|
1
2
3
4

Kỳ
5:

Tháp Trà t́ - Nhục thân đức Phật
N goài ra, những
mẫu chuyện khác đă tạo nên màu sắc đa thù của Xá vệ, như: Chuyện Đề Bà Đạt
Đa hại Phật và rơi vào địa ngục; chuyện nàng Chiến-già thân sống rơi vào
địa ngục v́ bị ngoại đạo mua chuộc; chuyện ngoại đạo vu khống đức Phật
giết người bị bại lộ; chuyện vua Tỳ Lưu Ly và đại thần tham mưu bị nghiệp
ác hoả thiêu rồi đọa địa ngục do tàn sát ḍng họ Sakya; chuyện 500 người
mù do ḷng thành tín sám hối được sáng mắt; chuyện nữ thí chủ thành tín
nhất Visakha đă phát tâm cúng dường và ủng hộ rất nhiều cho Phật giáo;
chuyện đức Phật hoá độ Angulimala; chuyện đức Phật đích thân rửa vết
thương cho một Tỳ-kheo bệnh; và đặc biệt địa danh Xá Vệ có một liên hệ mật
thiết với nhiều kiếp sống của đức Phật trong quá khứ.
K hi vua A Dục đến
đây chiêm bái thánh tích, ông có dựng 2 trụ đá ở hai bên cổng phía đông để
đánh dấu nơi đức Phật và chư Tăng thường trú tại đây trong 24 mùa hạ.
Đến Xá Vệ, không thể trông mong ǵ việc t́m ra dấu vết
của một kinh thành xa hoa, tráng lệ. Mong mỏi chỉ là thất vọng v́ tất cả
đă đi sâu vào quá khứ. Ở đây chỉ có thể đáp ứng được cho những tấm ḷng
tưởng niệm đức Phật và Tăng đoàn. Bởi v́, chỉ có những di tích Phật giáo
c̣n sót lại, những nền móng chùa tháp nằm chơ vơ, rải rác khắp nơi. Chiều
buông xuống, nh́n cảnh vườn hoang sơ mà cảm thấy đau ḷng, buồn bă. Tâm lư
này sẽ được dễ dàng cảm nhận nếu ai đến đây, ngồi yên, lắng ḷng thật tĩnh
để tầm tưởng về quá khứ.
X á Vệ xưa gọi là
Sravasti, nay có tên là Saheth-maheth. Di tích chính của Xá Vệ là Kỳ Viên.
Khu vườn này do trưởng giả Cấp Cô Độc mua lại của thái tử Kỳ Đà bằng một
giao dịch là dùng vàng lót tới đâu th́ lấy đất tới đó. Ngày nay, vườn vẫn
c̣n là một khuôn viên rộng lớn và xinh đẹp với rất nhiều nền móng tháp,
viện, và cũng là điểm hành hương chính của những ai muốn đến chiêm bái.
K ỳ Viên rất rộng
lớn, bao gồm nhiều di tích Phật giáo, như: Hương thất, nơi đức Phật thuyết
kinh A Di Đà, cây Bồ Đề A Nan, nhiều chùa tháp, cái giếng h́nh bát giác…

Kỳ viên Tịnh xá
Rời Kỳ Viên, chúng tôi đi tiếp đến ngôi tháp Angulimala
cách đó 2km. Di tích của một ngôi tháp lớn vẫn c̣n đôi chút ǵ sót lại sau
nhiều thế kỷ và ngày nay có tên là Pakki Kuti. Gần đó là một mô gạch khác
mà theo ngài Pháp Hiển và Huyền Trang mô tả, đây là tháp đánh dấu nơi ngôi
nhà xưa của trưởng giả Cấp Cô Độc.
M ặt trời khuất dần
vào bóng núi, chúng tôi rời gót, đến xin trú lại một đêm tại chùa Hàn Quốc.
Ngôi chùa này mới được xây dựng, khuôn viên rất rộng, có đầy đủ tiện nghi
cho khách hành hương tạm trú. Một thầy trụ tŕ người Hàn và 4 vị Tăng cùng
10 Phật tử giúp việc người Ấn Độ, tất cả họ đều rất kính Tăng, mến khách.
Chúng tôi đă trải qua một đêm thật b́nh an và dùng bữa ăn sáng rất thiền
vị tại đây trước khi đi Nepal.
6 giờ sáng, ngày 06-6 ,
chúng tôi khởi hành đi chiêm bái Lumbini và thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatsu),
hai nơi gắn liền với sự kiện đản sinh và đời sống của Thái tử Tất Đạt Đa.
Trên đường đi, đoàn ghé thăm di tích thành Ca Tỳ La Vệ tại Piprahwa, thuộc
vùng Basti của tiểu bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
(Có một nghi vấn về địa
điểm chính xác của thành Ca Tỳ La Vệ lịch sử).
N ơi
đây cũng chỉ c̣n lại những nền móng bằng gạch hoang tàn. Sau đó, mọi người
chuẩn bị thủ tục vượt biên giới qua Nepal; v́ di tích nơi đức Phật đản
sinh ngày nay đă thuộc nước khác. Khu vực biên giới xe cộ nườm nượp, chen
chúc nhau v́ đường nhỏ hẹp mà thủ tục giấy tờ phải mất nhiều thời gian,
nên giao thông bị ứ động. Phải hơn một giờ đồng hồ, chúng tôi mới qua được
biên giới và thẳng tiến về chùa Việt Nam Phật Quốc Tự - Lâm Tỳ Ni.

Nơi chính xác đức Phật đản sinh

Thành Ca Tỳ La Vệ ngày nay
C hùa Việt Nam Phật
Quốc Tự Lâm Tỳ Ni được Thượng toạ Thích Huyền Diệu xây dựng từ năm 1993,
và đă khánh thành năm 2005. Đây là ngôi chùa quốc tế đầu tiên do chính phủ
Nepal cấp đất cho Dr. Lam (cách gọi Thượng toạ Huyền Diệu của người Nepal)
xây dựng. Cũng như ở Bodhgaya, ngôi chùa Việt Nam Lâm Tỳ Ni này nằm ẩn
hiện trong rừng cây, với nhiều mái cong vút cao lên giữa nền trời xanh.
Càng vào trong, chúng tôi thấy ngôi
chùa càng nguy nga, tráng lệ. Chánh điện cao với mái tháp nhiều tầng đang
được thi công thêm hai lầu chuông, trống giả sơn phía trước. Giữa hồ phía
trước bên trái là ngôi chùa một cột, nét đặc trưng Việt Nam, rất uy hùng
mà cổ kính.
Trên mặt hồ chính giữa sau cổng tam
quan là một mô h́nh bản đồ Việt Nam rất to, nét đặc biệt duy nhất của một
ngôi chùa Việt Nam ở nước ngoài. Bên phải chùa là ṭa nhà khách cao tầng,
từ dưới lên trên bao gồm khách đường, trai đường, pḥng nghỉ cho chư Tăng
và Phật tử, trên cùng là thiền thất, ban công rộng răi có thể nh́n xuống
thấy toàn bộ khuôn viên chùa và nhất là bản đồ Việt Nam.
Phía trước là một toà nhà khác nữa
cao hai tầng, tầng dưới dành cho việc lưu trú của hương khách, thợ thuyền,
có đủ tiện nghi bếp núc riêng, tầng trên là Thiền đường an trí đại hồng
chung ngày hai lần dóng tiếng ngân vang đánh thức khách trầm luân, chung
quanh khắc danh hiệu chư Phật trong Hồng Danh Bửu Sám.

Đường vào chùa Việt Nam - Lâm Tỳ Ni

Trước cổng chùa Việt Nam- Lâm Tỳ Ni
M ột
điều đặc biệt nữa, ngôi chùa này là nơi lai văng và cư trú của nhiều con
chim hồng hạc. Chim hồng hạc này cao lắm, có thể cao hơn người thường nếu
nó đứng thẳng. Trên cổ có một quầng màu đỏ nên gọi là hồng hạc.
Từ những năm đầu tiên đến khai sơn
lập tự ở đây, thầy Huyền Diệu đă bắt gặp sự xuất hiện của loài chim này
như một niềm đại tường. Thầy đă có nhiều kế hoạch nuôi dạy, bảo quản giống
chim quư này rất hữu hiệu. Thầy đă kết hợp với chính phủ ra thông cáo bảo
vệ loại di sản thiên nhiên này. Loài chim này rất khôn ngoan, nó hiền với
người quen nhưng rất dữ với kẻ lạ.
Gặp lúc trời đẹp, nó xoè cánh múa
giữa hồ nước như một vũ sư chuyên nghiệp. Chúng ở chung quanh vùng cũng
khá nhiều. Một vài chú khi bị mất trứng cướp con, thường bay về bên cạnh
thầy trụ tŕ tỏ vẻ đau buồn, xin được an ủi như người vậy. Hai ngày chúng
tôi ở đây, có hai mẹ con hồng hạc đang thường trú trong chùa. Mọi người
tranh thủ chụp rất nhiều h́nh ảnh với hai người bạn đặc biệt này.

Hồng hạc tại chùa Việt Nam-Lâm Tỳ Ni

Hồng hạc tại chùa Việt Nam-Lâm Tỳ Ni
T hật
không như mong ước, khi đoàn đến nơi, Thượng toạ trú tŕ vừa đi Kathmandu
có Phật sự. Tuy nhiên, mọi người vẫn rất vui vẻ v́ như được về lại quê nhà
ḿnh, nhất là có mấy anh thợ hồ ở Huế đang thi công đă rất vui mừng chào
hỏi v́ lâu ngày mới gặp đồng hương.
Chúng tôi sắp xếp chỗ ở, nấu cơm, tẩy
trần và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ngày mai chiêm bái một thánh tích quan
trọng cuối cùng của hành tŕnh.
(Xem tiếp kỳ 6)
Mục Đồng
Trang Văn Thơ: Trần
Thanh Thiên
6
|
1
2
3
4
5

Kỳ
6:

Sáng ngày 07-6 ,
đoàn bắt đầu đến chiêm bái khu di tích Lâm Tỳ Ni lịch sử. Trời cứ lất phất
mưa, khung cảnh trở nên mờ ảo, không khí thật mát mẻ. Ngoại cảnh và nội
tâm trùng duyên, chúng tôi cùng đi tỉnh thức từng bước trên mảnh đất của
khu vườn lịch sử ngày xưa. Vào thời vua Tịnh Phạn trị v́, nơi đây là một
khu vườn đầy hoa tươi cỏ lạ. Trong vườn toả đầy cây xanh bóng mát. Vẻ đẹp
của Lâm Tỳ Ni đă quyến rũ đến độ Hoàng hậu Maya trên đường từ Ca Tỳ La về
lại quê bà là Devadaha phải dừng chân lại để nghỉ ngơi và thưởng ngoạn.
Đứng tựa vào gốc cây, hoàng hậu nghe ḷng lâng lâng theo tiếng gió ŕ rào
và chim hót trên cao. Muôn hoa như hé cười mời gọi người đàn bà thánh
thiện thưởng du, nhất là cành vô ưu tuyệt sắc ba ngh́n năm mới nở một lần.
Có lẽ biết thời giờ đă đến, nó vươn cành để người vịn tay vào, v́ lúc ấy
bà lên cơn đau quặn. Trong giây phút b́nh yên muôn thuở ấy, bà đă hạ sanh
Thái tử Tất Đạt Đa, người mà ngày sau đem ánh sáng giải thoát và niềm an
vui đến cho muôn loài khắp trong ba cơi; người mà hương hoa từ bi trải
rộng ngự trị cả tâm hồn chúng con, để măi đến hôm nay chúng con mới được
theo dấu chân xưa, t́m về mảnh đất này.
Tuy là một trong những địa điểm quan trọng của các
thánh tích, nhưng Lâm Tỳ Ni trong nhiều tháng năm đă bị bỏ hoang. Dầu ngày
nay điêu tàn, nhưng vào lúc đại đế A Dục đến viếng, th́ nơi đây vẫn c̣n là
một thôn xóm thịnh vượng có nhiều cảnh trí nên thơ. Nhà vua cho dựng bốn
ngọn tháp và một trụ đá bằng sa thạch có tượng một con ngựa trên đầu trụ,
tiếc rằng di tích ngày nay không c̣n nguyên vẹn, đă bị mất đầu. Trên trụ
đá ngày nay vẫn c̣n hàng chữ có ư nghĩa rằng: "Sau
hai mươi năm lên ngôi, vua Priyadarsi (tức A Dục), người được chư thiên
yêu mến, đă thân hành viếng thăm và cúng dường lễ bái nơi đây, bởi đức
Phật, thánh nhân ḍng họ Sakya, đă được sinh ra nơi đây."
Lâm Tỳ Ni đă từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả
như ngài Pháp Hiển thế kỷ V, ngài Huyền Trang thế kỷ VII, kể cả ngài Minh
Châu thế kỷ XX… đă từng đến đảnh lễ chiêm bái và ghi chép lại nhiều điều
trong những cuốn Phật Quốc kư hay hồi kư hành hương. Theo hồi kư của ngài
Minh Châu th́: "Ngày xưa cảnh vật tươi đẹp bao nhiêu, th́ ngày nay khu
vườn lại tàn tạ tiêu điều bấy nhiêu. Mặc dù có cây cối đền
tháp, nhưng cảnh trí không được huy hoàng như xưa và nhất là không được
tốt đẹp như các thánh tích thuộc chinh phủ Ấn Độ mà tôi đă chiêm bái.
Chánh phủ Nepal đang cố gắng sửa sang lại thánh tích này…" Những cuộc
chiến tranh tôn giáo đă tàn phá thánh tích Phật Giáo này và đưa nó quên
lăng hơn sáu thế kỷ. Vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, Lâm Tỳ
Ni đă được Phật Giáo thế giới quan tâm có kế hoạch trùng tu rất khả quan.
Lâm Tỳ Ni, nơi thiêng liêng mà Phật giáo bắt nguồn vào năm 624 trước TL.,
đă một lần nữa trở thành một trong những thánh tích tôn giáo lớn nhất thế
giới.
Ngày nay, di tích chính của toàn khu vực là đền thờ
Hoàng hậu Maya Devi bên trên một nền tháp cũ. Trong đó có ghi lại địa điểm
chính xác nơi đức Phật đản sinh, phía trên là bức phù điêu chạm h́nh Maya
sinh Thái tử. Bức phù điêu diễn tả hoàng hậu đang giơ một tay vịn cành cây
với một đứa bé đứng thẳng người trên một toà sen, phóng một ṿng hào quang
tṛn quanh đầu, trong khi hai nhân vật thượng giới đang tưới nước và răi
hoa từ những bảo b́nh để cúng dường. Bức phù điêu này đă được vua Malla
của triều đại Naga dâng cúng, một triều đại đă cai trị vùng Karnali của
Nepal vào thế kỷ XI đến XV. Đền thờ này bên trên c̣n rất mới trong khi nền
đá dưới hiện rơ nét rêu phong, nhiều nơi muốn sụp đỗ phải có giá sắt chống
đỡ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đền thờ này được xây dựng trên nền của
một ngôi tháp do chính vua A Dục cúng dường. Ngôi tháp này, theo ngài
Huyền Trang trong Tây Du Kư, chính là ngôi tháp kế bên trụ đá đánh dấu nơi
vua trời Đế Thích đă đưa tay đỡ Thái tử khi hạ sanh.
Sau khi đảnh lễ nơi thiêng liêng và đi nhiễu ba ṿng
trong im lặng, chúng tôi đă đi ra phía ngoài để chiêm ngưỡng các di tích
cổ kính khác. Không xa trụ đá là một hồ nước đánh dấu nơi hoàng hậu tắm
sau khi sinh. Đứng từ xa nh́n lại dưới bầu trời u huyền lất phất vài giọt
mưa bay, hồ nước phủ màu rêu xanh vô cùng nên thơ in bóng cây Bồ Đề cổ thụ
bên cạnh. Trầm ḿnh quanh đây là một số nền tháp đă được khai quật, nó gợi
lên trong ta những h́nh bóng của một thời vàng son giữa cảnh tiêu điều,
xanh cỏ.
Bước ra ngoài phạm vi đền thờ, chúng tôi đă tắm ḿnh
trong không khí mát dịu của khu vườn Lâm Tỳ Ni rộng lớn. Tuy không c̣n
muôn hoa cỏ lạ, nhưng từng khu vực quy hoạch, từng thảm cỏ xanh được chăm
sóc cẩn thận, những hồ nước rộng với bờ cỏ thoai thoải… làm nên một nền
tảng thi vị lai láng cho toàn cảnh cổ tích giữa hiện thời. Chúng tôi cứ
tiếp tục đi, ra dần đến chỗ ngọn đuốc vĩnh cửu, rồi đi thăm các chùa được
xây dựng trong khu vực Lâm Tỳ Ni. Xưa nhất có thể nói là chùa Tây Tạng.
Các chùa ở đây được chia thành hai khu vực về hai phía, mà cứ nh́n lên
bảng hướng dẫn sẽ thấy, một nhóm theo truyền thống Theravada, một nhóm các
chùa theo Đại Thừa Phật Giáo.
Buổi trưa , rời Lâm
Tỳ Ni, đoàn lên xe tiếp tục đi chiêm bái di tích thành Ca Tỳ La Vệ. Những
thánh tích mà nhóm chúng tôi đă chiêm bái vừa qua, nơi nào cũng để lại
những cảm giác vừa hân hoan vừa xúc động, cảm khái đậm đà pha lẫn chút xót
xa v́ lớp bụi thời gian phủ phàng bôi xoá. Tuy nhiên, chưa có nơi nào đă
gợi lại trong tâm thức mỗi người sự buồn tẻ thê lương một cách tột độ như
đến di tích thành Ca Tỳ La Vệ. Trên đường đi, những “nhà chiêm bái" trẻ đă
thật náo nức, hồi hộp, thầm vọng tưởng về một kinh đô xa hoa, tráng lệ với
nhưng thành quách, cung điện, nào là phố xá đông vui, nào là cuộc sống
vương giả, v.v. của thời xưa cũ. Tự nhiên mọi người cũng nhau cất vang bài
ca mà các em Gia Đ́nh Phật Tử thường hát: "Từ ngàn xưa, vương thành Ca Tỳ
La Vệ…". Nhưng, ánh mắt đầu tiên nh́n thấy hiện trạng của chính nơi có một
thời vang bóng, trong chúng tôi như chết đi một phần hy vọng, bởi sự vô
t́nh của thời gian thật quá tàn nhẫn. Tất cả vẻ đẹp được mô tả chỉ c̣n lại
trong thơ và nhạc. Ca Tỳ La của ngày xưa nay chỉ là một rừng cây, rải rác
vài ḥn gạch lơ thơ nhuốm màu rêu phong xanh xám. Một vài tấm bảng ghi lại
những nơi quan trọng, mà mắt thấy chỉ là những nền gạch đổ nát, hay đàng
hoàng hơn là những mô gạch được xây đắp thêm vào sau này.
Theo ḍng lịch sử, tại di tích quan trọng này, Thái tử
Tất Đạt Đa đă sống một thời gian dài (29 năm theo Nguyên Thỉ hay 19 năm
theo Đại Thừa). Không chỉ Ngài mà các vị Phật quá khứ cũng có vị thị hiện
đản sanh ở đây như Phật Câu-na-hàm-mâu-ni và Phật Câu-lưu-tôn. Kể từ khi
Thái tử Tỳ Lưu Ly đánh phá và tàn sát ḍng họ Thích Ca v́ bị rẻ khinh về
giai cấp xuất thân, thành Ca Tỳ La đă đi vào hoang tàn, đổ nát. Dầu vậy,
vẫn có một số người v́ cảm niệm thâm ân Phật tổ đă đến đây xây dựng đền kỷ
niệm. Căn cứ theo tài liệu của Ngài Huyền Trang th́ Ngài kể rất tỉ mỉ hiện
trạng khi Ngài đến đây: “Nước này
có chu vi khoảng hơn 4000 lư. Trong đó có trên 10 thành phố đều hoang phế
và điêu tàn tột độ. Thủ đô cũng bị đất lấp và đổ nát. Cấm cung nằm trong
thủ đô và có chu vi khoảng 14, 15 lư. Hoàng cung được xây dựng bằng gạch
đỏ. Những nền tường vẫn c̣n cứng cáp và cao. Nơi này có lẽ đă bị bỏ phế từ
lâu, những làng mạc có dân cư rất là ít vào tiêu điều. Nơi đây, không có
ai trị v́ cả; mỗi một phố có một người trưởng phố riêng. Đất đai màu mỡ và
được khai thác theo từng mùa . Người dân ở đây rất hiền và ngoan ngoăn. Có
lẽ có trên 1000 tăng xá bị bỏ hoang. Gần nơi cung thành vẫn c̣n một tăng
xá có khoảng 3000 Phật tử đang tu học theo truyền thống Tiểu Thừa…”
Ngài c̣n đánh dấu và chỉ ra, đây là cấm cung của vua Tịnh Phạn, kia là đền
nơi hoàng hậu Maya cư ngụ, này là tháp kỷ niệm nơi nhà tiên tri A Từ Đà
chiêm tướng cho Thái tử, kia là tháp đánh dấu nơi Thái tử thi tài cùng các
vương tử họ Thích, hoặc các đền ghi lại nơi Thái tử cư ngụ, nơi Thái tử
rời cung đi dạo bốn cửa thành, nơi đánh dấu sự kiện ngày lễ hạ điền, nơi
đánh dấu ḍng họ Thích bị sát hại, nơi hội ngộ lần đầu tiên của Thế Tôn
với vua cha sau khi thành Đạo, v.v. và v.v.
Dĩ nhiên, từ khi ngài Huyền Trang chiêm bái đến nay đă
bao nhiêu thế kỷ, Ca Tỳ La lại rơi vào bao cuộc chiến tranh, bao thăng
trầm thế cuộc, cho nên những ǵ mà Ngài kể chỉ c̣n lại trong kư ức. Thảm
cảnh chiến tranh vẫn c̣n đeo đẳng với Ca Tỳ La cho đến ngày nay. Bằng
chứng là khi nhóm chúng tôi đến, nh́n hai bên lối vào thấy rất nhiều ụ
quân sự, dây thép gai bao bọc, lô cốt dựng lên, súng ống xếp hàng chỉa ra
đường, lính tráng mặc áo quần rằng ri bố ráp đầy dẫy, cũng may là trên
khuôn mặt họ không lộ vẻ hiếu chiến mà chỉ là bảo vệ an ninh. Họ vẫn mỉm
cười thật tươi chào lại khi thấy mấy thầy tu trẻ Việt Nam đưa tay chào họ.
Khi phái đoàn ngài Minh Châu tới chiêm bái, nơi đây
cũng chẳng c̣n ǵ, ngoài những "đồi
rất cao có thể là đền đài ngày xưa. Hiện tại, toàn vùng bị cây cối mọc bao
trùm. Chúng tôi chỉ thấy xa xa một khu rừng rậm rạp. Đến gần nh́n thấy
nhiều gạch đá vụn, có lẽ đây là một khu nhà rộng lớn của thành." Cũng
y như nhận xét của Ngài, cái nh́n và cái cảm giác xót xa dâng tràn trong
ḷng chúng tôi từ khi bước vào đây cho đến lúc rời bước trở về chùa Việt
Nam.
Buổi tối , đây có
lẽ là đêm cuối cùng ở đất Nepal và là đêm cuối được nghỉ ngơi trong chuyến
hành tŕnh, v́ tối mai là ngủ trên tàu rồi. Có thể xem như là đêm ăn mừng
cho một kết quả của chuyến đi tương đối suông sẻ, và đồng thời cũng họp
mặt với các anh thợ hồ đang sống tha hương nhớ nhà. Buổi văn nghệ cây nhà
lá vườn được nhanh chóng triển khai với một nồi chè đậu thật to. Không sợ
mang tiếng "vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm", v́ chúng tôi biết thầy trụ tŕ
rất thương và thông cảm cho tuổi trẻ. Mỗi lần có sự hội ngộ nào mà có mặt
thầy ở nhà, thầy cũng sẽ tổ chức liên hoan chè bánh, văn nghệ nhà chùa rất
đậm t́nh. Các anh thợ người Huế đă trổ tài nghệ sĩ của ḿnh rất nồng nhiệt,
thậm chí có anh vốn liếng chỉ có một bài, mà khi được yêu cầu, anh phải "ngậm
ngùi" hát lại lần hai. May cho đêm “văn gừng” bất đắc dĩ là cây đàn guitar
không chủ cũng có người nâng phím, đó là một thầy trẻ từ Sài G̣n mới qua
khoảng một tuần. Đáp lại sự mến mộ của chủ, những người khách cũng không
ngại ra tay góp vui đủ thể loại, mà loại nào cũng "đứt". Có nghĩa là hễ
hát là đứt nửa chừng, cũng có nghĩa là cười muốn đứt hơi. Cuộc vui cũng
đến lúc tàn,v́ chúng tôi phải nghỉ sớm để ngày mai lại vượt biên giới, c̣n
các anh thợ phải giữ sức khoẻ để làm việc. Ai cũng lộ vẻ tiếc nuối, nhất
là có anh thợ đă tâm sự như thay lời kết: "Thưa
quư thầy, chưa có đêm nào chúng con vui như đêm này!"
8 giờ sáng, ngày 08-6 ,
đoàn bắt đầu trở về biên giới Ấn Độ để đến ga tàu Gorakhpur trở về Delhi.
Chuyến đi của nhóm có phần giống như truyện Tây Du của Ngô Thừa Ân ở phần
cuối, đó là nạn thứ chín chín tám mốt. Theo dự kiến là 4 giờ chiều lên tàu,
sáng mai sẽ tới Delhi (*và tối dự lễ khai mạc World Cup luôn),
nhưng kết thúc đă không như ư. Ngủ một đêm trên tàu, thức ăn mang theo đều
được giải quyết sạch. Sáng ra mới biết một tin hấp dẫn, "trễ tàu". Đúng
vậy, mọi người phải lấy năng lượng tâm linh vừa thu được sau chuyến hành
tŕnh để làm vui với một ngày đói bụng và nóng bức v́ tàu dừng lâu nên
không chạy máy lạnh. Toa lạnh mà không bật máy lạnh th́ dĩ nhiên trở thành
ḷ nướng giữa trưa hè rồi, v́ có lối thoát không khí nào cho gió vào đâu.
Thay v́ 6 giờ sáng, măi đến
6 giờ chiều ngày 09-6,
chúng tôi mới về đến Delhi trong tâm trạng thật hân hoan, thoải mái. Bởi
chuyến đi theo thời gian có đi, có về, nhưng chuyến đi theo hành tŕnh tâm
linh của chúng tôi vẫn c̣n tiến bước, không có khởi đầu, không có kết thúc.
Trân
trọng ghi lại đôi ḍng
Mục
Đồng
Trang Văn Thơ: Trần
Thanh Thiên
1
2
3
4
5
 |
|