Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh                |                 www.ninh-hoa.com

Bs LÊ ÁNH
Bút hiệu:
LÊ P Thọ


 
 
Quê làng Phú Thọ, Ḥn Khói, Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa, Việt Nam
Cựu học sinh các trường Tiểu học Pháp Việt,Ninh Ḥa, Trung học Vơ Tánh
Nha Trang, Việt Nam
Tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ tại Đại Học Y Khoa Sài G̣n

Làm việc tại Quân Y viện Pleiku, Bệnh viện
Nguyễn Tri Phương, Sài G̣n,

Làm việc tại Covenant Medical Center, Lubbock, Texas, Hoa Kỳ.

 

 

Hiện làm vườn tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ.

 Tập ṭ viết lách dưới bút hiệu Lê Phú Thọ,
Anh Tư Ḥn Khói.

 

 

 

 

 


 

LÁ LÁCH BỊ VỠ 


Bs Lê Ánh
 

 

 

I-                 TỔNG QUAN

Vỡ lá lách là ǵ?

Lá lách là cơ quan nằm ở phần trên bên trái của bụng, bên dưới xương sườn. Nó có kích thước bằng nắm tay và đóng vai tṛ quan trọng trong việc chống nhiễm trùng lọc máu.

Lá lách có chức năng sản xuất tế bào miễn dịch và kháng thể. Nó cũng chịu trách nhiệm loại bỏ các tế bào máu bất thường hoặc cũ và các vật thể lạ, chẳng hạn như vi khuẩn và virus, khỏi máu.

Lá lách cũng tái tạo huyết sắc tố, thành phần trong máu mang oxy và lưu trữ tiểu cầu để giúp đông máu.Lá lách có thể vỡ do chấn thương,

Chấn thương kín ở lách có thể làm rách lớp bên ngoài lá lách.

 

1-                Các cấp độ chấn thương lách

Dựa vào mức độ rách, tổn thương tĩnh mạch và động mạch, t́nh trạng đông máu, các chuyên gia sẽ chia ra các mức độ tổn thương lá lách:

·                     Mức độ 1: Giai đoạn này gồm một vết rách trong vỏ xơ lách, sâu dưới 1cm hoặc tích tụ máu đông dưới vỏ xơ. Khối máu tụ bao phủ ít hơn 10% diện tích bề mặt của lá lách.

·                     Mức độ 2: Ở giai đoạn này, vết rách dài từ 1 – 3cm, xảy ra không liên quan đến các nhánh động mạch của lá lách. Ngoài ra, một khối máu tụ có thể xảy ra dưới vỏ xơ, bao phủ từ 10 – 50% diện tích bề mặt. Giai đoạn này cũng có thể liên quan đến khối máu tụ có đường kính dưới 5cm trong mô của cơ quan này.

·                     Mức độ 3: Vết rách ở giai đoạn này thường sâu hơn 3cm, có thể liên quan đến động mạch lách hoặc khối máu tụ bao phủ hơn một nửa diện tích bề mặt. Ở giai đoạn này, khối máu tụ có trong mô cơ quan lớn hơn 5cm.

·                     Mức độ 4: Đây là vết rách làm đứt các mạch máu phân đoạn hoặc rốn và gây mất hơn 25% lượng máu cung cấp cho lá lách.

·                     Mức độ 5: Đây là một vết rách cực kỳ nghiêm trọng làm rách một số mạch máu và gây mất hoàn toàn nguồn máu đến lá lách. Ở giai đoạn này, cục máu đông sẽ làm vỡ lá lách.

Việc phân loại mức độ tổn thương lá lách sẽ giúp các bác sĩ xác định liệu bạn có cần làm phẫu thuật hay không.

 

II-             TRIỆU CHỨNG

 

1-                Những dấu hiệu và triệu chứng vỡ lá lách là ǵ?

Các triệu chứng vỡ lá lách thường đi kèm với các dấu hiệu khác của chấn thương kín ở bụng, chẳng hạn như găy xương sườn, găy xương chậu chấn thương tủy sống.

Khi bị chấn thương lá lách, bạn sẽ cảm thấy đau ở phần bụng trên bên trái. Tuy nhiên, sau khi lách vỡ, cơn đau có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác, như thành ngực trái và vai trái.

Đau ở vai trái là do máu chảy từ lá lách kích thích các dây thần kinh cột sống. Cơn đau có thể tồi tệ hơn khi người bệnh hít vào.

Đau bụng là triệu chứng phổ biến của các chấn thương trong bụng, nhưng không phải là dấu hiệu đặc trưng của vỡ lá lách.

Người bệnh cũng có thể có các triệu chứng vỡ lách khác như:

·                     Chóng mặt

·                     Hoang mang

·                     Mờmắt

·                     Ngất xỉu

Các dấu hiệu sốc, như bồn chồn, lo lắng, buồn nôn xanh xao

Các triệu chứng trên là do mất máu và hạ huyết áp gây ra.

 

2-                Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Vỡ lá lách là một t́nh trạng y tế khẩn cấp. Do đó, bạn hăy nhanh chóng đi cấp cứu nếu có các triệu chứng của t́nh trạng vừa kể trên sau khi bị chấn thương.
 

III-NGUYÊN NHÂN

 

1-                Nguyên nhân nào gây vỡ lá lách?

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến lá lách bị vỡ là chấn thương kín ở bụng, thường là do tai nạn giao thông. Ngoài ra, vỡ lách cũng có thể xảy ra do chấn thương thể thao và tấn công vật lư.

Ngoài nguyên nhân do chấn thương kín, người bệnh cũng có thể bị vỡ lách do vết thương mở, như vết dao đâm.

Bên cạnh đó, can thiệp y tế, nhưgiải phẫu bụng, nội soi, đôi khi có thể gây ra vỡ lách và các t́nh trạng khác.

Trong một số ít trường hợp, vỡ lách không phải do chấn thương mà do một t́nh trạng bệnh ở lá lách gây ra. Đôi khi, lá lách khỏe mạnh cũng có thể vỡ, mặc dù điều này là cực kỳ hiếm.

Các nguyên nhân khác cũng có thể gây vỡ lá lách như:

·                     Nhiễm trùng, bao gồm cả sốtrét

·                     Ung thư di căn

·                     Rốiloạnchuyểnhóa

·                     Bệnh về máu và động mạch,...
 

 

III-         CHẨN ĐOÁN

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hăy luôn tham khảo ư kiến bác sĩ.

 

1-                Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán vỡ lá lách?

Để chẩn đoán t́nh trạng này, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm sau:

·                     Khám thực thể. Bác sĩ sẽ ấn vào bụng của người bệnh để xác định kích thước của lá lách và độ mềm của cơ quan này.

·                     Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ đánh giá các yếu tố như số lượng tiểu cầu và mức độ đông máu của người bệnh.

·                     Kiểm tra máu trong khoang bụng. Bác sĩ có thể siêu âm hoặc sinh thiết một mẫu dịch trong bụng để xem có máu ở mô hoặc dịch bụng không. Nếu có, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị khẩn cấp.

·                     Xét nghiệm h́nh ảnh bụng. Nếu các phương pháp trên không giúp bác sĩ xác định chẩn đoán, bạn có thể cần chụp CT bụng kèm thuốc tương phản hoặc xét nghiệm h́nh ảnh khác để t́m nguyên nhân gây ra các triệu chứng.

 

IV-  ĐIỀU TRỊ

Các phương pháp điều trị vỡ lá lách sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của t́nh trạng. Một số người sẽ cầngiải phẫu ngay lập tức. Số khác chỉ cần nghỉ ngơi trong thời gian dài để phục hồi.


1-                Nhập viện để lá lách có thời gian phục hồi

Nhiều vết thương nhỏ hoặc vừa ở lá lách có thể lành mà không cầngiải phẫu. Bạn phải nhập viện để các bác sĩ quan sát t́nh trạng và chăm sóc y tế, chẳng hạn như truyền máu, nếu cần thiết.

Bạn có thể được chụp CT theo dơi định kỳ để kiểm tra xem lá lách của bạn đă lành hay chưa và xác định xem bạn có cầngiải phu hay không.

2- Giải Phẫu

·                     Giải Phẫu sửa chữa lá lách. Bác sĩ giải phẫu sẽ khâu vết rách trên lá lách để nó có thể hoạt động b́nh thường.

·                     Cắt bỏ lá lách (cắt lách). Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ lá lách. Tuy nhiên, đối với thủ thuật này, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết. Nguy cơ nhiễm trùng huyết cao nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là 2 năm đầu sau khi cắt lách. Bác sĩ có thể đề xuất các cách để giảm nguy cơ nhiễm trùng, chẳng hạn như tiêm vắc-xin chống viêm phổi cúm.

·                     Cắt bỏ một phần của lá lách. Tùy thuộc vào t́nh trạng vỡ, bác sĩ có thể chỉ cần loại bỏ một phần của lá lách. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh.

Nh́n chung, giảiphẫu lách thường an toàn, nhưng nó vẫn có một số rủi ro như các loại giảiphẫukhác, chẳng hạn như chảy máu, đông máu, nhiễm trùng và viêm phổi.

V-Vỡ lá lách có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị, vỡ lá lách có thể dẫn đến các t́nh trạng như u nang hoặc cục máu đông.

Ngoài ra, vỡ lá lách có thể khiến ḍng máu lưu thông bị chậm lại và làm cơ quan này không thể hoạt động được. Trong trường hợp này, bác sĩ cần phải nhanh chóng giải phẫu cấpcứu.

Sau giảiphẫu cắt lách, hệ miễn dịch cũng sẽ bị suy giảm ít nhiều. Do đó, người bệnh cần có biện pháp pḥng ngừa để tránh nhiễm trùng.

 

VI-         PHỤC HỒI

 

Thời gian phục hồi sau điều trị vỡ lá lách là bao lâu?

Người bệnh có thể mất một vài tuần saugiải phẫu để hồi phục. Điều quan trọng là họ phải nghỉ ngơi và cho phép cơ thể có thời gian chữa lành. Bạn lưu ư chỉ tiếp tục hoạt động b́nh thường sau khi có sự đồng ư từ bác sĩ. Đối với những người chơi thể thao, bác sĩ khuyên họ nên vận động nhẹ trong 3 tháng trước khi quay trở lại chế độ tập luyện hoặc tập thể dục thông thường.

Một người có thể sống mà không cần lách, nhưng cơ quan này lại có vai tṛ trong hệ miễn dịch. Do đó, việc cắt bỏ hoặc tổn thương lách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Để pḥng ngừa điều này, những người đă giải phẫu lá lách nên được tiêm vắc-xin ngừa phế cầu khuẩn. Bệnh nhân có nguy cơ cao nên được chủng ngừa vi khuẩn Meningococcus và Haemophilusenzae loại B.

Những lần tiêm chủng này thường được thực hiện 14 ngày trước khigiải phẫu  hoặc 14 ngày sau giảiphẫu trong trường hợp khẩn cấp.

Trẻ em đă trải quagiải phẫu cắt lách có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh hàng ngày để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Điều này cũng có thể quan trọng đối với những người cũng có t́nh trạng tự miễn, chẳng hạn như HIV và trong 2 năm sau khi cắt bỏ lá lách.

Ngay cả khi phục hồi, điều quan trọng là phải thông báo cho bác sĩ bạn không c̣n lách v́ điều này có thể ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị trong tương lai.

(10/2020)

 

 

 

 

  

 

 

Bác sĩ LÊ ÁNH
05/2021

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Lê Ánh              |                 www.ninh-hoa.com