

PHẦN 1:
Lúc
bây giờ khoảng 8:00 tối trong một tua trực, tôi đang khám một bệnh
nhân mới vào pḥng 8 (Pḥng Cấp cứu & Tiền phẫu). Có tiếng bà y công
trực ở Pḥng Ngoại Chẩn vọng vào:
Thưa ông thầy có bệnh
ngoài Pḥng Ngoại Chẩn.
Ghi chép xong các
thăm khám vào hồ sơ bệnh lư của bệnh nhân và chỉ định “theo dơi bụng
ngoại khoa”, tôi vội đi thẳng đến Pḥng Ngoại Chẩn.
Một bệnh
nhân nữ trẻ tuổi khoảng 22, đang nằm lăn lộn trên chiếc giường đặt
trong góc Pḥng Ngoại Chẩn. Bệnh nhân đau bụng vùng dưới rốn từ sáng
sớm. Cô y tá trực đang lấy huyết áp, mạch, nhiệt cho bệnh nhân. Mấy
anh em sinh viên trực đang ngồi quanh bệnh nhân. Anh chồng của bệnh
nhân đang đứng bên giường bệnh an ủi vợ:
Em nằm yên để bác sĩ
khám.
Anh sinh viên trực
nói nhỏ vào tai tôi
Em đă thăm âm đạo mà
không sờ thấy cổ tử cung.
Thường
trong các tua trực, khi có bệnh nhân vào pḥng Cấp Cứu Ngoại Chẩn,
sinh viên trực khám qua bệnh nhân để t́m hiểu bệnh sử và sau đó nói
qua cho tôi về bệnh lư của bệnh nhân. Tôi thăm khám bệnh nhân và sau
đó tŕnh bày lại cho anh chị em sinh viên trực trong tua trực của tôi.
Đây là nhiệm vụ của một nội trú trực đối với anh chị em sinh viên
trong tua trực. Nếu gặp trường hợp khó giải quyết, bác sĩ trực sẵn
sàng giúp đỡ.
Nữ bệnh
nhân này vào bệnh viện v́ có cơn đau bụng dưới từ sáng tới giờ. Anh
chồng trẻ cho biết vợ anh đau bụng sanh. Đúng ra đau bụng sanh th́
phải vào Bệnh Viện Từ Dũ mới đúng tuyến. Tuy nhiên, anh ở gần Bệnh
viện B́nh Dân nên đau bụng là vào bệnh viện gần nhà xin khám.
T́m hiểu
bệnh sử, bệnh nhân từ trước tới giờ không có kinh nguyệt. Bụng dưới cứ
lớn dần. Gần đây, khi đi đứng làm việc nhiều, bụng thường đau nhẹ.
Bệnh nhân có cảm tưởng là có thai đến gần ngày sanh. Từ sáng, “cái
bụng lớn gần ngày sanh” bắt đầu đau, càng lúc càng đau nhiều và vào
viện xin khám.
Vùng bụng
dưới to căng tṛn, mới nh́n qua như bệnh nhân có thai gần ngày sanh,
và lại đau bụng càng lúc càng tăng. Từ sáng tới chiều bệnh nhân không
đi tiểu.
Tôi bắt đầu
thăm âm đạo xem t́nh trạng cổ tử cung. Thăm âm đạo, màng trước căng và
ngón tay khám không sờ thấy cổ tử cung. Đây là một h́nh thức dị tật cơ
quan sinh dục rất hiếm, màng trinh không mở, với chẩn đoán là “Tích tụ
máu trong tử cung do Màng trinh không mở” (Hematocolpos secondary to
Imporforate hymen). V́ màng trinh không
mở, nên từ khi người bệnh có kinh nguyệt, máu kinh nguyệt tích trữ lại
trong tử cung và tử cung ngày càng lớn dần mà người bệnh có cảm tưởng
là ḿnh có thai và “thai nhi” lớn dần với thời gian. Đến một lúc nào
đó lượng máu trong tử cung quá nhiều, tử cung căng to và cơn đau tử
cung bắt đầu càng lúc càng tăng. Vào bệnh viện, cơn đau cứ dồn dập
đến. Bệnh nhân kêu gào xin mổ. Sau khi được giải thích bệnh t́nh và
phương cách điều trị, bệnh nhân đồng ư kư giấy chấp nhận mổ.
Nữ bệnh
nhân được chuẩn bị mổ cấp cứu. Bệnh nhân đă sẵn sàng mổ. Đặt mỏ vịt
(speculum) vào âm đạo để xem t́nh trạng của màng trinh (hymen). Màng
trinh căng phồng, màu thâm tím. Rửa vô trùng âm đạo- màng trinh. Dùng
mũi dao mổ rạch chữ X khoảng giữa màng trinh và cắt xén thành một lỗ
tṛn (hymenotomy). Máu loảng đặc sền sệch màu tím bầm đen vọt phun ra
thành ṿi. Số lượng máu bầm khoảng gần 10 lít. Vùng bụng dưới của bệnh
nhân xẹp xuống. Nắn tay sờ vùng bụng dưới rốn mềm mại. Da bụng vùng
dưới rốn lùng nhùng.
Tội nghiệp
cho đôi vợ chồng trẻ. Anh chồng cứ yên chí là vợ ḿnh có thai mà không
biết ǵ đến sự khác thường của vợ ḿnh. Cô vợ cũng không hề để ư đến
kinh nguyệt của ḿnh không có từ khi tuổi mới dây th́. Trường hợp cặp
vợ chồng trẻ này ở ngay tại thành phố Sài G̣n mà cũng không để ư những
bất thường của đời sống sinh lư của ḿnh. “Cái khó bó cái khôn”. Chẳng
qua, v́ nghèo khổ, đầu tắt mặt tối, lo cái ăn cái mặc mà con người
không c̣n biết ǵ hơn ngoài miếng cơm manh áo.
Sau mổ, tôi
tường tŕnh bệnh trạng của bệnh nhân vừa mổ cấp cứu cho bác sĩ trực,
Chị bác sĩ trực nghe xong, mỉm cười và phán một câu dí dơm:
Đúng là ông chồng “cù
lần”!.
Xem
PHẦN 2


Bác
sĩ LÊ
ÁNH