|
1
Trong tâm điểm bệnh lao phổi
Nghe tôi báo sẽ đi đến thủ phủ Makassar của tỉnh Nam Sulawesi nước Cộng
ḥa Indonesia để t́m hiểu về bệnh lao phổi, bạn bè ái ngại: “Đi mạnh giỏi
và trở về an toàn nha!”. C̣n sếp th́ “dặn ḍ”: “Không
sợ em bị động đất, núi lửa, khủng bố hay máy bay rơi, mà chỉ lo em...
nhiễm bệnh lao thôi. Nhớ kiềm chế, đừng hun hít lung tung nhé!”. Tôi đă đi
và trở về an toàn với những câu chuyện đầy lư thú.

Thục Minh tại khu trung tâm thương mại Makassar
1
Kỳ 2: Vật lộn với bệnh
lao phổi
Trung b́nh mỗi ngày ở đất nước Indonesia có 300
người chết v́ bệnh lao phổi. Chính cái đói, cái nghèo khiến căn bệnh này
tràn lan và khó điều trị, dẫu nó hoàn toàn có thể chữa được và thuốc miễn
phí th́ sẵn có.

Thực
trạng bệnh lao phổi tại Indonesia năm 2008 theo báo cáo của WHO
Tràn lan bệnh phổi
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Indonesia đứng thứ ba
trong số 22 quốc gia có số người mắc bệnh phổi cao nhất thế giới, sau Ấn
Độ và Trung Quốc, nhưng tỷ lệ nhiễm mới vượt xa hai nước này. Theo WHO,
năm 2007, trên toàn đất nước Indonesia với hơn 230 triệu dân, có thêm
528.063 người mắc bệnh. Trung b́nh, cứ 100.000 dân, có 244 người bị bệnh
này. Giáo sư Paul Herrling, trưởng bộ phận nghiên cứu của tập đoàn dược
Novartis (Thụy Sĩ) đồng thời là Giám đốc Viện nghiên cứu các bệnh nhiệt
đới Novartis đặt tại Singapore, nói rằng con số này là 280 người trên
100.000 dân.
Rải khắp quần đảo Indonesia từ tây sang đông, bệnh lao
phổi trầm trọng ở các tỉnh Bắc, Tây và Nam Sumatra, Bengkulu trên đảo
Sumatra; tỉnh Baten, Tây Java trên đảo Java; các tỉnh Tây và Nam
Kalimantan của đảo Kalimantan; cụm đảo tỉnh Tây Nusa Tenggara; toàn bộ 6
tỉnh của đảo Sulawesi, và tỉnh Papua. South Sulawesi, nơi tôi đến, là một
địa bàn theo thống kê của WHO có tỷ lệ người mắc bệnh phổi thấp hơn các
tỉnh phía bắc, và đông nam của đảo Sulawesi.
Tiến sĩ Siti Wahyuni, cán bộ điều tra dịch tể học tại
thủ phủ Makassar của tỉnh Nam Sulawesi, dẫn số liệu của Văn pḥng y tế
thành phố năm 2008 cho biết thành phố này có hơn 1,2 triệu dân, 10.079
người mắc bệnh phổi, tức cứ 100.000 dân th́ có 128 người mắc bệnh phổi.
Trong số 646 người đến khám lao phổi ở các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa
bàn Makassar và tham gia cuộc điều tra của bà Siti từ tháng 2-10.2008, có
đến 548 người có mức chi phí cho thực phẩm tối đa là 6.000 rupiah (khoảng
11.300 đồng)/ngày; 304 người sống trong không gian hẹp hơn 8m2/đầu người;
và 589 người có mức học vấn dưới 9 năm. Xét nghiệm đờm cho kết quả 234
người bị mắc bệnh, trong đó 197 người bị nhiễm dạng phức tạp. “Ngày càng
có nhiều thanh niên khi đi khám bệnh lao th́ phát hiện nhiễm cả HIV”, bà
Siti cho biết thêm.

Rất
nhiều người trẻ tuổi ở Makassar bị mắc bệnh lao phổi
Ngược lên phía bắc hơn 200 km, ở huyện Wajo, bác sĩ
Agusmiani Ahmad, mới tốt nghiệp từ Đại học Hasanuddin danh tiếng ở
Makassar, kể với tôi rằng bệnh nhân lao phổi đến với trung tâm y tế nhỏ
nơi cô đang làm việc “nhiều lắm lắm”. Ani, theo cách gọi thân mật, cho tôi
biết tuổi trung b́nh của các bệnh nhân là khoảng 35, “nhưng người già và
trẻ em cũng nhiều lắm”. “Lũ trẻ sống chung với ông bà bị bệnh nên rất dễ
bị lây”, Ani nói. “Bệnh nhân được điều trị ra sao?”, tôi hỏi. “Người ta
được phát một tổ hợp gọi là Combipack gồm 3 loại thuốc Rifampicin,
Isoniazid và Ethambutol uống trong nhiều tháng”. “Hiệu quả điều trị ra sao?”
- “Em có cảm giác thuốc không có tác dụng mấy. Và rồi người ta cũng không
biết làm ǵ hơn nữa”, Ani buồn bă và đặt bàn tay trái lên lồng ngực.

Cháu bé 7 tuổi bị bệnh phổi nặng
Cuộc chiến khó khăn
Từ nhiều năm qua Chính phủ Indonesia đă có nhiều chương
tŕnh hành động chống lại căn bệnh này. Suriani Mappong, phóng viên thông
tấn xă Antara tại Makassar, cho tôi biết, chính quyền địa phương
nào cũng phải cam kết cung cấp dịch vụ sức khỏe miễn phí cho người nghèo.
Những người không thuộc dạng quá nghèo th́ đóng bảo hiểm y tế 5.000 rupiah/hộ/tháng.
5.000 rupiah theo tôi biết th́ chỉ đủ cho một cuốc xích lô dưới 2 cây số ở
Makassar, một lần cắt tóc nam, hoặc một phần ăn trưa b́nh dân của sinh
viên tại Đại học Hasanuddin. C̣n những gia đ́nh giàu có th́ mua các gói
bảo hiểm riêng để được hưởng dịch vụ tốt hơn.
Với bệnh lao phổi, tất cả đều miễn phí. Bên cạnh ngân
sách nhà nước, nhiều tổ chức, quỹ từ thiện quốc tế như Quỹ Gates, Quỹ
chống HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi toàn cầu… đă giúp Indonesia rất nhiều
trong cuộc chiến chống căn bệnh này. Từ năm 1996, tỉnh Nam Sulawesi, cũng
như những địa phương khác trong cả nước, đă áp dụng quy tŕnh phát hiện và
điều trị cấp tốc bệnh lao (gọi tắt là DOTS) của WHO. Toàn tỉnh có 357 cơ
sở y tế, 25 bệnh viện và 115 pḥng thí nghiệm
tham gia DOTS; con số đó ở thủ phủ
Makassar lần lượt là 37, 9 và 10.

Nhận thuốc trị lao phổi miễn phí
Hôm tôi đến thăm Trung
tâm lao phổi BBKPM giữa ḷng thủ phủ Makassar, 9 giờ sáng, đă có hơn 20
người đến chờ khám, trong số đó hơn một nửa có độ tuổi trên dưới 30. Giám
đốc BBKPM, bác sỹ Kamal Ali, cho biết mỗi ngày có khoảng 50 người đến đây,
chừng 10 người là bệnh nhân mới. Thường th́ bệnh nhân ho nặng mới chịu đi
khám. Trong ṿng hai ngày, bệnh nhân b́nh thường có kết quả và được nhận
thuốc miễn phí để uống trong 2 tháng, khẩu trang, cùng những chỉ dẫn cách
li với người nhà. Hàng tuần, bệnh nhân đến pḥng khám. Hết hai tháng, nếu
xét nghiệm âm tính, bệnh nhân tiếp tục uống thuốc thêm 4 hoặc 6 tháng nữa
và chỉ phải đến pḥng khám mỗi tháng 1 lần. Trường hợp bệnh nhân dương
tính với HIV hoặc nhiễm bệnh phức tạp, BBKPM sẽ chuyển họ sang bệnh viện
Wahidin.
Nghe tưởng chừng đơn
giản, nhưng thực tế khó hơn nhiều. Thường th́ bệnh nhân uống thuốc vài
tuần, thấy đỡ đỡ là ngưng. Có người chỉ uống “bữa đực bữa cái”, hoặc bỏ
ngang v́ một số phản ứng phụ. Kết cục, cơ thể trở nên kháng thuốc, mà
phương án điều trị bệnh lao kháng thuốc th́ chưa có. Mặt khác, theo các
cán bộ y tế từ cấp quốc gia đến quận huyện, hầu hết các cơ sở y tế trên
toàn Indonesia chưa được chuẩn hóa theo hướng dẫn của WHO trong điều trị
bệnh này, nhiều bác sỹ vẫn khăng khăng chữa bệnh theo kinh nghiệm cá nhân.
Kháng thuốc v́ thế trở nên vấn đề nan giải nhất từ nhiều năm qua. Trong số
197 bệnh nhân bị nhiễm bệnh phức tạp được đề cập ở trên, 65 người từng dở
dang việc điều trị trước đó.
Năm 2006, Viện nghiên cứu các bệnh nhiệt đới của
Novartis ở Singapore đă kết hợp với Viện Sinh học phân tử Eijkman ở
Jakarta và Khoa Y dược ĐH Hasanuddin thành lập pḥng nghiên cứu lâm sàng
hai bệnh lao phổi và sốt xuất huyết đặt tại bệnh viện Wahidin, gọi tắt là
NEHCRI. Giáo sư Herrling của Novartis nói rằng, NEHCRI ngoài chức năng hỗ
trợ pḥng chống bệnh lao phổi ở một địa bàn tiêu biểu như Indonesia sẽ c̣n
là nơi nghiên cứu cho dự án bào chế thuốc điều trị bệnh lao phổi kháng
thuốc.
Nếu thành công, Novartis sẽ cho ra đời sản phẩm “phi
lợi nhuận”, với giá bán bằng chi phí bào chế mà không cộng cả chi phí
nghiên cứu và quảng cáo. Tuy nhiên, “phải mất tối thiểu mươi mười lăm năm
để ra được một dược phẩm”, giáo sư Herrling nói tại cuộc họp báo ở
Makassar. Trong khi đó, tiến sĩ Jane Soepardi, giám đốc Chương tŕnh quốc
gia chống lao phổi của Bộ Y tế Indonesia cho hay, mục tiêu của nước này
đến năm 2013 là có 17 pḥng thí nghiệm được chuẩn hóa, 12 cơ sở điều trị
bệnh lao kháng thuốc và trị dứt được cho 2.300 bệnh nhân.
Mục tiêu này xem ra c̣n rất khiêm tốn so với con số
người bệnh trong cả nước. Cuộc chiến chống bệnh lao phổi ở đất nước đông
người Hồi giáo nhất thế giới v́ thế c̣n rất dài.
3

Thục
Minh
(Makassar tháng
10.2009)
Trang Văn Thơ:
Thục Minh
|
|