www.ninh-hoa.com

 HOA KỲ KƯ SỰ:
C U Ộ C    V I Ế N G    T H Ă M   N E W Y O R K (USA)
Bs LÊ ÁNH


 




 

    

 

 

PHẦN 3:

 

 Tượng Nữ Thần Tự Do

( Statue of Liberty)

 

Tượng Nữ thần Tự Do hoàn thành năm1876, do nhà điêu khắc Frederic Augusta Bartholdi tạo h́nh, cùng kỹ sư Alexandre Gustave Eiffel thiết kế, xây dựng, là món quà thiện chí của nhân dân Pháp tặng cho nhân dân Hoa Kỳ và được đặt trên một ḥn đảo nằm trong hải cảng New York, hoàn thành vào năm 1886.

 

Tượng Nữ Thần Tự Do là một nữ đại sứ của t́nh huynh đệ giữa hai quốc gia Pháp và Hoa Kỳ, với nước Pháp chủ trương "Tự Do, B́nh Đẳng,Huynh Đệ" (Liberté, Égalité, Fraternité), kết hợp với ḷng trông đợi của người Mỹ về "Đời Sống, Tự Do và việc theo đuổi Hạnh Phúc" (Life, Liberty and the Pursuit of Happiness).


Hơn một thế kỷ về trước, một nhà điêu khắc người Pháp đă phác họa ra bức tượng này rồi kể từ đó, bức tượng Nữ Thần Tự Do đă là một biểu tượng độc đáo của miền Bắc Mỹ. Đây là h́nh ảnh của một nhân vật chịu đựng, khắc khổ, cương quyết với cánh tay vươn cao, giơ lên ngọn đuốc để đón tiếp hàng triệu người di cư tới miền đất mới của Bắc Mỹ, họ là những người đi t́m kiếm một đời sống tốt lành hơn cùng với các tự do chính trị và tôn giáo.

Tượng Nữ thần Tự Do biểu hiện các lư tưởng về ḷng trắc ẩn, sự an toàn, niềm hy vọng, sự hướng dẫn và trên hết là chủ trương Tự Do của các nhà lập quốc Hoa Kỳ. Bức tượng cũng là niềm tin của nhiều sắc dân tha hương trên Thế Giới.

Từ cuối thế kỷ 18, dù cho là nước dẫn đầu trên Thế Giới về các tư tưởng Dân Chủ, nước Pháp chỉ trải qua hai thời kỳ Cộng Ḥa ngắn ngủi, thời kỳ thứ nhất vào thập niên 1790, tiếp theo cuộc Cách Mạng Pháp và nền Cộng Ḥa thứ hai giữa các năm 1848 và 1852. Tại nước Pháp, hai thể chế quân chủ và đế quốc (empire) đă tồn tại lâu dài, khiến cho người dân nước Pháp đă quen với ḷng trung thành với nhà Vua. Cấu trúc chính trị của nước Pháp chỉ thay đổi vào năm 1870, sau khi nước Pháp thua trận Chiến Tranh Pháp-Phổ (the Franco-Prussian War) với hậu quả là sự sụp đổ của đế quốc Pháp do Hoàng Đế Napoléon III lănh đạo. Từ nay bắt đầu nền Cộng Ḥa Thứ Ba.

Mặc dù phải sống dưới vương quyền, trong ḷng người dân Pháp sống vào thế kỷ 19 vẫn c̣n ư thức đối kháng lại thể chế quân chủ, v́ họ cho rằng vương quyền là một h́nh thức chính quyền không đáng được duy tŕ. Hợp Chủng Quốc Bắc Mỹ được thành lập vào thế kỷ 18 và trong hơn 100 năm theo đuổi thể chế Cộng Ḥa, nên h́nh thức chính quyền của Hoa Kỳ đă khác biệt với các chế độ quân chủ của châu Âu. Rồi do các ư tưởng và ước vọng về cuộc Cách Mạng Pháp 1789 đă không bao giờ tàn lụi đối với nhiều người Pháp, và cũng do chính quyền Cộng Ḥa của Bắc Mỹ là sự thể hiện lư tưởng của ngưới Pháp về "Tự Do, B́nh Đẳng, Huynh Đệ" trong thời đại của Lư Trí, nên bức tượng Nữ Thần Tự Do đă là một sáng tạo để tượng trưng cho các lư tưởng kể trên và là một hiện thực của câu nói "Tự Do chiếu sáng Thế Giới" (La Liberté éclarant Le Monde).

Tính từ mặt đất, tượng cao 305 feet (92. 99m), riêng thân tượng cao 152 feet (46. 50m). Bên trong có 2 lối lên đỉnh tượng, cầu thang máy lên hết phần bệ đá, cho những người già hoặc cho những ai không thích leo từng bậc thang (192 bậc). C̣n leo từ đầu, cả thảy 354 bậc thang xoắn ốc. Đầu tựợng đội chiếc nón có 7 cánh nhọn x̣e ra, tượng trưng cho biển và lục địa (thời đó chưa biết 5 châu, 4 biển, chỉ có 7). Vành nón có 25 cửa sổ, đại diện cho 25 viên kim cương quí t́m được trên trái đất. Tay mặt nữ thần giơ cao ngọn đuốc, đêm đêm rực sáng, tay trái giữ tấm bảng trông như quyển sách ghi chữ số La Mă “July 4, 1776”, ngày Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Rất ít người dùng thang máy, đa số leo thang bậc lên đến vành nón, chặng cuối cuộc hành trinh. Ánh sáng mờ ảo phản chiếu bộ khung sắt chằng chịt, đủ sáng cho du khách leo lên, càng cao, phần tượng nhỏ dần v́ sắp tới đầu. Bậc thang chỉ vừa một người đi nên không chen lấn. Chỉ có tiếng ŕ rầm vọng từ vách tượng như tiến kinh cầu bí ẩn. Ḍng người lên, xuống như đàn kiến ṿng vèo, êm ả trong không khí dịu mát của máy điều ḥa nhiệt độ.

Từ cửa sổ vành nón tượng nữ thần, du khách nh́n ra cánh tay tượng Nữ thần Tự Do giơ cao ngọn đuốc soi sáng tinh thần Tự Do cho nhân loại, và rồi nh́n ra Đại Tây Dương, ngh́n trùng xa cách, nửa ṿng trái đất là nước Việt Nam của tôi chưa có Tự Do (7/4/2020).

 

1- Các Nhân Vật Có Công Đầu.

 

Édouard René de Laboulaye

 

Ông Edward de Laboulaye (tên viết theo tiếng Pháp là Édouard René de Laboulaye) là một nhà luật học, một giáo sư, một diễn giả được nhiều người biết danh tiếng và cũng là một chuyên viên về Lịch Sử Hiến Pháp Hoa Kỳ. Năm 1865, ông Laboulaye đă tổ chức một bữa tiệc trong đó các người tham dự đă thảo luận về việc cần phải dựng nên một kỷ vật để tượng trưng cho t́nh cảm của nước Pháp đối với cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ, bởi v́ tại cuộc Cách Mạng này, nhiều người Pháp đă chiến đấu và đổ máu cho nền Độc Lập và Tự Do của Bắc Mỹ. Trong cuộc thảo luận, ông Laboulaye đă tin tưởng rằng dân chúng Hoa Kỳ đă yêu mến Hầu Tước De Lafayette và các binh lính t́nh nguyện Pháp, cũng như họ đă kính trọng các vị anh hùng Mỹ vậy. Và t́nh bạn giữa hai quốc gia này không thể bị quên lăng.

Ông Laboulaye đă nói: 
"nếu một đài kỷ niệm được xây dựng tại châu Mỹ như là một kiến trúc tưởng nhớ về nền Độc Lập, th́ tôi cho rằng đài kỷ niệm đó nên được xây dựng bằng các cố gắng hợp tác, đó là một công tŕnh chung của cả hai quốc gia và đó cũng là một điều tự nhiên".

 


Frédéric Auguste Bartholdi
 

Trong số các thực khách có mặt tại bữa tiệc đặc biệt đó, có một nhà điêu khắc ở tuổi 31, tên là Frederic Auguste Bartholdi. Về sau này, nhà điêu khắc đă nhớ lại như sau: "Cuộc đàm thoại đó đă hấp dẫn tôi mănh liệt, đă ăn sâu vào trí nhớ của tôi". Ông Laboulaye đă xác định lại quan điểm của ḿnh về việc thực hiện một đài kỷ niệm và đă thúc dục Bartholdi nên qua châu Mỹ để "t́m ra một ư tưởng hay một kế hoạch có thể kích thích sự phấn khởi của quần chúng". Ư tưởng về một bức tượng mô tả nền Tự Do đă ra đời sau bữa tiệc định mệnh đó, nhưng việc thực hiện sáng kiến này phải chờ 21 năm, hay 3 năm sau khi ông Laboulaye qua đời.

Ư tưởng xây dựng một đài kỷ niệm thuộc về ông Laboulaye nhưng cỡ lớn của đài kỷ niệm đó lại do ảnh hưởng của kiến trúc Ai Cập. Năm 1856, ông Bartholdi qua thăm viếng miền đất của các Vua Pharaohs. Mức độ cổ xưa của các Kim Tự Tháp, tầm vóc vô cùng lớn lao của các lăng mộ đó đă ám ảnh nhà điêu khắc người Pháp này và ông Bartholdi đă phải b́nh luận rằng các công tŕnh vĩ đại đó đă làm cho người ta quên đi hiện tại và bị ám ảnh bởi tương lai không giới hạn.

Ông Bartholdi trở lại du lịch Ai Cập lần thứ hai vào năm 1869, khi người Pháp khánh thành Kênh Đào Suez. Việc thực hiện công tŕnh kênh đào này là do ư muốn hiện đại hóa đất nước của vị Phó Vương Ismail Pasha và hai năm về trước, khi Phó Vương ghé qua Paris, ông Bartholdi đă có cơ hội đề nghị với Phó Vương nên xây dựng một bức tượng của một nữ nông dân Ai Cập (fellah) tay cầm một ngọn đuốc giơ cao. Đề tài của bức tượng là "Tiến Bộ" (Progress) hay "Ai Cập mang ánh sáng tới châu Á". Bức tượng như vậy vừa là một biểu tượng của việc hiện đại hóa đất nước Ai Cập của Phó Vương, vừa được dùng làm một hải đăng đứng bên bờ kênh đào mới.

Trong hai năm làm việc có khi không liên tục, nhà điêu khắc Bartholdi đă hoàn thành được bản vẽ cuối cùng và một bức tượng nhỏ mô tả về kỷ vật dành cho buổi lễ năm 1869, nhưng vị Phó Vương vào lúc này không c̣n lưu tâm tới bức tượng hải đăng đó nữa và v́ vậy, Bartholdi đă nhớ lại đề nghị của ông Laboulaye khi trước mà quan tâm trở về dự án của châu Mỹ.

H́nh ảnh của một phụ nữ giơ cao lên một thứ ǵ đó, thường được dùng trong nghệ thuật của thời bấy giờ, v́ thế việc phác họa bức tượng Nữ Thần Tự Do của châu Mỹ phải có những đặc điểm tương tự như bức tượng của một nông dân Ai Cập. Và ông Bartholdi đă giận dữ khi các báo chí cho rằng v́ ông không bán được bức tượng cho Ai Cập nên đă dùng bức tượng này để bán lại cho Hội Đoàn Kết Pháp-Mỹ (the Society of the French-American Union). Lời tố cáo không công bằng này đă không cứu xét tới việc khảo sát và các năng lực trong nhiều năm của ông Bartholdi để làm phát triển các ư tưởng ban đầu và các công lao xây dựng bức tượng Nữ Thần Tự Do.


2- Ông Bartholdi Tới Hoa Kỳ.

Năm 1869, ông Bartholdi đă đề nghị bức tượng "Tự Do" là một món quà của nhân dân Pháp tặng cho Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 100 Năm Hoa Kỳ độc lập. Năm 1871, để cứu xét sự khả thi này, nhà điêu khắc đă xuống tầu qua thăm Bắc Mỹ. Khi đứng trên con tầu đi vào hải cảng New York, ông Bartholdi đă nhận thấy ngay ảnh hưởng của địa điểm xây dựng đài kỷ niệm, v́ nơi đây là hải cảng mà phần lớn các tầu biển đi vào Tân Thế Giới. Đây phải là chỗ lư tưởng đặt bức tương "Tự Do".
 

Trí tưởng tượng của nhà điêu khắc người Pháp đă sống dậy: bức tượng "Tự Do" phải có h́nh dạng một nữ thần cổ điển, không giống một nữ nông dân Ai Cập, với vương niệm trên đầu và ngọn đuốc cầm trên tay giơ cao, tượng trưng cho nhân cách, uy quyền và sự giải phóng. 7 mũi nhọn của vương niệm diễn tả sự tự do được tỏa rộng tới 7 lục địa và 7 đại dương, và ở dưới chân của bức tượng, cái xiềng đă bị phá vỡ, bộc lộ sự giải phóng khỏi bạo quyền. Một đặc điểm khác là trên tay bức tượng "Tự Do" có tấm bảng ghi ngày Tuyên Bố Độc Lập của Hoa Kỳ: tháng 7 ngày 4 năm 1776.

Vào cuộc viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên trong 4 lần đi khảo sát, nhà điêu khắc Bartholdi đă xúc động trước sự bao la, rộng lớn của lănh thổ Hoa Kỳ, đă ngạc nhiên và khâm phục tốc độ phát triển và xây dựng quá nhanh các thành phố của người Mỹ, cho nên chỉ có tầm vóc thật lớn của bức tượng mới diễn tả được các quan điểm không giới hạn về thời gian và không gian, mới bộc lộ được các đặc tính của miền Bắc Mỹ.
 

Ulysses S. Grant
Tổng thống thứ 18 của Hoa Kỳ

 

Cuộc viếng thăm này cũng ở vào một thời điểm rất thuận tiện, bởi v́ trước đó vài tháng, Đế Quốc Thứ Hai của Vua Napoléon III đă bị sụp đổ và nước Pháp đă có một nền Cộng Ḥa mới. Giữa hai nước Pháp và Hoa Kỳ đang duy tŕ một t́nh cảm đoàn kết và thân ái. Nhà điêu khắc đă lợi dụng được bầu không khí thiện chí tốt đẹp này để tạo nên các liên lạc cần thiết cho dự án của ḿnh. Trong các nhân vật mà ông Bartholdi đă làm quen, có ông John W. Forney là chủ nhân tờ báo Philadelphia và sau này là đại diện của Hoa Kỳ tại cuộc Triển Lăm 100 Năm tổ chức tại Pháp, rồi cũng nhờ ông Forney, Bartholdi đă liên lạc được với Tổng Thống Hoa Kỳ Ulysses S. Grant. Nhà điêu khắc cũng gặp nghệ sĩ John LaFarge, thi sĩ Wadsworth Longfellow, kiến trúc sư H. H. Richardson… và cả cộng đồng người Mỹ gốc Pháp sinh sống tại New York, và nhóm dân này đă ủng hộ dự án xây dựng một đài kỷ niệm.

Năm 1871, Bartholdi lại qua Hoa Kỳ để lựa chọn địa điểm đặt bức tượng. Vào lúc này, các mô h́nh ban đầu của bức tượng Tự Do đă hoàn tất nhưng hoàn cảnh chính trị tại nước Pháp lại không ổn định. Nước Pháp mới thua trận chiến tranh Pháp-Phổ 1870 và phải bồi thường cho nước Đức 5 tỉ quan tiền (vào khoảng 1 tỉ Mỹ kim) và cho tới năm 1873, việc bồi thường vẫn c̣n tiếp tục và quân đội Đức vẫn c̣n chiếm đóng miền đông của nước Pháp. Mặc dù vào tháng 9 năm 1870, chế độ Cộng Ḥa được tuyên bố thành lập nhưng Quốc Hội Pháp lại do các người bảo hoàng chiếm ưu thế. Khi Quốc Hội chấp thuận một Hiến Pháp Cộng Ḥa vào tháng 12-1875, th́ dự án về bức tượng Tự Do đă được chính thức phổ biến vào một năm trước.
 

Ngày 6 tháng 11 năm 1875, một bữa tiệc lớn được tổ chức để công nhận Hội Đoàn Kết Pháp-Mỹ (the Union Franco-American). Ông Edward de Laboulaye đă là vị chủ tịch đầu tiên của hội này. Hội Đoàn Kết cũng gồm nhiều nhân vật danh tiếng, kể cả các cháu chắt của hai vị anh hùng De Lafayette và Rochambeau. Dự án xây dựng bức tượng Tự Do sẽ là một hợp tác của hai quốc gia theo đó nhân dân Pháp sẽ hoàn tất và chuyên chở bức tượng tới Hoa Kỳ, c̣n cái bệ trên đó đặt bức tượng sẽ do người Mỹ vẽ kiểu, xây dựng và đài thọ.
 

Phần đầu của tượng Nữ thần Tự Do
được trưng bày trong cuộc triển lăm quốc tế
Paris năm 1878

 

Công cuộc vận động tài chính tại Pháp đă gặp hưởng ứng sớm và nồng nhiệt. Tiền bạc đă tới từ 181 thành phố và hơn 100 ngàn cá nhân. Nhiều cuộc gây quỹ đặc biệt được tổ chức, chẳng hạn như nhà soạn nhạc lừng danh Gounod đă viết ra bản "Thanh Nhạc Tự Do" (Liberty Cantata) tŕnh diễn tại Đại Hí Viện Paris. Cũng có một cuộc xổ số 528 giải thưởng với giá vé 1 quan tiền và tại cuộc Triển Lăm Quốc Tế Paris năm 1878 (the Paris Universal Exhibition of 1878), phần đầu và phần vai của bức tượng Tự Do đă được làm xong và được trưng bày, các du khách muốn coi phần bên trong bức tượng phải trả tiền vào cửa, nhờ vậy tiền thu được đă giúp một phần vào công cuộc xây dựng bức tượng. Vào lúc này, tấm bảng đồng ghi chú về bức tượng được viết là: "Đài Kỷ Niệm Độc Lập, Tự Do chiếu sáng Thế Giới" (Monument de l' Indépendance, la Liberté Eclairant le Monde). Nhưng các khó khăn gặp phải khi bắt đầu xây dựng bức tượng đă làm trị giá ước lượng ban đầu 250,000 Mỹ kim lên tới 400,000 Mỹ kim.

3- Ủy Ban Xây Tượng Hoa Kỳ.

Công tŕnh thực hiện bức tượng Tự Do về phía Hoa Kỳ đă tiến triển chậm chạp v́ vào tháng 1 năm 1877, chi nhánh của Hội Đoàn Kết Pháp Mỹ mới được thành lập và được gọi tên vắn tắt là "Ủy Ban Hoa Kỳ" (the American Committee), lúc đầu gồm khoảng 100 hội viên, rồi 10 năm sau, số hội viên tăng lên tới 400 người.

Các nhân vật danh tiếng của Hoa Kỳ đă tham gia vào hội này, như các ông Samuel D. Babcock, một kỹ nghệ gia, John Taylor Johnson, giám đốc hỏa xa và giám đốc đầu tiên của Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Metropolitan, John Jay, nhà cải cách xă hội, William Cullen Bryant, thi sĩ kiêm chủ nhiệm nhật báo, Edwin F. Noyes, nguyên thống đốc tiểu bang Ohio rồi về sau là Đại Sứ Hoa Kỳ tại Pháp. Đứng đầu Ủy Ban là nhà luật học danh tiếng William M. Evarts, sau này trở thành vị Bộ Trưởng Ngoại Giao. Ủy Ban có ông J. W. Pinchot làm thủ quỹ và ông Richard Butler làm thư kư, lănh việc tiếp xúc với nhà điêu khắc. Ủy Ban Hoa Kỳ c̣n gồm có một số chính trị gia, thương gia, các nhà mạnh thường quân, các người yêu nghệ thuật, các người dân Mỹ gốc Pháp phần lớn sinh sống tại New York và nhiệm vụ của Ủy Ban này là gây quỹ 125,000 mỹ kim, là số tiền cần thiết để xây cái bệ đặt bức tượng Tự Do.
 

Năm 1876, nhân dịp Triển Lăm 100 Năm của Hoa Kỳ (America's Centennial Exhibition) tại Philadelphia, cánh tay phải của bức tượng và ngọn đuốc đă được đem trưng bày để du khách tới coi. Món quà tặng của nước Pháp đă được chính thức hóa và Quốc Hội Hoa Kỳ đă chấp thuận về một địa điểm đặt tượng cùng ngân khoản dùng vào việc bảo tŕ bức tượng về sau này.

Ủy Ban Hoa Kỳ, mặc dù bao gồm nhiều loại hội viên nhưng đa số vẫn là các người giàu có. Trong số 161,000 mỹ kim quyên góp được cho tới tháng 11-1884, chỉ có 7,000 mỹ kim do những món tiền nhỏ hơn 100 mỹ kim, tương đương với lương tháng trung b́nh của một người dân thường vào thời bấy giờ. Đa số hàng trăm và hàng ngàn mỹ kim đều từ những nhân vật danh tiếng như các ông John Jacob Astor, nhà độc quyền về buôn lông thú và bất động sản tại thành phố New York, Andrew Carnegie, nhà tư bản thép, Cyrus W. Field, người sáng lập ra công ty điện tín và đường dây cáp xuyên qua Đại Tây Dương, P. T. Barnum, chủ gánh xiếc…

Ngoài ra, cuộc Triển Lăm Nghệ Thuật New York (the New York Art Loan Exhibition) đă mang về gần 14,000 mỹ kim do vé vào cửa. Tới năm 1885, số tiền thu được của Ủy Ban Hoa Kỳ lên tới 180,000 mỹ kim trong khi đó, phí tổn xây dụng bệ bức tượng lại tăng gấp hai, làm cho công tŕnh kiến trúc có khi phải ngừng lại.

Đối với dân chúng Hoa Kỳ vào thời bấy giờ, một số người bi quan đă chỉ trích bức tượng là mô tả "Nữ thần tà giáo" (Pagangoddess), một số khác lại nghi ngờ ḷng ngay thẳng của nhà điêu khắc và cho rằng việc thực hiện bức tượng là trách nhiệm của những người giàu có sống tại thành phố New York.

Cuối cùng vào tháng 3-1885, bức tượng Tự Do đă được làm xong tại Pháp và chờ đợi chuyên chở qua Hoa Kỳ. Vào thời điểm này, Ủy Ban Hoa Kỳ phải kêu gọi tới ḷng ái quốc của quần chúng Mỹ: 
"Nếu bây giờ tiền bạc không được đóng góp nữa, th́ bức tượng sẽ bị trả về cho người tặng, đó là sự bất hạnh cho dân chúng Mỹ, hay bức tượng sẽ bị gửi tới một thành phố khác và đó là việc làm mất danh dự của thành phố New York,chúng tôi yêu cầu các bạn tránh tai họa đớn đau và buồn tủi này. Chúng tôi xin các bạn, mỗi người và mọi người, tùy theophương tiện của ḿnh, đóng góp theo khả năng và không quên một cơ hội cuối cùng xây dựng một vinh quang bất diệt chochính các bạn và cho Đất Nước". Sau đó, hàng ngàn món tiền nhỏ đă gửi tới Ủy Ban tổ chức và phần lớn là nhờ vào công lao và sự quan tâm nhiệt thành của ông Joseph Pulitzer, chủ báo Thế Giới New York (the New York World).
 

 

Joseph Pulitzer
 

Ngày 16 tháng 3 năm 1885, một tuần lễ trước khi Ủy Ban Hoa Kỳ ra thông báo kêu gọi sự đóng góp, ông Pulitzer đă phát động một phong trào gây quỹ. Trên trang đầu và trong phần quan điểm, ông Pulitzer đă chê trách các người giàu có, đă không đóng góp đủ những món tiền dù nhỏ, để có thể thu nhận bức tượng Tự Do và ông kêu gọi tới ḷng hănh diện của người Mỹ, sẽ đưa dự án từ tầm vóc địa phương lên tầm vóc quốc gia, và ông Pulitzer nói rằng bức tượng này là quà tặng cho toàn thể nhân dân Hoa Kỳ và đă do nhân dân Pháp trả tiền. Ông Pulitzer đă viết: "Chúng ta hăy phản ứng bằng phương cách tương tự. Chúng ta không chờ đợi các triệu phú cho tiền", và tờ báo "ThếGiới" đă hứa sẽ công bố tên họ của mọi người tặng tiền, dù là một món tiền nhỏ.

Số báo ra ngày 22-4-1885 đă viết như sau: 
"Thực là một kiến trúc rực rỡ đứng vươn cao lên tận từng mây tại hải cảng đẹp đẽ. Đó là một kỷ vật đầu tiên mà mọi người mới đến bờ biển này nh́n thấy. Bức tượng sẽ là một biểu tượng của Tự Do, cao như trái núi trước các con mắt của những người tới từ các quốc gia bị áp chế bên kia bờ đại dương. Bức tượng báo hiệu sự hoàn thành đầy đủ nhất về Tự Do của Nhân Loại và sẽ đứng vững măi măi để kể về đề tài đó".

Các lư tưởng Tự Do của Hoa Kỳ đă ảnh hưởng tới ông Joseph Pulitzer. Ông đă di cư từ Hungary qua Bắc Mỹ vào giữa cuộc Nội Chiến. Sau khi phục vụ trong quân đội Miền Nam, ông Pulitzer đă là chủ nhiệm tờ báo Post Dispatch tại thành phố St. Louis. Năm 1883, ông đă mua tờ 
"Thế Giới" (The World) và đă di chuyển ṭa soạn về New York và cố gắng làm cho tờ báo nổi danh. "Tự Do" đă là đề tài hấp dẫn khiến cho tờ "ThếGiới" thành công với số báo phát hành cao nhất tại Tây Bán Cầu và ông Pulitzer trở thành "nhà báo của dân chúng" (people's journalist).

Người dân Hoa Kỳ vào lúc này không c̣n ác cảm với "ngọn hảiđăng New York" nữa, hàng ngàn món tiền tặng, có khi nhỏ tới 10 xu, 20 xu… đổ về ṭa báo mỗi ngày và tờ "Thế Giới" đă giữ lời hứa, đă đăng tải danh sách các người hảo tâm, gồm các công nhân, các người nữ bán hàng, các công chức… Tờ báo cũng kể vài câu chuyện theo đó một em nhỏ 9 tuổi đă lạc quyên được 7 mỹ kim từ các nhân viên làm việc cho cha của em, hay một em gái 13 tuổi gây quỹ từ hàng trăm bạn học cùng lớp…

Tại phía bên kia bờ Đại Tây Dương, người Pháp cũng tổ chức các buổi tŕnh diễn âm nhạc, các dạ hội, các cuộc tranh tài thể thao để gây quỹ cho bức tượng. Ngày 11 tháng 8 năm đó, tờ "Thế Giới" công bố đă thu được 100,000 mỹ kim từ hơn 120,000 người và dự án bức tượng "Tự Do" tại cả hai phía Hoa Kỳ và Pháp đă thành công, khi bức tượng được đóng hàng, mang xuống con tầu Isère và chở qua hải cảng New York.


 

 

 

Đọc PHẦN 4

 

 

 


Bs LÊ ÁNH

11/2020

 

 

 

 

Trang Văn Thơ/Hồi Kư/Y Học: Bs LÊ ÁNH