừa COVID-19 (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) ít nhất 28 ngày sau khi hoàn thành đợt tiêm vaccine mRNA ngừa COVID-19 2 liều ban đầu.

Ngược lại, "mũi nhắc lại" là một liều vaccine khác được tiêm cho đối tượng đă xây dựng đủ hàng rào bảo vệ sau khi tiêm chủng nhưng giảm dần theo thời gian (được gọi là khả năng miễn dịch bị giảm dần). HHS đă và đang phát triển một kế hoạch bắt đầu cung cấp liều vaccine nhắc lại ngừa COVID-19 cho mọi người vào mùa thu này. Hành động triển khai kế hoạch phải tuân theo sự cho phép của FDA và khuyến nghị của ACIP.

 

II- Tại sao nhiều nước tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19?

 

Trong khi tại nhiều nước, một bộ phận người dân vẫn tỏ ra hoài nghi về việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 th́ chiến dịch tiêm chủng rộng lớn ở các nước đă cho thấy những hiệu quả trong pḥng chống dịch bệnh. Thậm chí một số nước đă triển khai việc tiêm mũi vaccine thứ 3 để tăng khả năng bảo vệ con người trước biến thể nguy hiểm của loại virus gây đại dịch này.

Một số nước đă và đang có kế hoạch tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19

(Ảnh minh họa: Reuters)

 

1-  Một số nghiên cứu về mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19

 

Theo hăng CNN, trong báo cáo quư 2/2021 công bố ngày 28/7 vừa qua, nhà sản xuất vaccine Pfizer (Mỹ) đă đưa ra dữ liệu cho thấy tiêm liều vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech thứ 3 giúp tăng mức bảo vệ trước biến thể Delta.

 

Theo đó, mức độ kháng thể chống lại biến thể Delta tăng gấp 5 lần ở người 18 - 55 tuổi được tiêm nhắc lại. Trong khi đó, ở người 65 - 85 tuổi, mức độ kháng thể sau khi tiêm liều vaccine thứ 3 tăng gấp 11 lần so với sau khi tiêm liều thứ 2.

 

Giám đốc điều hành (CEO) của Pfizer, ông Albert Bourla cho rằng, hiệu quả của vaccine mạnh nhất ở mức 96,2% trong 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Sau đó giảm xuống chỉ c̣n 83,7%. Sau mỗi hai tháng, con số này giảm trung b́nh 6%. Kết quả này có được sau khi Pfizer/BioNTech nghiên cứu hơn 44.000 người trên khắp nước Mỹ và các quốc gia khác.

 

Pfizer cũng đưa ra khuyến nghị tiêm liều thứ 3 dựa trên các nghiên cứu ở Israel, đất nước đă tiêm 2 liều cho gần 60% dân số bằng vắc xin Pfizer/BioNTech, theo The New York Times.

 

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên trang web Medrxiv.org, khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2 sẽ tăng lên đáng kể nếu như tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 của hăng dược phẩm Sinovac (Trung Quốc) cách mũi thứ 2 từ 6 tháng trở lên.  Nghiên cứu trên cũng phù hợp với các nghiên cứu gần đây đối với vaccine ngừa COVID-19 do hăng dược AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) điều chế.  Vào tháng 6/2021, các nhà nghiên cứu Anh đă công bố kết quả nghiên cứu lâm sàng trên t́nh nguyện viên cho thấy tiêm liều thứ 3 vaccine pḥng COVID-19 của AstraZeneca/Đại học Oxford có thể giúp tăng nồng độ kháng thể trong cơ thể t́nh nguyện viên. Đây được xem là dấu hiệu tích cực cho thấy liều thứ 3 vaccine AstraZeneca sẽ mang lại mức bảo vệ đáng kể nếu hiệu quả của hai liều đầu tiên giảm dần theo thời gian.

 

Trước đó, tờ  The Moscow Times ngày 5/5 dẫn lời nhà khoa học Nga Alexander Ryzhikov thuộc Viện Vector, nơi phát triển vaccine COVID-19 EpiVacCorona, cho biết, việc tiêm thử nghiệm mũi vaccine thứ 3 trên động vật đă giúp tăng cường hiệu quả cũng như thời gian miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Các thử nghiệm lâm sàng việc tiêm 3 mũi vaccine COVID-19 trên người giai đoạn thứ nhất và thứ hai đang được tiến hành. Ông Ryzhikov nhấn mạnh việc tiêm 3 mũi vaccine không kéo theo tác hại nào.

 

2-    Các nước có kế hoạch triển khai tiêm

mũi vaccine thứ 3

 

Ngày 30/7, Israel đă khởi động chiến dịch tiêm vaccine nhắc lại mũi thứ 3 cho những người trên 60 tuổi nhằm tăng khả năng đề kháng đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao bệnh trở nặng và tử vong nếu mắc COVID-19. Đây là một trong những biện pháp được Chính phủ Israel đưa ra nhằm đối phó với làn sóng dịch mới do biến thể Delta gây ra ở quốc gia Trung Đông từng được đánh giá "đă viết nên câu chuyện thành công trong cuộc chiến chống COVID-19".

 

 Nhờ tiến hành chiến dịch tiêm vaccine nhanh nhất thế giới, Israel đă mở cửa trở lại nền kinh tế và dỡ bỏ tất cả những biện pháp phong tỏa c̣n lại vào ngày 1/6. Israel là một trong những quốc gia triển khai chiến dịch tiêm chủng nhanh nhất thế giới với hơn 85% dân số trưởng thành được tiêm đầy đủ hai liều vaccine ngừa COVID-19 của hăng Pfizer. Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca nhiễm mới COVID-19 tăng cao trở lại do biến thể Delta, nước này đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tiêm chủng là một trong những biện pháp được nước này áp dụng và được coi là “giấy thông hành xanh” cho người dân khi tham gia những sự kiện đông người.

 

Tại Campuchia,  phát biểu tại lễ khởi động chương tŕnh tiêm pḥng COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi từ 12 - 17 ngày 1/8, Thủ tướng Hun Sen cho biết mũi tiêm thứ 3 sẽ được ưu tiên dành cho 500.000 - 1.000.000 nhân viên tuyến đầu chống dịch. Tính đến ngày 31/7, hơn 7,3 triệu người trưởng thành ở Campuchia đă được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong khi có 4,7 triệu người đă tiêm mũi thứ 2.

 

Trong khi đó, Chính phủ Anh cũng đang lên kế hoạch thực hiện chương tŕnh tiêm mũi vaccine tăng cường cho 32 triệu dân bắt đầu từ tháng 9 nhằm bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, trước lo ngại hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 có thể bắt đầu giảm. Chương tŕnh này dự kiến sẽ bắt đầu sau ngày 6/9, với mục tiêu mỗi tuần thực hiện tiêm mũi vaccine thứ 3 cho gần 2,5 triệu người từ 50 tuổi trở lên và những người bị suy giảm miễn dịch.

 

Chính phủ Anh hiện đang cân nhắc việc tiêm mũi tăng cường bằng vaccine khác loại với 2 mũi tiêm đầu, sau khi các thử nghiệm ban đầu cho thấy việc trộn vaccine có thể kích thích phản ứng miễn dịch cao hơn.  Đến nay, hơn 85 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đă được sử dụng tại Anh, với hơn 72,5% người trưởng thành đă tiêm đủ 2 mũi, và 88,6% đă tiêm 1 mũi, trong khi hơn 68% số người từ 18 đến 29 tuổi cũng đă tiêm 1 mũi. Dự kiến, tới giữa tháng 9, tất cả người trưởng thành ở Anh sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19.

 

Như vậy có thể thấy qua các nghiên cứu, hiệu quả pḥng bệnh của các loại vaccine sẽ giảm dần theo thời gian. Đây chính là lư do để giới khoa học một số nước khuyến cáo về việc tiêm thêm mũi thứ 3 để tăng cường mạnh mẽ khả năng của cơ thể chống lại loại virus nguy hiểm gây dịch COVID-19. Những nghiên cứu đầy đủ và hiệu quả của việc tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 sẽ cần có thời gian và thực tế chứng minh ở các nước triển khai việc tiêm chủng tăng cường này./.

 

Nguồn Tham Khảo:

1-https://wwwfairfax county.gov

2-https://vietnamese.cdc.gov

3-https:mayoclinic.org>coronavirus.covid-19> v . . .

 

 

 

 

Bác sĩ LÊ ÁNH
11/2021

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com