www.ninh-hoa.com

 HOA KỲ KƯ SỰ:
T H A M    Q U A N    T H À N H   P H Ố    C H I C A G O
Bs LÊ ÁNH


 




 

    

 

 

PHẦN 2:

 

III- DU THUYỀN TRÊN SÔNG CHICAGO VỀ ĐÊM

 Thời tiết thay đổi. Cả buổi sáng hôm nay (23/06/2018), bầu trời u ám, mưa nhẹ hạt kéo dài lê thê. Nhưng buổi chiều, bầu trời trong sáng. Càng về chiều, mặt trời ló dạng. Ánh nắng vàng chiếu sáng mọi nơi trên thành phố Chicago. Quang cảnh bến tàu của vùng NAVY PIER nhộn nhịp. Du khách, kẻ qua người lại, cười nói ồn ào. Dọc theo bến tàu, các hàng quán, hầu hết là các tiệm ăn nhiều thực khách. Không khí thật tưng bừng náo nhiệt.

 

Dọc bến tàu bên bờ cảng hồ Michigan

Bến tàu ở đây không hẳn là một bến tàu đúng nghĩa, mà chỉ là nơi từng chiếc tàu chở du khách tham quan cặp bến để đưa du khách đi và tiếp theo là chiếc tàu khác cặp bến. V́ thế bến tàu không bị đông người. Tại bến tàu, khi chúng tôi vừa mới đến, những chiếc cầu bắt xuống tàu đều giở đứng lên.  

 

Các chiếc cầu được giở đứng lên

 

 

Du khách đang trên bến tàu

Khi chuyến tàu 7:00 PM sắp bắt đầu, một chiếc tàu kèm vào bến và chiếc cầu hạ xuống để du khách đi xuống tàu. Một cô hướng dẫn viên du lịch bắt đầu giới thiệu chuyến du hành. Cô hướng dẫn viên thuộc bài rất kỹ và cô nói liên tục khi con tàu lướt nhẹ trên mặt hồ Michigan.

 

 

Du khách lần lượt xuống tàu

Khi số du khách đă xuống tàu và ngồi vào các chỗ ngồi, chiếc tàu chạy với tốc độc khá nhanh một ṿng trên mặt hồ Michigan để du khách nh́n quang cảnh quanh bờ hồ. Lúc bấy giờ mặt trời đă lấp ló dưới chân trời. Ánh nắng c̣n le lói ở chân trời xa. V́ con tàu lướt nhanh trên mặt hồ, du khách chỉ nh́n thoáng qua các cảnh vật quanh bờ hồ Michigan.

 

Du khách đă xuống tàu và tàu sắp lướt sóng

Cuối cùng con tàu giảm tốc độ để chuẩn bị vào cửa sông.

 

Cửa sông bị ngăn chặn lại bởi một chiếc cầu là hai bức tường ngăn nước của cửa sông. Để con tàu có thể chạy qua cửa sông để vào con sông Chicago, hai bức tường (là cây cầu) được kéo ra hai bên. Nước từ hồ Michigan chảy mạnh vào sông Chicago v́ mặt nước hồ Michigan cao hơn mặt nước trong sông Chicago. Ta nghĩ đến lịch sử con sông Chicago đă được làm ngược chiều nước chảy từ hồ Michigan vào sông Chicago để rồi đổ vào sông Mississipi vào năm 1900.

 

Nhà hải đăng ngoài cửa sông, trong hồ Michigan

Khi mặt nước giữa mặt hồ Michigan và mặt sông Chicago bằng nhau th́ con tàu bắt đầu lướt nhẹ đưa du khách vào con sông Chicago và cô hướng dẫn viên giới thiệu những quang cảnh đặc biệt của thành phố Chicago. Con tàu theo ḍng nước chảy ngược đưa du khách ngắm xem những cao ốc trên hữu ngạn con sông Chicago.

 

Con tàu lần lượt chui qua những chiếc cầu bắt qua sông Chicago. Du khách nh́n bên hữu ngạn sông Chicago để theo dơi những mục tiêu đặc biệt mà cô hướng dẫn viên tuần tự giới thiệu với du khách.

 

Du khách trên con tàu đang lướt sóng trên hồ Michigan

 Con tàu đến gần cửa sông Chicago. Nhà hải đăng xuất hiện gần hơn , nổi bật trên một góc phố với lô nhô những cao ốc gần bờ hồ.

 

Nhà hải đăng cảng Chicago

 Lúc bây giờ, con tàu lướt nhẹ trên mặt hồ Michigan và từ từ chạy đến cửa sông. Con tàu dừng lại trước cửa sông chờ cho cầu mở cổng mới được vào sông Chicago.

 

Quang cảnh dọc bờ hồ Michigan

 

 

Một góc thành phố Chicago nh́n từ mặt hồ Michigan 

 

 

Hai lá cờ đỏ chưa di chuyển qua hai bên

(Cầu chưa mở cổng)

 

 

Hai lá cờ đỏ xa dần ra hai bên

(Cầu đă mở cổng) 

 

Cầu đă mở rộng hơn

 

 

Cầu đă mở cổng rộng hơn

 

 

Mực nước trên hồ Michigan hạ xuống thấp

sau khi chiếc cầu mở cổng

(Nước từ hồ Michigan chảy ngược vào ḍng sông Chicago)

 

 Sau khi mở cổng, tàu lớn sẽ chạy trước vào cửa sông, chui qua cầu.  Các tàu nhỏ nối tiếp nhau
và lần lượt chui qua các cầu.

 

Cô hướng dẫn viên nói qua Đại hoả hoạn của thành phố Chicago. Đại hỏa hoạn Chicago kéo dài từ ngày Chủ nhật 08 tháng 10 năm 1871 đến sáng ngày thứ Ba 10 tháng 10 năm 1871. Sự kiện hỏa hoạn này đă làm chết 300 người, phá hủy toàn bộ trong khoảng 3,3 dặm vuông (9 km2) diện tích thành phố Chicago, bang Illinois, Mỹ và khiến hơn 100.000 người lâm vào cảnh mất nhà cửa. Mặc dù vụ cháy là một trong những thảm họa lớn nhất nước Mỹ vào thế kỷ 19, phá hủy phần lớn khu vực trung tâm của thành phố Chicago, nhưng thành phố đă được xây dựng lại và tiếp tục phát triển để trở thành một trong những thành phố đông dân nhất và quan trọng về kinh tế của nước Mỹ.

 

Cũng trong buổi đêm bùng phát vụ cháy trên, một đám cháy khác lớn hơn đă tiêu hủy thành phố Peshtigo thuộc bang Wisconsin và các làng mạc, thị trấn khác ở phía bắc của vịnh Green, Wisconsin.

 

Cô hướng dẫn nhắc qua nguồn gốc đám cháy.

 

Đám cháy bắt đầu bùng phát vào khoảng 9h00 đêm ngày 08 tháng 10 năm 1871, tại một chuồng gia súc nhỏ giáp con hẻm phía sau đường De Koven. Các giải thích thông thường về nguồn gốc của đám cháy cho rằng nó gây ra bởi một con ḅ đá vào một chiếc lồng đèn trong chuồng ngựa thuộc sở hữu của nhà Patrick và Catherine O'Leary, tuy vậy các quan chức thành phố không bao giờ nêu rơ lư do của trận hỏa hoạn này. Năm 1893, Michael Ahern, phóng viên Tờ Cộng ḥa Chicago, người viết tường tŕnh của O'Leary, thừa nhận ông đă phóng đại màu sắc nội dung lên.

 

Chuồng gia súc bên cạnh chuồng của O'Learys ' là nhà đầu tiên bị ngọn lửa thiêu trụi nhưng các báo cáo chính thức không xác định được nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, cũng có một số suy đoán rằng đám cháy gây ra bởi một người chứ không phải một con ḅ. Một số lời khai nói rằng có một nhóm người đàn ông đă đánh bạc bên trong chuồng ḅ đó nên không ai nh́n thấy họ. Chiếc đèn họ dùng đă bị đạp đổ và gây cháy, song cũng không ai đưa ra được bằng chứng thuyết phục. Ngoài ra cũng có những nghi vấn về sự liên quan đến các vụ cháy khác bắt đầu cùng ngày.

 

Đám cháy bùng phát và lan rộng thuận lợi do các cấu trúc bằng gỗ, vật liệu xây dựng chủ yếu của thành phố. Ngoài ra, hạn hán và gió Tây Nam mạnh càng khiến đám cháy phát triển mạnh hơn. Hơn hai phần ba trong số các công tŕnh tại Chicago lúc này được làm hoàn toàn bằng gỗ và hầu hết nhà cửa cũng như công tŕnh được lợp mái bằng nhựa đường hoặc ván lợp rất dễ cháy. Tất cả vỉa hè của thành phố và nhiều tuyến đường được làm bằng gỗ. Thêm nữa, Chicago chỉ nhận được lượng mưa 1 inche từ 04/7 – 09/10, gây ra t́nh trạng hạn hán nghiêm trọng.

 

Vào năm 1871, Sở Cứu hỏa Chicago có 185 nhân viên cứu hỏa, nhưng chỉ có các loại máy chữa cháy hơi nước 17 sức ngựa để bảo vệ toàn bộ thành phố. Thông tin báo cháy nhanh chóng được Sở Cứu hỏa tiếp nhận và triển khai, nhưng do lỗi của Matthias Schaffer – người trực báo cháy, lính cứu hỏa được điều đến nhầm vị trí khiến đám cháy bùng phát tự do không thể kiểm soát nổi. Một tin báo cháy từ nơi gần đám cháy bị lỗi không đến được Sở Cứu hỏa. Thêm nữa, lính cứu hỏa đă mệt mỏi do phải chữa một đám cháy lớn cùng nhiều đám cháy nhỏ khác trong tuần trước đó. Những yếu tố này kết hợp khiến một đám cháy nhỏ ban đầu phát triển thành đám cháy lớn.

 

Cô hướng dẫn viên giới thiệu các cao ốc trong thành phố Chicago.

 

Chicago thường được ví là “thánh địa của những toà nhà chọc trời”, đáng kể nhất là toà nhà tháp Willis (tháp Sears) cao 442.3 m và trung tâm Trump International Hotel and Tower cao 423m.

 

Con tàu lướt nhẹ xuôi theo ḍng sông chảy ngược

Cô hướng dẫn viên nhắc lại vài chi tiết về tháp Willis (Sears Tower). Là một ngôi nhà chọc trời ở Chicago, Tower Sears được đổi tên thành tháp Willis vào năm 2009. Tháp Willis được xây dựng vào năm 1973, qua mặt tháp đôi World Trade Center và toà nhà Empire State. Toà tháp này do kiến trúc sư Bruce Graham và những kỹ sư Srinivasa và Fazlur Rahman Khan của công ty Skidmore, Owings and Merrill đă thiết kế lên một toà tháp rất nổi tiếng trên thế giới. Toà tháp được đặt theo tên của Sears, Roebuck và có một chuỗi cửa hàng của Mỹ được đặt trụ sở chính ở nơi đây. Và đây cũng là toà nhà cao nhất thế giới trong suốt 25 năm cho đến khi Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia giành được vinh dự này. Dù vậy, Tháp Willis vẫn giữ danh hiệu là toà nhà cao nhất ở Tây bán cầu và đây là toà nhà cao thứ bảy trên thế giới.

 

Vào năm 1982, hai ăng ten của tivi đă được lấp thêm vào nên đă làm tăng chiều cao của tháp lên đến 520m. Và ăng ten phía Tây được kéo ra đến độ cao 527m vào năm 2000 để tăng khả năng tiếp nhận trạm NBC.

 

Tháp Sears của thành phố Chicago

 

 Cô hướng dẫn viên đang giải thích quang cảnh đặc biệt trên thành phố trong lúc con tàu vẫn lướt nhẹ trên mặt sông.

Con tàu lần lượt chui qua những chiếc cầu bắt qua sông Chicago. Du khách nh́n bên hữu ngạn sông Chicago để theo dơi những mục tiêu đặc biệt mà cô hướng dẫn viên tuần tự giới thiệu với du khách.

 

 

Đón đọc PHẦN 3

 

 

 

 


Bs LÊ ÁNH

10/2018

 

 

 

 

Trang Văn Thơ/Hồi Kư/Y Học: Bs LÊ ÁNH