www.ninh-hoa.com

Phóng Sự Về Xứ Nam SULAWESI Của INDONESIA
Thục Minh


 




 

    

 

Trong tâm điểm bệnh lao phổi

 

Nghe tôi báo sẽ đi đến thủ phủ Makassar của tỉnh Nam Sulawesi nước Cộng ḥa Indonesia để t́m hiểu về bệnh lao phổi, bạn bè ái ngại: “Đi mạnh giỏi và trở về an toàn nha!”. C̣n sếp th́ “dặn ḍ”: “Không sợ em bị động đất, núi lửa, khủng bố hay máy bay rơi, mà chỉ lo em... nhiễm bệnh lao thôi. Nhớ kiềm chế, đừng hun hít lung tung nhé!”. Tôi đă đi và trở về an toàn với những câu chuyện đầy lư thú.

 


Thục Minh tại khu trung tâm thương mại Makassar

 

 

Kỳ 1: Indonesia và những điều kỳ thú

 

Chuyện ở sân bay

 

Chuyến bay của hăng Garuda Indonesia đưa tôi từ Singapore đến sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở thủ đô Jakarta an toàn và đúng giờ. Cái tên Garuda từng có thời làm người ta ngao ngán. Cách đây chưa lâu, hăng Garuda cùng tất cả các hăng bay của Indonesia vẫn nằm trong “danh sách đen” về an toàn hàng không và không được phép bay vào châu Âu. Trên máy bay, tôi ngồi cạnh Mira, một cô gái Indonesia xinh đẹp, làm tiếp tân ở khách sạn Hyatt, cách hai khách sạn Marriott và Ritz-Carlton bị đánh bom liều chết hồi tháng 7 chừng 10 phút lái xe. Tôi hỏi Mira có cảm thấy lo sợ sau những vụ tấn công vào các khách sạn sang trọng ở thủ đô Jakarta. Mira nói không. Thỉnh thoảng, cô ta nh́n tôi và mỉm cười.

 

Xuống máy bay, Mira chạy biến để kịp về làm ca chiều. Tôi th́ không việc ǵ phải vội, sau 2 tiếng nữa tôi mới lên chuyến bay nội địa đi Makassar. V́ thế, tôi lững thững dạo khắp sân bay. Ai từng đến đây hẳn sẽ nhận ra nét khác biệt của nó. Không bóng loáng những kết cấu thép, tường trần sáng sủa với nhiều bảng quảng cáo bắt mắt, sân bay này cũ kĩ với những bức tường xám treo những bức điêu khắc gỗ h́nh chữ nhật có chóp nhọn với hoa văn và màu sắc rất… Indonesia.

 

Sân bay Jakarta khá cũ, trên tường treo những bức điêu khắc gỗ rất độc đáo

 

“Payer room” – pḥng cầu nguyện – nằm gần dăy bàn hải quan. Cái này lạ! Nhưng tôi không ngạc nhiên. Tôi đoán nó dành cho người Hồi giáo. Nhưng tại sao phải đặt một cái pḥng cầu nguyện ở nơi mà người ta vừa xuống máy bay và hầu hết vội vă làm thủ tục nhập cảnh? Tôi thắc mắc mà không biết hỏi ai. Đi thêm một đoạn ra gần nơi lấy hành lư tôi thấy “căng thẳng” hơn. Thay v́ treo trên tường những bảng quảng cáo du lịch, những lời chào mừng, sân bay Jakarta “đe dọa” hành khách với những tấm bảng lớn “Drugs… Deadly Penalty!” (Ma túy… Án tử h́nh) của Cơ quan pḥng chống ma túy quốc gia, cùng h́nh vẽ một khẩu súng lục hoặc những khuôn mặt tội phạm bị bịt mắt.

 


Ma túy – Án tử h́nh

 

Nạn tuồn ma túy vào Indonesia là một nỗi nhức nhối khiến nhà chức trách bất khoan dung với kẻ phạm tội. Mới hôm 19 và 20.10, hải quan sân bay Jakarta đă bắt 10 phụ nữ Iran đầu đội khăn choàng ra vẻ đầy phẩm hạnh, nhưng lại giấu trong hành lí một lượng kỷ lục chất methamphetamine tổng cộng 27kg dạng rắn và 23 lít dạng lỏng, trị giá đến 12,5 triệu USD. Họ bay vào nước này từ Malaysia, Syria và Qatar.

 


Rất nhiều phụ nữ Hồi giáo Ả Rập đến Indonesia 

 

Khi hành khách nhận hành lí ở băng chuyền, có nhân viên kiểm tra để đảm bảo bạn không “lấy nhầm” của người khác. Có rất nhiều nhân viên lăng xăng giúp bạn lấy hành lí, bạn cho tiền họ hay không đều được. Một cậu tên Mansur không mặc đồng phục sân bay nhanh nhảu xách hành lí của tôi và dẫn tôi qua khu làm thủ tục (check-in) bay nội địa. Mansur cho biết cậu ta là sinh viên thực tập. Đến nơi, cậu ra cử chỉ xin tiền và bảo “để làm kỉ niệm”. Tôi không cho, chỉ nói cảm ơn.

 

Ở các sân bay của Indonesia, trước khi vào khu vực check-in, hành lí và hành khách phải qua kiểm tra an ninh. Hành lí gửi phải được nhân viên sân bay buộc dây và bấm chặt bằng máy. Tôi tin người ta có lí do để làm điều đó, nên thấy thú vị hơn là khó chịu.

 


Niêm phong hành lí

 

Nhưng thú vị hơn là những căn pḥng chờ lên máy bay ở sân bay Jakarta với kiến trúc nhà cḥi và bố trí rất lạ. Mỗi “nhà cḥi” có hai lối rẽ dẫn ra hai máy bay khác nhau.

 


“Nhà cḥi” làm cửa boarding lên máy bay

 

Ngay cửa “nhà cḥi”, có nhân viên thu phiếu khai xuất cảnh (của khách nước ngoài bay khỏi Indonesia).Việc này lẽ ra người ta phải làm ở bàn hải quan chứ nhỉ? Nhân viên ở đây cũng dán lên vé lên máy bay (boarding pass) một chấm tṛn xanh hoặc đỏ. Màu xanh nói rằng bạn ngồi ở những hàng ghế sau hoặc những ghế giữa và ghế sát cửa sổ, và nên boarding trước. Màu đỏ khuyên bạn nên boarding sau. Rườm rà quá! Một nhân viên ở cửa F6 đă dán lên boarding pass đi Makassar của tôi một chấm xanh. Ấy vậy mà tôi suưt nhỡ chuyến bay đó, v́ người ta đă đổi qua cửa F5 từ bao giờ rồi!

 

Rồi thêm chuyện thu thuế tại sân bay nữa. Khi làm thủ tục bay từ Makassar trở lại Jakarta, tôi bị thu 40.000 rupiah (76.000 đồng), rồi 150.000 rupiah cho chuyến bay từ Jakarta về Singapore. Nhân viên hăng Garuda giải thích tiền thuế chiều đi đă kèm trong vé, nhưng chiều về th́ không. Nhưng cô bạn Christine, một người Anh, cho biết cô phải nộp 40.000 rupiah cho chuyến bay từ Jakarta đến Makassar nữa. Thủ tục ở sân bay Jakarta thật “quái dị”, Christine nói. Tôi bảo, thế mới thú vị!

 

Chuyện ở khách sạn

Imperial Aryaduta là một khách sạn hạng sang ở Makassar, thủ phủ của tỉnh Nam Sulawesi mà cũng là thành phố lớn nhất đảo Sulawesi h́nh dáng như một bông hoa phong lan, gồm cả thảy 6 tỉnh.

 


Cụm đảo Sulawesi giống h́nh một bông hoa phong lan giữa biển Celebes

 

Trước khi bước vào tiền sảnh của khách sạn, hành lư và túi xách của mọi người đều được nhân viên kiểm tra bằng thiết bị ḍ kim loại. Kinh nghiệm từ hai khách sạn ở Jakarta bị đánh bom ngày 17.7, khi đó những kẻ đánh bom liều chết đă mang kim khí và thuốc nổ vào khách sạn rồi chế bom sát thương tại chỗ, khiến mọi người vui vẻ tuân thủ sự kiểm soát.

 

Aryaduta nằm cạnh băi biển Losari. Chiều muộn ra ngồi trong khu vườn mặt tây của khách sạn nh́n hoàng hôn từ từ buông xuống mặt biển th́ nên thơ tuyệt vời. C̣n khách ở pḥng có cửa sổ hướng ra phía đông th́ chiều chiều được nghe tiếng kinh cầu nẫu ruột phát ra từ ngôi đền Hồi giáo bề thế gần kề.

 


Nhà cửa ở Sulawesi thấp bé, cũ kĩ. Chỉ có những ngôi đền Hồi giáo là uy nghi, hoành tráng

 

Trên bàn trang điểm trong pḥng khách sạn, bên cạnh các tập thực đơn và hướng dẫn, có một tờ giấy riêng biệt. Thấy lạ, tôi đọc thử: “Xin quư khách biết rằng khách sạn của chúng tôi đă nhận được thông tin chính thức từ Công ty điện lực nhà nước (PLN) rằng điện có thể bị cúp bất cứ lúc nào! Trách nhiệm của chúng tôi là cung cấp cho quư khách những nhu cầu cần thiết, chẳng hạn như điện, vào mọi thời điểm. Máy phát điện của khách sạn luôn trong tư thế sẵn sàng trước mọi sự cố từ PLN”. Tôi thấy vui vui, v́ học được cách ứng xử của một khách sạn hạng sang với khách về chuyện cúp điện bất chợt vốn quá đỗi b́nh thường ở đất nước này.

 

9 giờ tối, tôi đang nằm dài sau một ngày mệt mỏi th́ có tiếng gơ cửa. Một anh nhân viên đem vào đĩa trái cây gồm 1 quả táo, 1 quả lê và một quả quưt cùng con dao và cái nĩa, mà anh ta gọi là “compliments” (quà tặng thêm). Thiệt là phiền, sao anh ta không đem vào trước khi tôi check-in hoặc trong lúc tôi đi họp báo và ăn tối nhỉ?

 

Nhưng chuyện khó hiểu nhất đối với tôi là gần 10 giờ rưỡi đêm lại có kẻ gơ cửa. Một nhân viên khác xin phép được vào pḥng để dọn dẹp cái minibar. Minibar đơn giản chỉ là một rổ bánh kẹo mà khách ăn th́ phải trả tiền. Anh ta liếc qua cái rổ rồi bỏ vào một ngăn trong tủ lạnh, khóa lại!

 

Christine nói đúng, thủ tục ở Indonesia thật quái dị. C̣n tôi chỉ mỉm cười. Và thấy sao tự nhiên ḿnh bao dung quá!

 

      2 

 

 


Thục Minh
(Makassar tháng 10.2009)

 

 

 


 

Trang Văn Thơ: Thục Minh