trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com

Dương Anh Sơn

 Giáo Sư Triết học
 Trung học Ninh Ḥa
 Niên khóa 1973-1976
 Chỉ đạo lớp 12C, 74-75

 Sở thích viết và
chuyển dịch Thơ.

Đă xuất bản:

"Ảnh hưởng đạo Phật trong Đoạn Trường Tân Thanh" (2006) và

"Ức Trai Thi Tập của Nguyễn Trải" (dịch và chú giải 2009)

 


 
Hiện cư ngụ tại Việt Nam

 

 

 

 

 

 


THANH-HIÊN THI-TẬP

Dương Anh Sơn

Chuyển Lục Bát
 

   

  

 

 

VÀI NÉT VỀ THANH HIÊN THI TẬP

 

 

THANH HIÊN THI TẬP hay c̣n gọi là THANH HIÊN TIỀN HẬU TẬP là một trong ba tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du c̣n để lại bên cạnh NAM TRUNG TẠP NGÂM và BẮC HÀNH TẠP LỤC gọi chung là THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU.

 

Công việc sưu tầm thơ chữ Hán của Nguyễn Du khởi đầu từ đề xướng của Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh làm chủ bút (1931). Sau đó các ông Đào Duy Anh, Bùi Kỷ, Phan Vơ, Nguyễn Khắc Hanh, Lê Thước, Trương Chính, Nguyễn Thạch Giang, Vũ Tam Tập và nhiều người khác đă ra sức sưu tập cho đến nay được 249 bài.

 

Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác, nội dung, các bài thơ được tập hợp lại và sắp xếp đưa vào một trong ba tập thơ chữ Hán nêu trên. Thanh Hiên Thi Tập gồm 78 bài thơ được sáng tác ở nhiều giai đoạn khác nhau của một Nguyễn Du thời trẻ gặp thời buổi loạn ly, thay ngôi đổi chủ…Nam Trung Tạp Ngâm được làm ra khi làm quan triều Nguyễn ở Quảng B́nh và Phú Xuân. C̣n lại là Bắc Hành Tạp Lục làm khi đi sứ Trung Hoa (1813). 

*

*  *

 

Thanh Hiên Tiền Hậu Tập được sáng tác trong ba thời điểm chính khi ông phải đi lánh nạn ở quê vợ vùng Hải An, Quỳnh Côi, Thái B́nh (1787), rồi lui trở về quê nhà ở vùng Hồng Lĩnh, sông Lam (1796) và bước đầu ra làm quan với nhà Nguyễn (1802). Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác, nhiều khuynh hướng đă xếp các bài thơ làm ở Quỳnh Côi, Thái B́nh là phần “Tiền Tập”. Các bài thơ làm khi quay về vùng núi Hồng sông Lam và bắt đầu ra làm quan Tri huyện Phù Dung và Tri Phủ Thường Tín vùng Khoái Châu là Thanh Hiên Hậu Tập. Sự phân định như thế cũng chỉ tạm thời để dễ dàng t́m hiểu bước đường đời và thơ văn của ông. Cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về điều này.

 

1.Thời kỳ ở xă Hải An, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái B́nh đánh dấu một chặng đường mười năm phải xa quê nhà.

 

Năm 1787, vua Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc ẩn trốn khi quân Tây Sơn ra Bắc Hà lần thứ hai và mưu việc cầu viện nhà Thanh giúp đánh quân Tây Sơn. Nguyễn Du, theo gia phả họ Nguyễn Tiên Điền, chạy theo không kịp phải đi lánh nạn ở quê vợ ở Quỳnh Côi, Thái B́nh. Anh ông là Nguyễn Nễ và anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn đă theo chiếu mời của vua Quan Trung ra giúp nhà Tây Sơn. Cũng thời gian này, ông nghe tin nhà cửa ở Tiên Điền bị phá, anh ruột Nguyễn Quưnh bị quân Tây Sơn sát hại.

 

Thời kỳ này là một chặng đường Nguyễn Du phải sống nơi quê người với cuộc sống rất khó khăn lại thêm bệnh đau nên tư tưởng buồn chán, hay than thân trách phận và luôn lo lắng cho sự an toàn:

 

 

“Thập tải phong trần khứ quốc xa,

Tiêu tiêu bạch phát kư nhân gia.

Trường đồ nhật mộ tân du thiểu,

Nhất nhất xuân hàn cựu bệnh đa…”

(U Cư – Bài 1)

 

Tạm chuyển lục bát:

 

“Mười năm gió bụi quê xa,

Phơ phơ tóc trắng nương nhà của ai.

Trời chiều bạn ít đường dài,

Mùa xuân bệnh cũ rét cài một gian…”

(Ở nơi vắng vẻ - Bài 1)

 

Cuộc sống nghèo nàn, phải luôn đề pḥng người trong thời loạn lạc:

 

“Đào hoa, đào diệp lạc phân phân,

Môn yểm tà phi nhất viện bần.

…Dị hương dưỡng chuyết sơ pḥng tục,

Loạn thế toàn sinh cửu úy nhân…”

(U Cư – Bài 2)

 

Hoa đào và lá đào rơi rụng khắp nơi. Cánh cửa cổng nghiêng lệch với một căn nhà nghèo nàn… Ở chốn quê người phải làm vẻ vụng về để đề pḥng những kẻ tầm thường tục tằn thô lổ; sống thời loạn lạc, muốn tính mạng lâu dài phải sợ người ta... (Ở nơi vắng vẻ - Bài 2)

 

Có thể xem bài thơ U CƯ là bức tranh tổng kết một giai đoạn Tố Như phải sống xa nhà do thời cuộc đổi thay. H́nh ảnh của Nguyễn Du qua nhiều bài thơ, là h́nh ảnh một nhà nho buồn chán v́ bế tắc và không làm ǵ được cho ḿnh, cho đời:

 

“…Trù trướng lưu quang thôi bạch phát,

Nhất sinh u tứ vị tằng khai.”

(Thu Chí)

 

Tạm chuyển lục bát:

 

“Buồn ngày trôi tóc bạc phơ,

Một dời ngẫm nghĩ bao giờ gỡ ra.”

(Mùa thu đến)

 

Và Nguyễn Du cũng hay than trách cho sự nghiệp của ḿnh c̣n long đong hoặc cho rằng những khó khăn ḿnh đang chịu đựng là do trời đất phú cho:

 

“Sinh vị thành danh thân dĩ suy,

…Thiên địa dữ nhân truân cốt tướng.”

(Tự Thán – Bài 1)

 

Dẫu băn khoăn về sự nghiệp hay số phận của ḿnh nhưng tự thân tâm, Nguyễn Du vẫn mong ngóng về một chốn an nhàn rời xa những danh lợi tranh chấp của cuộc sống:

 

“Hà năng lạc phát quy lâm khứ,

Ngọa thính tùng phong hưởng bán vân.”

(Tự Thán – Bài 2)

 

Tạm chuyển lục bát:

 

“Những mong gọt tóc vào rừng,

Nằm nghe thông lộng giữa chừng tầng mây.”

(Than Thân – Bài 2)

 

Khi nghĩ về gia đ́nh, anh em ly tán, bản thân phải xa quê lánh nạn, cuộc sống hàng ngày phải ăn nhờ ở đậu, chí khí của kẻ sĩ phải cùn nhụt trải qua nhiều mùa xuân chẳng làm được ǵ, Nguyễn Du đă cảm khái:

 

“…Liêu lạc tráng tâm hư đoản kiếm,    
Tiêu điều lữ muộn đối thời ca.
 

Bế môn bất kư xuân thâm thiển,            
Đăn kiến đường lê lạc tận hoa.

(Tạp Ngâm)

 

Tạm chuyển lục bát:

 

“…Vắng tanh kiếm ngắn chí cùn,

Trọ xa quạnh quẽ sánh buồn bài ca.

Cửa cài chẳng nhớ xuân qua,

Đường lê chỉ thấy rụng hoa hết rồi.”

(Tạp Ngâm)

 

Những mùa xuân đă đi qua không mang lại cho ông niềm hy vọng mới nào. Và ông chỉ thấy đêm tối chập chùng và ḷng thương nhớ quê nhà từ trong tâm khảm:

 

“Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?

Tiểu song khai xứ liễu âm âm.

...”Ky lữ đa niên năng hạ lệ,

Gia hương thiên lư nguyệt trung tâm”…

(Xuân Dạ)

 

Đêm tối đen, nào t́m thấy đâu ánh sáng tươi đẹp của mùa xuân?Chỉ thấy bóng cây liễu tối mờ qua khung cửa sổ nhỏ… Trọ nơi đất khách đă nhiều năm, lệ rơi dưới ánh đèn. Từ trong cơi ḷng vẫn như thấy vầng trăng chốn quê hương xa ngàn dặm… (Đêm xuân).

 

Đó là tâm trạng bi quan, chán nản của Nguyễn Du. Và nh́n lại chặng đường mười năm xa nhà là mười năm của nỗi day dứt muộn phiền mà ông muốn xua cho tan đi, nhưng vẫn chưa thoát được. (“Thập tải trần ai ám ngọc trừ, … Bách chủy u hoài vị nhất sư.” – Bát muộn). V́ phải làm người khách ở lâu (trệ khách) nơi quê người nên ông đă quyết định phải trở lại với quê nhà ở vùng núi Hồng, sông Lam.

 

 

Xem PHẦN 2

 

 

 

 

 



D
ương Anh Sơn
 Giáo Sư Triết học

Trung học Ninh Ḥa

 

 

 

trang thơ & truyện Dương Anh Sơn              |                 www.ninh-hoa.com