

Suyễn
(asthma) là một bệnh kinh niên hành hạ khá nhiều người. Tại Hoa Kỳ, cứ
100 người. có đến 4-5 người bị suyễn (4-5%).
Suyễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh ở người trẻ nhiều hơn. Với
trẻ con, suyễn là bệnh kinh niên xảy ra nhiều nhất. Khoảng 50% người
bệnh suyễn bắt đầu có triệu chứng trước 10 tuổi.
Cơ chế chính gây ra bệnh suyễn là sự quá nhạy cảm (hypersensitivity)
của hệ thống các ống phổi. Vào mùa xuân, một người b́nh thường tha hồ
thưởng thức những thay đổi của trời đất, ngắm nh́n cây cỏ đơm bông nẩy
lộc, hít thở bầu không khí trong lành sau mùa đông ảm đạm. Nhưng những
người bị suyễn, hít thở khí xuân, trong đó có những phấn hoa (pollen)
bay ra từ cây cỏ, ống phổi nhạy ứng, lập tức co thắt lại, và cơn suyễn
xảy ra. Nhiều chất gây nhạy ứng (allergens) có thể làm đường thở đột
ngột nhạy ứng trong vài phút, sau đó sự nhạy ứng có thể kéo dài vài
tuần. Nếu lúc ấy chất gây nhạy ứng lại quá nhiều trong không khí, chỉ
sau một lần tiếp xúc với chất ấy, người bệnh cũng có thể bị suyễn hành
mỗi ngày, trong nhiều tháng sau đó.
I
-
Những yếu tố gây cơn suyễn
1- Các chất gây nhạy ứng (allergens)
Các chất có thể gây nhạy ứng tạo cơn suyễn đều bay lượn trong không
khí. Đối với những người bị suyễn theo mùa (thường là trẻ con và người
trẻ tuổi), các chất gây dị ứng là những phấn hoa (pollens) bay ra từ
cây (mùa xuân), hoặc cỏ (mùa hè), hay cỏ dại (mùa thu). Những người bị
suyễn quanh năm, thường là do bị nhạy ứng với những chất lúc nào cũng
có trong môi trường quanh người bệnh như lông chim, lông thú vật, bụi
bặm, nấm mốc (molds).
Ngay sau khi ngửi phải chất gây nhạy ứng, người bị suyễn có thể nổi
suyễn trong ṿng vài phút, sau đó cơn suyễn dịu dần. Ở một số người,
khoảng 6 đến 10 tiếng đồng hồ sau, cơn suyễn lại tấn công đợt thứ hai.
2-
Không khí bị ô nhiễm:
Trong những vùng kỹ nghệ nặng, dân cư đông đúc, thường có những chất
được xem có thể gây suyễn như ozone, nitrogen dioxide, sulfur dioxide.
3-
Thuốc dùng:
Một số thuốc dùng có thể gây cơn suyễn cấp tính, ví dụ như thuốc
Apirin, các thuốc chống viêm không có steroid, thường được dùng để trị
đau nhức: Advil, Motrin, Naprosyn,…, thuốc chữa cao áp-huyết: Inderal,
Tenormin, Lopressor,…
4- Những chất trong kỹ nghệ:
Rất nhiều chất trong kỹ nghệ có thể gây suyễn. Trong những trường hợp
này, người bệnh bị suyễn được xem là một trong những bệnh do nghề
nghiệp. Người bị bệnh suyễn, do những chất hiện diện trong sở làm, lúc
mới tới sở làm th́ c̣n khỏe, chưa có triệu chứng ǵ, sau đó triệu
chứng suyễn từ từ xuất hiện vào lúc sắp xong công việc, nặng dần sau
khi rời sở làm, rồi lại lặng lẽ bớt dần.
5- Nhiễm siêu vi (virus):
Nhiễm siêu vi đường hô hấp được xem là tác nhân hay gây cơn suyễn cấp
tính nhất. Suyễn nổi dậy sau khi bị cảm hay cúm có thể kéo dài từ 2
đến 8 tuần lễ. Người ta nghĩ rằng khi bị cảm hay cúm, siêu vi làm
đường thở viêm sưng, khiến các ống dẫn thở trở thành nhạy ứng hơn đốt
với các tác nhân gây dị ứng bên ngoài.
Hiện tượng này cũng xảy ra cho cả người b́nh thường không bị suyễn.
Sau một cơn cảm hoặc cúm, một người b́nh thường không bị suyễn cũng ho
liên miên từ 2 đến 8 tuần.
Người bị suyễn hàng năm nên chích ngừa cúm (flu) trong khoảng tháng
10-11 để tránh bị cúm. C̣n cảm (cold), cho đến nay vẫn chưa có thuốc
chủng ngừa.
6- Vận động:
Ở một số ít người, sau khi vận động khoảng 5-10 phút, cơn suyễn nổi
lên. Chạy làm nổi suyễn nhiều hơn đi. Vận động thể dục thể thao trong
môi trường khí lạnh (ice hockey, ice skating) làm nổi cơn suyễn nhiều
hơn trong một môi trường ấm áp.
II- Triệu Chứng:
Triệu chứng người bị suyễn nặng: ho, kḥ khè, khó thở, ngực như bị ép
chặt (chest tightness). Trong trường hợp điển h́nh, khi lên cơn suyễn,
đầu tiên người bệnh cảm thấy ngực bị siết lại, và ho khan, Sau đó,
người bệnh bị ngộp thở, thở nhanh để cố hít lấy dưỡng khí, tim đập dồn
dập, thở ra hít vào đều có tiếng kḥ khè. Nếu cơn suyễn bớt dần, cơn
suyễn sẽ chấm dứt với một tràng ho khạc ra đàm đặc, có dây. Nếu cơn
suyễn kéo dài và nặng dần, người bệnh càng lúc càng thở khó hơn, phải
sử dụng cả đến những bắp thịt thở phụ ở cổ và ngực để ráng thở. Người
bệnh càng lúc càng mệt, thở yếu dần, tiếng kḥ khè cũng yếu đi. Người
bệnh ở trong t́nh trạng rất nguy kịch nếu không được điều trị khẩn
cấp. Một đặc điểm của bệnh suyễn là các cơn suyễn hay xảy ra về đêm,
đánh thức người bệnh dậy để thở, kḥ khè.
Nhiều người bị suyễn không lên những cơn suyễn với các triệu chứng
điễn h́nh như ho, kḥ khè, khó thở vừa tả trên, nhưng lại cứ ho khan
lai rai nhiều tháng hay nhiều năm, hoặc khó thở khi vận động. Người
bệnh cứ ho hoài, ho măi, nếu không t́m thấy nguyên nhân nào rơ rệt
khác có thể giải thích cái ho, thường là ho do bị suyễn.
III- Định bệnh:
Sự định bệnh dựa vào kể bệnh, thăm khám và các thử nghiệm. Kể bệnh
mạch lạc, rơ ràng, có đầu có đuôi của người bệnh sẽ giúp bác sĩ khỏi
bị lạc lối trên đường tiến đến một định bệnh chính xác. Định bệnh phải
đúng, chữa trị mới trúng.
Với 3 h́nh thái của suyễn, bệnh nhân nên kể bệnh thế nào để cung cấp
những dữ kiện cần thiết cho bác sĩ định bệnh.
1- H́nh thái suyễn điển h́nh với những cơn ho, kḥ khè, khó thở, và
thắt ngực:
Những triệu chứng bất thường này đă có bao lâu rồi? Bao lâu chúng xảy
ra một lần? Thường thường chúng hay xảy ra trong trường hợp nào? Có
khi nào vào ban đêm, lúc bạn đang ngủ không? Khi chúng đến với bạn,
lúc đó đích xác các triệu chứng như thế nào, và chúng ở với bạn bao
lâu? Bạn đă được chữa trị từ trước đến giờ như thế nào, và kết quả ra
sao? Nếu bạn c̣n nhớ, xin cho biết phim ngực (chest X-ray) của bạn
chụp lần cuối cách đây đă bao lâu rồi, bác sĩ nói có ǵ lạ không?
2- H́nh thái ho kinh niên:
Bạn bị ho đă từ bao lâu rồi? Bao lâu lại ho một lần? Ho khan hay ho có
đàm? Thường ho xảy ra trong trường hợp nào: ngày hay đêm, khi bạn tiếp
xúc với khí lạnh, với chất ǵ đặc biệt, . . .? Có bao giờ bạn bị kḥ
khè, khó thở hay không? Trong ṿng 2 tháng vừa qua, bạn có bị cảm, cúm
hay không? Bạn có bị bệnh dị ứng mũi, và thường xuyên thấy như nước
mũi chảy xuống cổ họng hay không? Bạn có hay bị ho, nóng ngực, ợ chua
sau khi ăn hoặc về đêm hay không? Bạn đă được chữa trị từ trước đến
giờ như thế nào, và kết quả ra sao? Nếu bạn c̣n nhớ, xin cho biết phim
ngực (chest X-ray) của bạn chụp lần cuối cách đây đă bao lâu, bác sĩ
nói có ǵ lạ không? C̣n thêm một điều này nữa, bạn có hút thuốc lá
không?
3- H́nh thái khó thở khi vận đông:
Bạn bị khó thở khi vận động đă bao lâu rồi? Chính xác, khó thở xảy ra
khi bạn vận động thế nào, trong bao lâu: đi chạy, bơi, . . .? trong
môi trường nào: lạnh hay ấm áp? Lúc đó bạn có bị đau ngực không? (bệnh
hẹp hay tắt động mạch tim có thể gây đau ngực, khó thở lúc vận động).
Lúc khó thở như vậy, có bao giờ bạn bị thêm ho hoặc kḥ khè? Từ trước
tới giờ, bạn có bị suyễn hay không?
Bạn đem theo tất cả các thuốc men đang dùng ở nhà cho bác sĩ xem, v́
có nhiều thuốc uống có thể gây suyễn, gây ho.
Sau khi lắng nghe và cám ơn bạn đă kể bệnh một cách mạch lạc, rơ ràng,
sau khi xem xét các thuốc men bạn đem đến, bác sĩ bắt đầu thăm khám
cho bạn. Thường có hai trường hợp: bạn đang bị suyễn hành, không nặng
lắm, hoặc bạn đang lúc suyễn làm ḥa cùng với bạn, nên bạn hiện không
có triệu chứng.
Nếu bạn đang bị suyễn hành, sự định bệnh thường hiển nhiên: bác sĩ
nghe phổi bạn có âm thanh kḥ khè, tiếng rít, nhất là khi bạn thở
mạnh. Kể bệnh lại phù hợp với thăm khám. Đồng thời, phim ngực bạn chụp
gần đây b́nh thường. Định bệnh: Bạn có suyễn.
Nếu hiện tại bạn không có triệu chứng, nghe phổi bạn có thể có tiếng
kḥ khè khe khẽ hoặc âm thanh trong, không có ǵ lạ trong lúc thăm
khám. Định bệnh: Theo lời kể bệnh của bạn, bạn có thể bị suyễn. Nếu
gần đây, bạn chưa chụp phim ngực, bác sĩ sẽ cho chụp phim ngực để loại
trừ các bệnh khác như ung thư phổi, bệnh tim, bệnh tắt phổi kinh niên
(chronic obstructive lung disease), vật lạ trong phổi,.. Trong nhiều
trường hợp, bác sĩ đo cơ năng phổi (pulmonary function test) của bạn
để xem bạn có bị suyễn không.
Bài này đă được nói chuyện
tại HỘI Á MỸ CAO NIÊN ARIZONA
Ngày 08/09/2013.


Bác
sĩ LÊ
ÁNH