1- TỔNG QUAN
Nhiều
vị phụ huynh thấy con em ḿnh mới chảy mũi, ho chút, vội lấy thuốc
chảy mũi, thuốc ho, thậm chí có khi cả trụ sinh, cho các em uống. Rồi
thấy trẻ không bớt, vài ngày lại dắt trẻ đi bác sĩ.
Những thuốc này thực ra không giúp ǵ các em cả, mà c̣n có thể nguy
hiểm.
Cảm thường (common cold) là bệnh xảy ra nhiều nhất ở Mỹ, gây do siêu
vi (virus), không phải tại trời lạnh hay ta tiếp xúc với khí lạnh. Trẻ
em bị cảm cúm nhiều lần hơn người lớn chúng ta và triệu chứng cũng kéo
dài lâu hơn, trung b́nh 14 ngày. Trẻ dưới 6 tuổi nhiễm cảm cúm 6-8 lần
mỗi năm, có em từ tháng 9 tới tháng 4, tháng nào cũng bị. Người lớn
chúng ta cảm cúm 2-4 lần một năm (có triệu chứng trung b́nh 10 ngày).
Đến trên 200 loại siêu vi (virus) có thể gây bệnh cảm cúm. Bệnh xảy ra
quanh năm, nhưng nhiều vào hai mùa Thu và Đông.
Siêu vi cảm cúm ẩn trong nước mũi, nước miếng người bệnh. Chúng ta
nhiễm cảm cúm khi bắt tay người bệnh có dính siêu vi cảm cúm, rồi vô
t́nh đưa lên mắt, mũi, hoặc chúng ta rờ phải các đồ vật chung quanh
người bệnh có dính siêu vi. (Một số siêu vi cảm cúm có thể sống cả
ngày trên mặt bàn, nắm đấm mở cửa, đồ chơi trẻ em.) Bệnh cũng truyền
từ người bị cảm cúm sang ta khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu
vi, bắn ra từ mũi, miệng họ trong lúc họ ho, hắt hơi,... Bệnh lây
truyền mạnh nhất trong ṿng 2-4 ngày đầu.
Cảm không dữ bằng cúm (flu), song cũng có thể gây các biến chứng viêm
các xoang quanh mũi, viêm tai giữa, khiến suyễn trở lại, bệnh phổi,
bệnh tim có sẵn nặng hơn.
2- TRIỆU CHỨNG
Thời gian từ lúc mới lây bệnh đến lúc bệnh phát ra ngắn, chỉ khoảng
24-48 tiếng đồng hồ (1-2 ngày). Khác với cúm (triệu chứng rất đột ngột
và nặng), triệu chứng cảm nhẹ và từ từ hơn.
Với trẻ em, triệu chứng đáng kể nhất là nghẹt mũi. Trẻ cũng có thể
chảy mũi, nước mũi trong, hoặc có màu vàng, xanh. Trẻ có thể sốt trên
100.4 độ F (38 độ C) trong 3 ngày đầu.
Những triệu chứng khác của trẻ bị cảm: đau cổ họng, ho, bẳn tính, khó
ngủ, kém ăn. Màng mũi trẻ trông đỏ, và cổ trẻ có thể nổi hạch.
Triệu chứng thường nặng nhất trong 10 ngày đầu, một số trẻ chảy, nghẹt
mũi, ho quá 10 ngày. Có trẻ triệu chứng đang bớt dần th́ dính ngay một
cơn cảm thứ nh́ (do một siêu vi khác), nhất là trong hai mùa Thu và
Đông, nên có vẻ như bị cảm kéo dài lâu quá, nhiều tuần hay có khi
nhiều tháng, mà thực ra là do những cơn cảm tấn công liên tiếp. Điều
này chúng ta chẳng nên quan ngại, nếu không thấy trẻ có những biến
chứng kể dưới.
Bệnh viêm mũi do dị ứng (allergic rhinitis) gây triệu chứng nhiều khi
chúng ta hay lẫn lộn với cảm, nhưng trong trường hợp viêm mũi do dị
ứng, trẻ thấy ngứa mũi và mắt, trong khi cảm th́ không.
3- BIẾN CHỨNG CỦA CẢM
Cảm thường nhẹ nhàng đi qua không gây biến chứng, nhưng có thể gây
biến chứng cho 5-19% trẻ bị cảm:
Nhiễm trùng tai (ear infection): do vi trùng (bacteria) hay
siêu vi (virus, nên nhiều trường hợp nhiễm trùng tai cũng không cần
đến trụ sinh); ta nghi trẻ có nhiễm trùng tai nếu thấy trẻ sốt trên
100.4 độ F sau 3 ngày đầu (thường sau 3 ngày kể từ khi bắt đầu bị cảm,
trẻ không c̣n sốt, nhiệt độ xuống dưới 100 lại).
Suyễn: cảm có thể khiến trẻ thở kḥ khè (wheezing), hoặc làm
suyễn nặng hơn ở trẻ trước giờ vẫn bị suyễn.
Viêm xoang (sinusitis): nếu nghẹt mũi không thấy thuyên giảm
sau 10 ngày bị cảm.
Sưng phổi: chúng ta nghi trẻ sưng phổi nếu trẻ sốt sau 3 ngày
kể từ khi bắt đầu có triệu chứng cảm, lại ho nhiều và thở nhanh.
4- CHỮA TRỊ
Cảm ở trẻ em chữa khác với cảm ở người lớn chúng ta.
Trái với sự tin tưởng của nhiều người, các thuốc chảy mũi, nghẹt mũi,
ho hoàn toàn không có hiệu quả với trẻ em. Đặc biệt với các cháu nhỏ
dưới 6 tuổi, chúng c̣n có thể gây những phản ứng phụ nguy hiểm.
Trụ sinh cũng vậy, không giúp ǵ trong việc chữa cảm, chỉ cần dùng khi
có biến chứng do vi trùng, như nhiễm trùng tai, viêm xoang, sưng phổi.
Chúng ta nên bỏ thói quen xấu trữ thuốc trụ sinh trong nhà, rồi tự
dùng bừa băi cho ḿnh hoặc cho người quen thân. (Bác sĩ cũng nên bỏ
thói quen không tốt, cho bừa trụ sinh để chữa cảm, hoặc cho trụ sinh
mà chẳng có chỉ định ǵ cả, chỉ để làm vừa ḷng người bệnh. Trong y
khoa hoàn toàn không có chỉ định sử dụng trụ sinh theo kiểu cho trụ
sinh đem về, muốn làm ǵ th́ làm!) Việc dùng trụ sinh lung tung sẽ tạo
những ḍng vi trùng kháng thuốc nơi chính ḿnh, và rồi những vi trùng
này lây lan sang những người chung quanh, ra cả ngoài cộng đồng, rủi
có lúc chúng làm loạn, sẽ rất khó trị chúng với trụ sinh.
Nếu thấy trẻ khó chịu v́ nóng sốt, với các trẻ trên 3 tháng, ta có thể
dùng acetaminophen (Tylenol) hạ nhiệt giúp trẻ dễ chịu, với các trẻ
trên 6 tháng, ta có thể dùng thuốc ibuprofen (Advil, Motrin) để hạ
nhiệt. Nếu trẻ tuy sốt, song vẫn thoải mái chơi đùa như thường, chúng
ta không cần dùng thuốc cho trẻ. Không nên dùng thuốc aspirin cho các
cháu dưới 18 tuổi, v́ aspirin có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm đưa
đến chết người.
Dụng cụ làm ẩm không khí (humidifier) giúp các cháu đỡ nghẹt, chảy
mũi. Nước muối saline cũng tốt; với các cháu nhỏ, chúng ta có thể nhỏ
nước muối vào mũi cháu, rồi dùng dụng cụ hút bớt đàm nhớt trong mũi
cháu ra, các cháu lớn hơn, chúng ta có thể bơm xịt nước muối vào mũi
cháu.
Có con cực, nhất là khi các cháu bịnh. Trong hai mùa Thu và Đông, có
cháu tháng nào cũng cảm, xong cơn này qua luôn cơn khác. Theo những
hiểu biết mới, sự chữa cảm ở trẻ em bây giờ rất giản dị: không thuốc
chảy mũi, nghẹt mũi, không thuốc ho, chỉ cần acetaminophen hay
ibuprofen (nếu thấy trẻ có vẻ khó chịu v́ sốt), humidifier, nước muối
nhỏ hay xịt vào mũi, cùng t́nh thương và sự kiên nhẫn của bố mẹ. Trụ
sinh chỉ cần đến khi có biến chứng do vi trùng. Nhà chúng ta nên có
nhiệt kế (thermometer) để theo dơi nhiệt độ của trẻ, nếu sau 3-5 ngày
trẻ vẫn c̣n sốt trên 100.4
ºF
(38
ºC),
nghi có biến chứng do cảm, chúng ta nên cho bác sĩ biết (để tay lên
trán trẻ rồi đoán có sốt hay không chẳng đủ đâu).
Cúm (flu) c̣n dữ hơn cảm (common cold) nhiều, mùa này chúng ta nên đưa
các cháu đi ngừa cúm, kẻo các cháu bị cúm, sẽ cực gấp mấy.