PHẦN 3: (Tiếp
PHẦN 2)
Khoảng năm 1966,
chiến trường miền Nam Việt Nam đă đến thời sôi động…
Nhiều trận đánh
rất ác liệt đă xảy ra ở các mặt trận tại miền Nam Việt Nam. Các sinh
viên y khoa dân sự vừa tốt nghiệp đều bị trưng tập vào quân ngũ. Một
số bác sĩ quân y vừa bổ sung vào binh đoàn tác chiến, sau một thời
gian ngắn đă có một vài người hy sinh tại vài mặt trận. T́nh h́nh chiến
sự miền Nam Việt Nam ngày càng vô cùng dữ dội.
Tin anh bác sĩ
Nguyễn Văn Nhứt tử trận tại Đồng Xoài gây xôn xao, bàng hoàng dư luận
tại trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Bác sĩ Nhứt là một sinh viên nội
trú các bệnh viện Sài G̣n Chợ Lớn trước khi anh tốt nghiệp bác sĩ y
khoa. Trường Y khoa đào tạo nội trú bệnh viện để chuẩn bị nhân viên
giảng huấn cho các bệnh viện và trường Y khoa Đại học. Là một người
hiền lành, ít nói, vóc người cao, được mọi người thương mến, anh là
một phẫu thuật viên giỏi khi anh c̣n làm việc tại Bệnh viện B́nh Dân
Sài G̣n.. Anh tận t́nh chỉ bảo các sinh viên đàn em. Sẵn sàng giúp đỡ
khi mọi người cần đến anh. Hầu hết anh chị em sinh viên y khoa mến
phục anh. Trong bệnh viện, anh dành nhiều th́ giờ của anh vào việc săn
sóc và điều trị cho bệnh nhân.
Tốt nghiệp bác sĩ y
khoa dân sự, anh bị gọi trưng tập vào quân đội, mang cấp bậc Trung úy.
Qua những tháng huấn luyện quân sự tại trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Anh khoác áo trận xanh thay chiếc áo trắng bệnh viện để trở thành
người y sĩ tiền tuyến quả cảm xông pha nơi trận mạc.
Vào quân đội, anh
Nhứt phục vụ bên cạnh Bộ Chỉ huy Sư đoàn tác chiến. Trong một đêm bị
địch quân tấn công biển người vào trung đoàn của anh, chớp nhoáng chọc
thủng pḥng tuyến tràn ngập Bộ Chỉ huy Trung đoàn ở Đồng Xoài. Trận
địa đă tới hồi khủng khiếp. Anh lao ḿnh cùng với một anh y tá cấp cứu
các thương binh dưới làn tên mũi đạn mà không quản hiểm nguy. Lương
tâm người y sĩ không thể ngồi yên trước cảnh máu đổ thịt rơi quằn quại
của con người, dù đây là chiến binh, ngoài chiến trận tàn sát giữa
người và người. Khoảnh khắc trong một hành động vọt chạy cấp cứu, anh
lănh trọn một tràng đạn đại liên xuyên qua nón sắt. Ngă gục xuống, anh
nằm chung cùng với các chiến sĩ khác.
Người y sĩ trẻ đă
nằm xuống v́ Nhiệm Vụ cao cả của một vị thầy thuốc, v́ Nghĩa Vụ thiêng
liêng đối với Tổ Quốc. Bao nhiêu công lao đào tạo của trường Y đă thực
sự biến thành khói lửa trong chốc lát.
Người ta nhắc đến
rồi quên lăng với thời gian. Sự chết chóc đă trở thành những câu
chuyện của một thời trong những chuyện thời sự, như đă quá quen thuộc
trong thời chiến tranh bạo tàn đầy độc ác này!
Nhớ lại năm xưa,
Đoàn Mạnh Hoạch, người bác sĩ kiêm nghệ sĩ đă kiêu hùng lao ḿnh ra
khỏi nơi an toàn của chiến xa, chạy hướng về người thương binh đang
kêu cứu, để rồi cùng gục ngă với anh em chiến sĩ dưới cơn mưa đạn của
trận chiến đang hồi ác liệt!
Một Đỗ Vinh, người
y sĩ trong binh chủng Nhảy Dù, với biệt danh “Thiên Thần Mũ Đỏ” đă
thực sự thành thiên thần găy cánh để không bao giờ c̣n bay xuống trần
thế để làm nhiệm vụ cứu nhân độ thế!
Rồi đến Lê Hữu
Sanh, người sinh viên nội trú ủy nhiệm một thời của Trung Tâm Bài Lao
Bệnh viện Hồng Bàng, cũng đi vào lịch sử, sau một bữa ăn tiễn biệt
cùng với bạn bè tại đơn vị, trong một cuộc đụng độ với địch vô cùng dữ
dội.
Tất cả đă trở thành
huyền thoại với dư âm đầy xao xuyến. Mỗi lần, các bạn chúng tôi gặp
lại, nhắc đến câu chuyện năm xưa, chúng tôi vừa bồi hồi thương tiếc
vừa hănh diện.
Tất cả quan tài của
các quân y sĩ đều được đưa về quàn tại Tổng Y viện Cộng Ḥa. Các sinh
viên quân y, quân phục đại lễ, thay nhau đứng dàn chào hai bên quan
tài của quân y sĩ vừa mới Hy Sinh v́ Nhiệm Vụ cao cả đối với Tổ Quốc.
HẾT
Bác
sĩ LÊ
ÁNH