1- Tổng Quan
Trước
hết thử t́m hiểu nguồn gốc từ đâu chúng ta có bịnh Parkinson. Bịnh
Parkinson được một bác sĩ người Anh, James Parkinson, sống vào thế kỷ
thứ 19 (1817) phát hiện và mô tả những triệu chứng tay chân bị run hay
bị co cứng. Nhưng măi đến 1960, người ta mới t́m ra những hóa chất
thay đổi trong năo bộ tạo ra bịnh này.
2- Ai thường hay bị bịnh này?
Bịnh này thường thấy ở những người cao niên ở lứa tuổi 55-60, tuy
nhiên cũng có những trường hợp xảy ra ở những người trẻ tuổi. Càng lớn
tuổi, nguy cơ bị bịnh này càng cao. Sự phổ biến (prevalence) của bịnh
tương đối thấp, cỡ 1- 2% người bị bịnh này. Nam thường bị bịnh này
nhiều hơn nữ. Người da trắng bị bịnh này nhiều hơn là da vàng.
3- Triệu chứng bịnh Parkinson
- Run tay chân (tremor) khi ngồi yên là triệu chứng thông thường nhứt
của bịnh này. Khi nh́n tay bịnh nhân, ta có cảm giác như bịnh nhân để
tay lên một vật tṛn lăn qua lăn lại (pill rolling tremor). Bịnh nhân
cũng có thể bị rung môi và cằm nhưng đầu bị rung rất ít gặp.
►
Hoạt động cơ năng bị chậm lại (bradykinesia) làm trở ngại trong công
việc hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo. Khi bịnh nặng, ăn uống cũng
trở nên khó khăn.
►
Bắp thịt bị cứng lại (rigidity). Khi bác sĩ cầm tay bịnh nhân xếp vào
thả ra th́ có cảm giác có cái ǵ đó giựt giựt ghị lại như bánh xe răng
cưa (cogwheel rigidity). Bắp thịt bị cứng lâu ngày có thể gây ra sự co
thắt (cramps) gây đau đớn cho bịnh nhân. Ngoài ra, phản xạ giúp bịnh
nhân đứng vững bị mất dần nên những bịnh nhân này dễ té.
►
Cách đi đứng (gait) của bịnh nhân rất khó khăn khi bị 3 nhóm triệu
chứng kể trên. Bịnh nhân đi từng bước nhỏ chậm chạp như người máy,
không nhấc bước chân lên (festinating gait), người nghiêng về phía
trước, hai tay không đánh đưa và khi muốn dừng hay quay lại rất khó.
Chữ viết cũng bị thay đổi nhỏ lại (micrographia). Nét mặt nh́n không
có hồn, nháy mắt ít lại v́ các cơ mặt bị cứng lại nên nh́n như mặt nạ
(mask facie). Khi bịnh nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến việc ăn uống như khó
khăn khi nuốt thức ăn. Bịnh nhân dễ bị sặc khi ăn và nguy cơ sưng phổi
(pneumonia) do sặc thức ăn uống vào đường hô hấp rất cao, có thể dẫn
đến tử vong.
►
Chúng ta có thể dùng chữ TRAP (bị nhốt, bị kẹt) để nhớ những triệu
chứng bịnh Parkinson: Tremor, Rigidity, Akinesia/ bradykinesia,
Postural instability.
4- Bịnh này từ đâu ra?
Các nhà khoa học liên kết sự suy giảm chất Dopamine với bịnh
Parkinson. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh
(neurotransmitter) ở năo bộ có nhiều chức năng. Ngoài việc tạo cảm
giác sung sướng khi ăn no chẳng hạn, sự xáo trộn của Dopamine có thể
gây ra bịnh tâm thần phân liệt (Schizophrenia) và bịnh Parkinson. Tùy
ở những vùng năo mà chất Dopamine bị xáo trộn, nó gây ra nhiều bịnh
hoàn toàn khác nhau.
MPTP là một hóa chất vô t́nh được tạo ra trong lúc bào chế heroin. Khi
hút nhầm phải MPTP, chất này gây tổn thương cho vùng năo tạo ra
Dopamine (substantia nigra) từ đó sanh ra những triệu chứng giống bịnh
Parkinson. Ngoài ra những bịnh nhân dùng những loại thuốc an thần như
Haldol làm giảm chất Dopamine ở vùng năo kể trên cũng có thể gây ra
triệu chứng bịnh này. Thuốc Reglan (Metoclopramide) chống buồn nôn
cũng có thể làm giảm Dopamine và tạo triệu chứng Parkinson.
V́ thế mà các khoa học gia kết luận rằng một trong yếu tố chính gây ra
bịnh này là do sự thiếu hụt chất Dopamine ở mạch thần kinh gọi là
striatonigral pathway.
5- Nguyên nhân
Nguyên nhân bịnh một phần do yếu tố di truyền, một phần do bịnh nhân
hấp thụ những chất độc ở môi trường như các chất diệt cỏ dại hay sâu
bọ như chất Paraquat và Rotenone.
Ngoài ra các chất công nghiệp dùng làm dung môi (solvent) như Toluene
và N-Hexane cũng có thể gây ra bịnh này.
Những người bị chấn thương sọ năo có đến 4 lần nguy cơ sanh ra bịnh
này. Người bịnh lú lẫn Alzheimer dementia đến giai đoạn nào đó bộ năo
bị tổn thương ở vùng substantia nigra sẽ biểu hiện những triệu chứng
của Parkinson. Có một bịnh gọi là Lewy body dementia, bịnh nhân có
triệu chứng lú lẫn và đồng thời có triệu chứng Parkinson. Người bị
Parkinson ở giai đoạn cuối có thể sanh ra những triệu chứng của bịnh
lú lẫn (dementia).
Về yếu tố di truyền: người bịnh vướng phải cái di thể (gene) tạo chất
Lewy body (LRRK2), chất này là một loại protein đọng lại ở tế bào thần
kinh tạo sự thoái hóa của tế bào thần kinh. Tùy ở vùng năo bộ chất này
đọng lại mà ta có những biểu hiện bịnh khác nhau. Ở bịnh lú lẫn Lewy
body dementia th́ chất này đọng lại trước tiên ở vỏ năo tạo hiện tượng
lú lẫn (dementia) có trước triệu chứng run của Parkinson. Khi chất này
ứ đọng trước tiên ở vùng sâu hơn (substantia nigra) th́ triệu chứng
Parkinson xảy ra trước khi người bịnh lú lẫn (dementia), đến khi các
tế bào thần kinh hư hỏng lan lên vùng vỏ năo th́ bịnh nhân sẽ có triệu
chứng lú lẫn.
6- Những triệu chứng tâm thần đi đôi với bịnh Parkinson
Bịnh trầm cảm và lo âu thường hay xẩy ra ở những người bịnh Parkinson
v́ bịnh này ở giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến khả năng tri thức
(cognition) của họ. Bịnh nhân nhận thức những hạn chế về thể xác của
ḿnh mà cảm thấy chán chường. Gần như phân nửa người bịnh này than
phiền bị buồn chán và thất vọng. Khoảng 1/4 bị bịnh trầm cảm (major
depression).
Bịnh trầm cảm và lo âu thường đi đôi với nhau. Bịnh nhân có thể có
chứng sợ hăi bất thần và vô cớ (panic attack). Một số bịnh nhân không
có cảm giác buồn chán nhưng biểu hiện bằng sự mệt mỏi, mất thích thú
trong cuộc sống, có tính lănh đạm (apathy) không muốn làm ǵ hết.
Xáo trộn giấc ngủ hay đi đôi với bịnh này. Giấc ngủ REM (rapid eyes
movements) bị xáo trộn tạo nên những cơn ác mộng hay những giấc mơ tạo
cảm giác mạnh. Người bịnh có giấc ngủ không an ổn, nói mớ hay cơ thể
hoạt động lúc đang mơ. Sáng dậy họ cảm thấy mệt mỏi hay ngủ gật gù
(somnolence).
Có từ 40-80% bịnh nhân Parkinson trở thành lú lẫn ở giai đoạn nặng. Sở
dĩ con số này càng ngày càng gia tăng v́ sau này ta có thuốc kéo dài
sự sống cho bịnh nhân. Khi tế bào năo bị hủy hoại nhiều th́ sanh ra
triệu chứng lú lẫn.
Một số bịnh nhân c̣n có triệu chứng của bịnh tâm thần phân liệt như
thấy ảo thị (visual hallucinations), nghe ảo thính hay cảm thấy có
người ŕnh rập muốn ám hại ḿnh. Không rơ có phải do phản ứng phụ của
thuốc Levodopa hay do bịnh phát triển mà có.
7- Cách điều trị bịnh
Hiện nay chưa có thuốc nào trị dứt bịnh Parkinson. Các loại thuốc chỉ
làm giảm các triệu chứng nhưng rồi khi bịnh phát triển nặng hơn, công
hiệu thuốc bị hạn chế.
Bác sĩ có thể dùng những loại thuốc làm tăng chất Dopamine để trị bịnh
này. Thông thường nhứt là thuốc Sinemet kết hợp 2 chất Levodopa (tiền
Dopamine) và Carbidopa. Chất sau nay ngăn chận sự biến đổi Levodopa
thành Dopamine ở ḍng máu và đợi đến năo bộ mới biến thành Dopamine.
Không phải tất cả những triệu chứng bịnh này đều thuyên giảm với
thuốc. Khoảng 3/4 bịnh nhân có kết quả tốt. Thuốc này làm giảm các
triệu chứng cứng tay chân và hoạt động chậm chạp, run tay th́ ít bớt
hơn. Đi không vững và những triệu chứng khác ít hay không thuyên giảm.
Thuốc này tương đối hiệu nghiệm hơn các loại thuốc khác và được dùng
làm mẫu để so sánh sự hiệu nghiệm các thuốc khác. Stalevo là một loại
thuốc như Sinemet nhưng công hiệu kéo dài lâu hơn Sinemet v́ nó có
thêm chất Entacapone làm tăng sự hiệu nghiệm của Levodopa.
Một nhóm khác nữa gọi là Dopamine agonist, có cấu trúc gần giống
Dopamine. Thí dụ như Bromocriptine (Parlodel), Pergolide (Permax),
Pramipexole (Mirapex) và Ropinirole (Requip). Riêng Ropinirole c̣n
được dùng trị cảm giác bứt rứt khó chịu ở chân khi đi ngủ (Restless
leg syndrome). Nhóm này có thể dùng chung với nhóm trên trong trường
hợp bịnh nặng. Các loại thuốc trong hai nhóm đầu này rất thông dụng và
được dùng trước nhứt (First line therapy).
Khi bịnh c̣n nhẹ th́ bác sĩ có thể dùng nhóm Anticholinergic như
Benztropine (Cogentin) hay Trihexyphenidyl (Artane) để quân b́nh gián
tiếp lượng Dopamine bằng cách giảm lượng Acetylcholine. Tuy nhiên ở
những người cao niên hay khi bịnh nặng tạo ra triệu chứng lú lẫn
(dementia) những thuốc này làm lú lẫn nặng hơn.
Ngoài ra c̣n có loại thuốc ngăn chận men (enzyme) phân hủy Dopamine
gọi là MAO-B inhibitor như Selegiline (Eldepryl, Carbex) có thể giúp
ích cho bịnh Parkinson. Thuốc Selegiline c̣n được dùng cho bịnh trầm
cảm. Có một nhóm nữa là COMT inhibitor ngăn chận men phân hủy Levodopa
được dùng kèm với Levodopa để tăng sự hiệu nghiệm của chất này như
Entacapone (Comtan) và Tolcapone (Tasmar). Một loại thuốc dùng diệt
siêu vi tên Amantadine (Symmetrel) cũng được dùng trong việc trị liệu
bịnh Parkinson. Hiện nay các chất chống oxy-hóa (antioxidant) như sinh
tố E chưa được FDA chấp nhận trị bịnh Parkinson.
Ngoài thuốc ra, bịnh nhân c̣n phải được trị liệu bằng vật lư trị liệu
(physical therapy) để giúp các bắp thịt hoạt động, hay cần phải đến
chuyên viên tập nói (speech therapy) nếu bịnh nặng hơn ảnh hưởng cách
phát âm. Bịnh nhân cần tham gia những nhóm hỗ trợ tinh thần (group
support) để nâng đỡ tinh thần cho nhau.