|
Kỳ
1:
Linh
Thứu sơn sương giăng mây phủ
Sông
Ni Liên ấp ủ tâm thành
Theo
gót hồng t rong
ánh nắng b́nh minh
Nhân
duyên đến con trở về quê cũ.
Theo tiếng gọi tâm linh từ bao lâu ấp ủ, mọi việc đă
chuẩn bị đâu đó xong xuôi, nhóm chúng tôi cả thảy sáu người đă tập trung
tại Kư túc xá Kothari Đại học Delhi để xuất phát về chốn xưa lưu dấu một
đời độ sinh.

4 giờ chiều ngày 28-5 ,
chuyến tàu lửa mang số hiệu 4258 đă từ từ chuyển bánh từ sân ga New Delhi
đưa đàn con thơ trở về bên mái nhà xưa. Bao tâm trạng hồi hộp, ngóng trông,
quăng đường c̣n xa nhưng tâm hồn phơi phới, vui mừng v́ chỉ sáng mai thôi,
ḷng mong đợi bao lâu đă trở thành hiện thực.
6 giờ sáng ngày 29-5 ,
tàu dừng bánh tại sân ga Varanasi. V́ thấy thời giờ c̣n sớm, chúng tôi đă
thay đổi kế hoạch một tí, thuê xe đi thẳng đến thăm sông Hằng, thay v́
phải để ngày mai. Như vậy, sông Hằng là địa điểm đầu tiên trong hành tŕnh
chiêm bái. Điều này vô t́nh có một ư nghĩa thiêng liêng nào đó. Những ngày
sắp tới là những ngày mà mỗi người cần trang bị cho ḿnh một tâm hồn trong
sạch, một tư lương dồi dào để tấm ḷng thành kính hướng về đất thiêng như
trở về nguồn cội tâm thức của ḿnh được trọn vẹn. Sông Hằng vốn được xem
là con sông thiêng, được tôn thờ như một nữ thần, như một bà mẹ truyền ban
sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả ḍng nước thiêng
liêng trên thế giới. Người dân Ấn cho rằng nước sông này có thể tẩy trừ
cấu bẩn trần gian lẫn tội lỗi do tâm tạo. Để chuẩn bị cho hành tŕnh sắp
tới, nhờ năng lực mầu nhiệm này, chúng tôi tin tưởng rằng những năo phiền
trước đây được gột rửa và chuyến đi sẽ gặp nhiều thuận duyên hơn.

Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đă có hàng
triệu triệu người dân đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và rải
tro người chết. Rải rác dọc bờ sông là những thành phố cổ, những trung tâm
hành hương với vô số đền tháp. Dọc bờ sông là toàn cảnh sự thăng hoa của
nền văn minh Ấn Độ, là bức tranh của di sản văn hoá. Nhiều thế kỷ trải dài
trên ḍng lịch sử, Ấn Độ được thừa nhận như một vùng đất thần thoại phong
phú về trí tuệ, thần bí và lăng mạn. Chính điều thần diệu này đă ra đời
hàng loạt những tác phẩm thần thoại.

X uất phát từ dăy núi tuyết Hy Mă Lạp Sơn trắng
xóa,
sông Hằng đă chảy 2.469 km từ nguồn đến biển theo những sông nhánh hoặc
sông lớn. Dọc hai bên bờ là những thành phố cổ như Hardwar, Varanasi,
Patna, Calcuta và những đồng bằng rộng lớn phía Bắc Ấn Độ. Trên thế giới,
có nhiều con sông lớn hơn hoặc dài hơn, nhưng không có sông nào có đặc
tính thiêng liêng như sông Hằng. Ḍng nước thánh thiện này đă góp mặt
trong đời sống của người dân Ấn Độ. Sông Hằng là một phần lịch sử, thần
thoại, truyền thuyết dân gian của Ấn Độ. Có những vương quốc, đền đài,
những nhà truyền giáo và nhà thơ nhấp nhô, ẩn hiện ngồi bên ḍng nước chảy
khi cuồng cuộng lúc từ hoà.
Đ i xuồng tay, trải ḿnh trên mặt sông vài giờ đồng hồ,
chúng tôi cũng đến lúc rời bến để tiếp tục hành tŕnh.
11 giờ trưa, ngày 29-5 ,
nhóm đă đến Sarnath. Sarnath là một thánh địa Phật giáo, thành phố thiêng
có liên quan mật thiết đến cuộc đời đức Phật và pháp thoại đầu tiên của
Ngài. Sarnath cách Varanasi khoảng 10 km về phía bắc, thuở xưa được gọi là
kinh đô Ba La Nại, nay thuộc tiểu bang Uttar Pradesh.
Vào thời đức Phật c̣n tại thế, Sarnath là một vùng có
nhiều rừng cây xanh mát, tịch tĩnh và thanh tịnh, phù hợp cho việc hành
thiền. Nơi này c̣n được gọi là Chư Tiên Đoạ Xứ (Isipatana), hay Vườn Nai (Migadaya,
Lộc Uyển). Sau ngày thứ 49 thành đạo dưới cội Bồ Đề ở Bihar, đức Phật đă
bắt đầu cuộc du hành đến Ba La Nại với ước muốn trao bức thông điệp cứu
khổ của Ngài đến cho mọi người. Với ḷng tin vững chắc, thanh thản, đức
Phật đă tuyên bố chân lư tối thượng mà Ngài đă giác ngộ cho năm vị ẩn sĩ
nhóm Kiều Trần Như. Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên được đức Phật thuyết
giảng nói về con đường Trung Đạo, loại bỏ hai cực đoan hưởng thọ dục lạc
và khổ hạnh ép xác; tuyên thuyết về bốn chân lư: khổ, nguyên nhân khổ, sự
chấm dứt khổ, con đường chấm dứt khổ; đặc biệt tŕnh bày rơ con đường chân
chánh tám chi là con đường đưa đến an lạc, hạnh phúc, đó là chân chánh về
cái thấy, tư duy, lời nói, hành động, nghề nghiệp, siêng năng, nhớ nghĩ và
chú tâm.

T ừ đây, một Tăng đoàn đầu tiên đă h́nh thành. Sarnath
trở nên một trung tâm quan trọng của Phật giáo, nơi của hoà b́nh an lạc.
Phật giáo từ đây trở nên phổ biến khắp đất nước, vua quan đến thứ dân đều
hoan nghênh tinh thần giải thoát và b́nh đẳng của đức Phật. Vài thế kỷ sau,
vua A Dục đă xây nhiều công tŕnh đền tháp tại đây. Tàn tích ở Sarnath cho
thấy có nhiều tu viện trong thời xưa và nơi đây đă từng là một thời hoàng
kim của Phật giáo. Trụ đá của vua A Dục là một mẫu nghệ thuật tinh xảo vô
giá. Hiện nay, nhiều phần bị găy rời của thân trụ đă được khai quật và bảo
vệ tại khu thánh địa.
Thánh tích Saranth đă bị phá huỷ bởi Muhammad Gori và
Sultan. Trải qua các triều đại vua Hồi giáo, đền đài chùa tháp đền bị đập
phá, kinh sách quư hiếm đă bị thiêu huỷ, tu sĩ bị bắt giết. Mảnh đất này
trở nên điêu tàn, vắng bóng Phật giáo suốt nhiều thế kỷ. Vào thế kỷ thứ V
và VII, hai nhà chiêm bái Trung Quốc là Pháp Hiển và Huyền Trang đă có đến
chiêm bái và tường thuật chi tiết về Sarnath cũng như các thánh tích khác.
Theo nguyên lư thịnh suy, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đen tối, vào
những năm cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, Sarnath được khai quật, công nhận và
bảo tồn trở lại. Tuy nhiên, ánh sáng Phật Pháp được thật sự thắp trở lại
khi ông Anagarika Dhamapala người Tích Lan đến Ấn Độ năm 1893. Những công
việc thiết thực của ông là xây dựng tu viện Mulagandhakuti, tổ chức lễ
Phật đản kỷ niệm 2500 năm Đức Phật ra đời, thành lập hội MahaBodhi…
K hung cảnh hiện tại của Sarnath là một khu vườn cỏ tươi
sạch sẽ bên cạnh vườn Nai xanh mát, khu di tích nền móng của đền chùa xưa
và trụ đá A Dục nằm trước phần biểu tượng chính là đại tháp Chaukhadi, nơi
mà theo ngài Huyền Trang, đánh dấu tôn giả A-nhă Kiều Trần Như và những vị
Tăng khác đă tự động đứng lên đảnh lễ đức Phật khi Ngài từ xa đến.
Sau khi dùng tạm bữa cơm trưa dưới gốc cây cổ thụ giữa
vườn cỏ xanh mát, chúng tôi đă y phục trang nghiêm, tiến về đảnh lễ Đại
Tháp Chuyển Pháp Luân. Hôm nay, chúng con đảnh lễ địa điểm này cũng như đánh dấu
lần đầu tiên trong đời được gặp đức Thế Tôn. Từng bước chân nhẹ nhàng trên
thảm cỏ mát rượi bù lại cái nắng trưa hè gay gắt, ḷng chúng con dạt dào
niềm rung cảm. Trải bao kiếp lầm than u mê trong sinh tử, nay mới được trở
về, chân con bước đi trên vuông đất mà Ngài đă đi, hít thở bầu không khí
mà Ngài đă thở. Trong tiềm thức sâu xa, lời dạy của 25 thế kỷ qua như c̣n
văng vẳng: "Này các thầy, do sự nỗ lực không ngừng mà giờ đây,
Ta đă giác ngộ, thành đạo vô sanh bất diệt; và hôm nay v́ lợi ích của các
thầy, Ta sẽ nói giáo pháp ấy cho các thầy nghe. Nếu các thầy thực hành
theo đúng lời dạy đó, các thầy cũng sẽ sớm được chứng ngộ, có được tuệ
giác và dứt bỏ hẳn con đường sinh tử." Tâm chúng con như đang ư thức
sâu sắc rằng, Ngài vẫn c̣n đây, lời dạy của Ngài như vừa được tuyên thuyết
cho chúng con, những người nguyện suốt đời học theo con đường giải thoát
của Ngài. Không có khoảng thời gian ngăn cách, hơn 2500 năm chỉ là một
niệm tâm đầu trong giây phút vô ưu, định tĩnh. Chỉ vài phút ngắn ngủi mà
con như được tắm gội trong ḍng suối pháp ngọt ngào, trường lưu bất tận.

S au
khi đảnh lễ, tụng kinh, tưởng niệm, mọi người thay phiên nhau ghi lại rất
nhiều h́nh ảnh tại đây; sau đó viếng viện bảo tàng, tu viện Mulagandhakuti,
khu di tích đức Phật và năm tu sĩ đầu tiên. Quanh khu vực này có rất nhiều
bia đá khắc bản kinh Chuyển Pháp Luân bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Mỗi
bia đá được khắc với mỗi ngôn ngữ do chư Tăng, Phật tử nước đó cúng dường
chi phí, như Tây Tạng, tiếng Anh, Pali, Hindi, Tích Lan, Bhutan, Trung Hoa,
Lào… Riêng bia tiếng Việt do GHPGVNTN và đoàn Phật tử Việt Nam sống tại
Đức thực hiện.
(Xem tiếp kỳ
2)
Mục Đồng
Trang Văn Thơ: Trần
Thanh Thiên
2
|
Kỳ 2:
4 giờ chiều , chúng
tôi rời Sarnath, thuê xe đi về Bodhgaya, nơi đức Phật thành đạo. Địa điểm
cư trú suốt những ngày chiêm bái tại đây theo dự tính là chùa Việt Nam
Phật Quốc Tự. Đoạn đường này đă lấy đi rất nhiều năng lượng sức khoẻ của
nhóm chúng tôi sau ngày đầu tiên chiêm bái. Dưới cái nắng gay gắt, trên
mặt đường đầy ổ gà, chiếc xe tatasumo gầm gừ phóng tới để ngốn trọn khoảng
250 km. Mệt mỏi, đau đầu v́ mất ngủ và xuống tàu lửa chưa được nghỉ đă
thực hiện việc chiêm bái…, nhưng tất cả cái nghịch duyên ấy không hề làm
giảm sút ư nguyện hướng về đất Phật. Trên nét mặt của mọi người đều tỏ vẻ
măn nguyện, vui vẻ mà không phiền hà. Bởi v́ quăng đường chúng tôi đang đi
là quăng đường mà ngày xưa, theo hướng ngược lại đức Thế tôn đă đi bộ đến
vườn Nai để chuyển vận bánh xe chánh pháp sau khi thành Đạo. Ngày nay,
đường tuy trải đầy ổ gà nhưng vẫn là đường nhựa, có xe hơi, có chỗ dừng
chân để nghỉ. C̣n cách đây 25 thế kỷ, con đường của Ngài đi có chăng chỉ
là những lối ṃn, hay rừng sâu núi thẳm, không thấy bóng người, đ́u hiu
hút gió, thú dữ hùm beo… Nhưng với ḷng từ bao la, năng lực độ sanh dẫn
đạo, đức Thế Tôn đă bước đi như vậy. Nhờ năng lực từ bi gia bị của chư
Phật, Bồ tát, Hộ pháp thiện thần, đến nửa đêm chúng tôi đă chùa Việt Nam
sau một hồi lạc đường.
Ngày 30-5 , theo sự
thống nhất chung là đại chúng được nghỉ ngơi để lấy lại sức, nhưng mới
sáng, khi con chim kouwel cất liên hồi tiếng kêu thánh thót, một số vị đă
tranh thủ viếng chùa và chụp h́nh. Sau đó, mọi người cùng quây quần nấu
cơm, uống trà, dạo quanh vườn cây um tùm, xanh mát và lắng nghe chim hót
như được trở về Việt Nam quê ḿnh. Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự được Thượng
toạ Thích Huyền Diệu xây dựng từ năm 1987 bằng chính công sức và đồng tiền
dạy học của ḿnh cùng với sự ủng hộ của các Phật tử Việt Nam ở các nước.
Hiện nay, chùa được trùng tu mới mẻ, nguy nga. Tuy không phải là một ṭng
lâm đồ sộ nhưng cũng là một ngôi phạm vũ sánh ngang tầm với những ngôi
chùa trong khu vực Bodhgaya. Nét đặc biệt khác với những ngôi chùa các
nước là từ xa nh́n vào, ta thấy mái chùa cong vút, nhô cao lên giữa rừng
cây xanh mướt. Có lẽ chủ trương của Thầy trụ tŕ là cố t́nh trồng cây tạo
cảnh thật nhiều, để ngôi chùa thật sự toát ra nét thiên nhiên hài hoà,
không khí tươi mát của những ngôi chùa cổ quê hương. Do đó, khi bước vào
chùa, dù không được giới thiệu, ta cũng sẽ nhận ra được ngay đây là ngôi
chùa Việt Nam. V́ tất cả từ hoa kiểng, đến nóc chùa, chánh điện, pḥng ăn,
chén đĩa, sân vườn, rau muống, khoai lang và cả giàn hoa thiên lư thơm
ngát mỗi đêm… đều mang dáng dấp Việt Nam mến yêu.

Buổi tối , mọi
người đă đến đảnh lễ Đại tháp Bồ Đề lần đầu tiên. Có thể nói, đây là thánh
tích Phật Giáo quan trọng nhất. Bồ Đề đạo tràng thuộc tiểu bang Bihar ở
phía Bắc Ấn. Thủ phủ chính của tiểu bang này là Patna cách Bồ Đề đạo tràng
193km, cách sân ga tỉnh Gaya 10km, cách Delhi hơn 1000 km và cách Varanasi
240 km.

Khu di tích Bồ Đề đạo tràng là một nơi rất rộng, được
bao bọc xung quanh bằng hàng rào gạch. Nhiều chùa tháp, khách sạn, nhà
hàng, tiệm quán, dân cư … rất đông đúc và trù phú. Đa số biển hiệu đều lấy
tên liên quan đến lịch sử đức Phật như Siddhatha, Gautama, Sujata,
Nairanjana… Di tích chính là ngôi tháp Đại Giác h́nh tứ diện cao vút lên
giữa nền trời. Theo lịch sử, vào năm 259 trước TL, đại đế A Dục đă đến
viếng thăm và đảnh lễ Bồ Đề đạo tràng. Vua đă cho xây một ngôi tháp đầu
tiên tại thánh địa này, nhưng ngày nay không c̣n. Ngôi tháp hùng vĩ hiện
tại được xây dựng vào thế kỷ thứ II trên nền tháp cũ, và toà Kim Cang vẫn
giữ đúng vị trí nguyên thuỷ nơi đức Phật ngồi chứng đắc chân lư. Người
Miến đă trùng tu tháp Đại Giác vào khoảng năm 450. Trước thế kỷ thứ VII,
không có tài liệu nào gọi tháp này là tháp Đại Giác, chỉ từ sau năm 637
khi ngài Huyền Trang đến chiêm bái, tháp mới có tên gọi này.

Bên trong Đại tháp là tượng đức Phật bằng đá thếp vàng
đang ngồi thiền được đắp y vải theo kiểu chừa vai hữu. Tượng Phật đặc biệt
này được tạc vào khoảng năm 380, tượng trưng cho sự kiện giác ngộ vĩ đại
của đức Phật. Tương truyền, ngày xưa có một chàng thanh niên tuấn tú phát
tâm vào trong tháp để tạc tượng Phật để tôn thờ. Chàng yêu cầu được ở
trong tháp làm việc suốt ba tháng, không ai được mở cửa. Nhưng bên ngoài,
mọi người v́ quá nóng ḷng, mới 2 tháng rưỡi đă mở cửa tháp. Trước mắt họ
xuất hiện một tượng Phật trang nghiêm với cánh tay trái vẫn c̣n dang dở
chưa được tạc xong, mà người thanh niên ấy th́ không thấy đâu. Người ta
cho rằng, chàng thanh niên này chính là hiện thân của đức Bồ tát Di Lặc.
Phía sau Đại tháp là cây Bồ Đề tàng rộng sum suê - nơi
mà đức Phật đă ngồi thiền suốt 49 ngày và đạt Đạo giác ngộ. Đă hơn 25 thế
kỷ qua, cây Bồ Đề đă biết bao lần sanh rồi lại diệt, diệt rồi sanh. Theo
một số tại liệu, cây Bồ Đề hiện tại là cháu chít nhiều đời của cây mẹ, cây
này mới hơn 100 tuổi. Loại cây này nguyên nghĩa gọi là cây Da, hay Pipal,
Pippali. Sau sự kiện giác ngộ của đức Phật, nó được gọi là cây Giác Ngộ,
hay cây Bồ Đề. Kinh điển ghi lại, sau khi thành Đạo, đức Thế Tôn đă nh́n
vào cây Bồ Đề trọn một tuần lễ với ánh mắt biết ơn cây đă che chở cho Ngài
những đêm mưa gió, những ngày nắng thiêu đốt. Trong kinh Bổn Sanh
Kalinga-bodhi và Kosiya, trong suốt thời Phật c̣n tại thế, cây Bồ Đề rất
được kính trọng và thờ phụng như chính đức Phật. Trong ư nghĩa Phật giáo,
cây Bồ Đề được nhận thức không chỉ là đối tượng cho giới Phật giáo kính lễ
mà c̣n là sự biểu hiện tượng trưng cho chính đời sống và sự chứng ngộ vĩ
đại của Ngài. Việc trồng cây Bồ Đề như là một việc làm thiêng liêng khi mà
h́nh ảnh, tượng Phật chưa được phổ biến tại Ấn Độ.
Vua A Dục có sai con gái mà sau này trở thành Tỳ kheo
ni Sanghamita chiết một nhánh của cây mẹ đem sang trồng tại thành phố cổ
Anuradhapura của Tích Lan trong thời kỳ vua Devanampiyatissa trị v́. Nhánh
cây này vẫn c̣n xanh tốt cho đến ngày nay, và được xem là cây cổ nhât trên
thế giới.
Ngài Pháp Hiển đến chiêm bái Bồ Đề đạo tràng năm 400,
có mô tả như sau: “Sa môn Cồ Đàm
(Gautama) đi tới phía trước đến dưới gốc cây Bồ Đề, trải có cát tường, mặt
hướng về phía đông. Ngài bắt đầu chứng nghiệm quả vị an lạc giả thoát
trong suốt bảy ngày..." Hơn 2 thế kỷ sau, Ngài Huyền Trang cũng đă đến
chiêm bái và kể lại trong Kư sự Tây Du: "…Cây Bồ
Đề bên toà Kim Cang chính là cây Tatpala. Ngày xưa, khi đức Phật c̣n tại
thế, cây cao vài trăm feet, v́ bị chặt đốn nhiều lần, cây vẫn c̣n cao
khoảng 40, 50 feet. Thân cây màu vàng trắng, lá và nhánh cây màu xanh đậm.
Lá không bị úa ngay cả trong mùa đông hay mùa hạ. Chúng vẫn sáng bóng và
xanh mát suốt năm không thay đổi, nhưng vào ngày đức Phật nhập Niết bàn,
lá ở đây úa và rơi xuống. Nhưng thật kỳ diệu thay, sau đó không bao lâu nó
lại tươi tốt như trước. Vào những ngày lễ, nhiều đoàn hành hương từ nhiều
nước đă tập trung tại đây đến hàng ngàn người. Họ thi nhau tưới nước trầm,
sữa tươi thơm vào cội Bồ Đề, răi hoa tươi và dầu thơm để cúng dường."
Cùng chung với số phận thăng trầm của lịch sử Phật giáo,
cây Bồ Đề cũng đă biết bao nhiêu lần bị chặt đốn, thiêu huỷ do ngọn gió
thiên tai vô thường hay do ḷng người tàn ác đă bao lần muốn xoá nhoà đi
vết tích Phật giáo. Thế nhưng, kỳ diệu thay! Hạt giống Bồ Đề vẫn t́m cách
đâm chồi nảy lộc, hồi sinh và phát triển tốt tươi.
Không khí về đêm mát dịu, sao trời lấp lánh, ánh sáng
đèn pha rọi vào thân tháp sáng rỡ, nguy nga. Sau khi đảnh lễ Phật bên
trong tháp, chúng tôi đă đảnh lễ cội Bồ Đề, đi nhiễu quanh tháp và ngồi
thiền định xung quanh cội Bồ Đề để chiêm nghiệm pháp lạc lớn lần đầu tiên
trong đời. Một giây phút tuyệt vời, một niềm an vui lớn bao trùm kín không
gian. Trời càng lúc về khuya, lá cây Bồ Đề xào xạc. Phía ngoài toà Kim
Cang, tiếng tụng kinh Pali của các vị sư Ấn và Thái hoà điệu lẫn nhau khi
trầm khi bổng. Thành kính hướng về đức Thế Tôn, trong giờ phút hoàn toàn
yên lặng này, tâm thức chúng con chỉ có một niệm duy nhất là hướng về với
sự giác ngộ của Ngài. Giữa vạn duyên trùng trùng bủa vây, ngài đă bước qua
nhẹ nhàng như đi trong hư không, không hề lưu dấu vết. Con đường giải
thoát đă hoàn toàn rộng mở cho sự chứng ngộ thật tướng các pháp của Ngài.
Thật tướng ấy là không hề có tướng, bởi vạn pháp đều do duyên sanh, duyên
diệt. Những đối tượng của mắt thấy tai nghe chẳng qua chỉ là giả tạo, nó
vốn không trường tồn, không có tính chắc chắn và là nguyên nhân của chấp
thủ khổ đau. Nếu một niệm tĩnh giác, thấy thật tướng các pháp th́ ngay cả
khái niệm giác ngộ, thành Đạo cũng không có, chỉ có sự thật an lạc tuyệt
đối hiển bày. Không có pháp nào được gọi là giải thoát, không có cây nào
được gọi là Bồ Đề. Như Lục Tổ Huệ Năng đă từng nói: "Bồ
Đề bổn vô thọ, minh cảnh diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần
ai." (Bồ Đề vốn không
cây, gương sáng không có đài. Xưa nay không một vật, chỗ đâu nhiễm bụi
trần.)
(Xem tiếp kỳ 3)
Mục Đồng
Trang Văn Thơ: Trần
Thanh Thiên
3
|
|