|

******
Mọi
nỗi lo toan của tôi trên suốt chuyến bay từ Thành Phố Sài G̣n đi Siem
Reap được xóa tan bằng việc hạ cánh an toàn xuống sân bay Siem Reap lúc
12h40 ngày 09 tháng 04 năm 2009. Trước mắt tôi là cảnh b́nh yên của
những mái ngói lượn cong, một kiến trúc rất đặc trưng của người Khơ me
mà không thể t́m thấy ở bất cứ sân bay nào trên thế giới. Nếu không đọc
lịch sử, chắc không thể nào chúng ta có thể tin được rằng nơi đây đă
gồng ḿnh chịu đựng sự tàn phá, tấn công, hủy diệt ghê gớm của chế độ
diệt chủng Khơ me đỏ cách đây chỉ hơn hai thập niên.
Thủ
tục hải quan nơi đây được giải quyết rất nhanh chóng, nhẹ nhàng. Sau khi
làm thủ tục hải quan, nhân viên sân bay chỉ tôi đến băng chuyền để nhận
hành lư. Sân bay rất nhỏ nhưng sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất. Thái độ tiếp
đón của nhân viên sân bay Siem Reap rất ân cần, chu đáo. Tôi đoán chắc
người ta biết tôi đến từ Việt Nam nên thế bởi trong ḷng người dân nơi
đây, họ luôn biết ơn, tôn trọng người Việt Nam ḿnh một cách lạ lùng. Họ
luôn nói với nhau rằng nhờ có sự giúp đỡ của người Việt Nam chống lại
chế độ diệt chủng Khơ me đỏ mà họ mới có được ngày hôm nay.
Người
Khơ-me hiền và ít nói, lúc nào cũng chỉ cười với cái chấp tay cuối đầu,
làm cho chúng ta cảm thấy ngượng ngùng bởi cái cảm giác ḿnh được tôn
trọng quá đáng. Nhưng phải chăng đó là nét đẹp truyền thống của người
Khơ me mà không phải dân tộc nào cũng có được.
Đón
tôi là hai nhân viên của khách sạn Sofitel Royal Angkor, lại chào với cử
chỉ chấp tay, cuối đầu. Họ mời tôi khăn lạnh và nước suối lạnh. Không
phải sân bay nào cũng có văn pḥng đại diện của khách sạn hoặc công ty
du lịch, vậy mà cái sân bay Siem Reap bé tí thế này cũng có văn pḥng
của khách sạn Sofitel để tiếp đón khách khi vừa đến sân bay. Cam-pu-chia
chỉ mới bắt đầu phát triển du lịch nhưng tôi có cảm giác người ta sẽ
vượt qua Việt Nam trong lĩnh vực du lịch trong một sớm một chiều bởi
ḷng chân thành, nhiệt t́nh và trung thực của người dân nơi đây, đặc
biệt là họ rất chịu học hỏi và biết lắng nghe, đây là điểm yếu mà Việt
Nam ḿnh cần nh́n nhận để nền du lịch nước nhà sớm được khởi sắc.
Xe
đưa tôi về khách sạn Sofitel Royal Angkor. Sân bay cách trung tâm thành
phố không xa, nên khoảng 15 phút là tôi đă về đến nơi. Trên đường từ sân
bay về khách sạn, tôi không khỏi ngạc nhiên khi không thấy một ṭa nhà
hay trung tâm thương mại nào cao quá 3 tầng. Tôi cứ nghĩ chắc nơi đây
c̣n mới quá, không có tiềm lực kinh tế nên chưa có nhiều nguồn đầu tư
nước ngoài cho những ṭa cao ốc như ở Việt Nam, Thái Lan v.v… nhưng khi
hỏi ra mới biết chính phủ Cam-pu-chia không cho phép xây nhà cao quá 4
tầng. Tôi càng hiểu rơ hơn về chính sách này khi đi dạo bộ ở trung tâm
thành phố lịch sử này, nó cũng nhộn nhịp không thua ǵ Sài G̣n ở Việt
Nam, nhưng chỉ khác là ít xe máy hơn, ít ô nhiễm hơn, nhiều công viên
hơn, nhiều cây xanh hơn và đặc biệt là không có nhà cao tầng. Thế nên
con người như được gần gũi với thiên nhiên hơn và cuộc sống dường như
thanh thản hơn.
Phương
tiện đi lại đặc trưng nơi đây là xe túc-túc, cũng giống như xe ôm bên
ḿnh nhưng khách hàng sẽ ngồi trên một cái rơ-móoc sau xe, nên an toàn
hơn, chở được nhiều người hơn và đặc biệt con gái hay mặc váy như tôi
cũng cảm thấy thoải mái hơn khi đi xe túc-túc hơn là xe ôm ở Việt Nam.

Tôi
nói người Cam-pu-chia thật thà, thân thiện cũng có lư do và ví dụ cụ thể
chứ không phải tôi muốn chê dân ḿnh. Một điểm nổi tiếng về du lịch như
đền Angkor ở Siem Reap vậy mà những người kiếm sống bằng nghề xe ôm (lái
xe túc-túc) cũng không thách thức khách du lịch là mấy, họ chỉ nói đúng
giá để đi cho dù là khách “Tây” hay “Ta”. Trong khi ở Việt Nam th́ quả
thật chuyện này “xưa nay hiếm”! V́ đi công tác, nên tôi được sắp xếp ở
khách sạn Sofitel. Nếu ở Việt Nam sẽ bị cho là “dân có tiền”, cánh lái
xe ôm hay taxi ở Việt Nam cứ nghĩ những ai vào ra chốn sang trọng là
người giàu có, nhưng họ quên một điều rằng giàu hay nghèo cũng phải lao
động mới có được, hoặc cũng có những lư do khác mà người ta phải vào ra
những chốn ấy nhưng chưa hẳn là người giàu.
Tôi
c̣n nhớ khi ở Sài G̣n, tôi thường đến Diamond Plaza để thăm những người
bạn làm việc ở đây, nhưng mỗi lần đón xe ôm ở đây về là cả một vấn đề,
bởi tôi muốn đi đúng với giá khi ḿnh đến, nhưng những người xe ôm ở đây
chắc chắn không chịu đi, họ c̣n dè bỉu “cô
ơi, đă có tiền vào đây mà c̣n c̣ kè bớt một thêm hai”, thế là
tôi đành ….cuốc bộ xa xa Diamond Plaza một chút để đón xe ôm được dễ hơn.
Ra chợ Bến Thành th́ c̣n “chết người” hơn nữa, giá cả trên trời dưới đất,
không biết đâu mà lần. Tôi muốn mua một cái kẹp, thấy giá niêm yết là
85.000 đồng, xem xong tôi đành tiếc nuối trả lại người bán hàng. Họ hỏi
tôi ”sao? không thích à ?”. Tôi nói mắc quá, không đủ tiền. Họ lại hỏi
tôi, vậy muốn bao nhiêu. Tôi tự nghĩ “trời, giá niêm yết rồi mà c̣n hỏi
muốn bao nhiêu”. Tôi nói đại “bốn chục”, họ gói liền mà như sợ chỉ chậm
1 giây thôi, tôi sẽ đổi ư. Đó là tôi là người Việt c̣n nếu tôi là khách
nước ngoài th́ sao nhỉ ????
Trong
mấy ngày ở Siem Reap, tôi ráng ghé thăm những người bạn đồng nghiệp nơi
đây. Có biết đường đi nước bước ǵ đâu, nên có biết đâu là xa hay gần,
chỉ đưa địa chỉ cho anh lái xe túc túc và trả giá lá 1 USD, v́ nghe bạn
bè dặn trước như vậy. Người lái xe cũng vui ḷng đi, nhưng khi đến nơi,
tôi mới thấy là xa quá, muốn đưa thêm cho anh ta 1 USD nữa, th́ anh ta
lại không lấy, mà lại “chắp tay, cuối đầu, cảm ơn”.
Tự
nhiên tôi thấy ḷng ḿnh chùn lại. Ở ta lúc nào cũng đổ thừa tại nghèo,
nhưng có đến Cam-pu-chia mới thấy nước bạn c̣n nghèo hơn nước ta nhiều
lắm. Chỉ là 1 đô-la buộc boa, mà sao giá trị của con người ta tăng lên
cao quá! Chỉ là 1 chuyến xe ôm đúng giá, một thái độ tiếp đón đúng mực,
mà tôi đă thấy được cả một tương lai cho ngành du lịch của đất nước này.
Khi nói chuyện với những người dân nơi đây, tôi càng khâm phục hơn bởi
thái độ khiêm tốn và thật ḷng của họ. Lúc nào họ cũng nói là chúng tôi
nhỏ bé lắm, chúng tôi ít học lắm, chúng tôi vừa mới thoát khỏi chiến
tranh, chúng tôi cần học hỏi các bạn nhiều.
Thật
ra, để phát triển du lịch, chúng ta cần rất nhiều yếu tố, nhưng một
trong những cái cốt lơi làm chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển du lịch
của một đất nước chính là … con người. Nếu chúng ta cứ măi không trung
thực, chúng ta cứ nghĩ … người ta người nước ngoài thiếu ǵ tiền, hay
đại loại như là người ta là người nước ngoài, biết ǵ v.v. và v.v. là
chúng ta sẽ mất hết khách du lịch. Đa phần du khách không ai muốn trở
lại Việt Nam cũng chỉ v́ những lư do rất đáng tiếc và nhỏ nhặt như thế.
Tôi ước mong sao mỗi người trong chúng ta thay đổi một chút thôi, thật
thà hơn một chút th́ rồi ngành du lịch Việt Nam sẽ lóe sáng những tia hy
vọng.

q
Lâm
Thanh
Nhàn
q
Siem Reap, 11/04/2009
|