Những Nét Đặc Thù Của Thành Phố New York
New York là thành phố
đông dân nhất nước Mỹ với dân số gần 8 triệu 400 ngàn người, nếu tính chung
với vùng ngoại ô bao quanh gọi là đô thị New York (Metropolitan New York)
dân số lên đến gần 19 triệu người, đưọc xem là một trong những đô thị lớn
nhất thế giới. Thành phố New York nằm ở bờ biển phía Đông trong vùng Đông
Bắc Hoa Kỳ, có hải cảng thiên nhiên và được chia làm 5 quận, gồm các quận:
The Bronx, Brơklyn, Manhattan, Queens và Staten Island. New York dẫn đầu thế
giới về thưong mại, tài chánh, thời trang và giải trí, có trung tâm thị
trường chứng khoán New York Stock Exchange ở khu Wall Street và là nơi đặt
trụ sở chính của tổ chức Liên Hiệp Quốc.
I-
Khu nghèo Harlem
Trước khi vào quận Manhattan, trung tâm của thành phố New York, xe du khách
phải chạy ngang qua khu Harlem nằm phía bắc Manhattan với những dăy chung
cư có lầu liên tục là nơi tập trung sinh sống của cộng đồng người Mỹ gốc Phi
Châu. Nguyên thủy nơi đây là một làng của người Ḥa Lan đến đây từ năm 1658
và họ lấy tên thành phố Harlem ở Ḥa Lan để đặt tên nơi định cư mới của họ
nơi đất Mỹ. Harlem được sát nhập vào New York từ năm 1873. Khoảng năm 1904,
phong trào di cư của người da đen từ các tiểu bang miền Nam như Texas,
Louisiana, Alabama, v. v… về các tiểu bang miền Bắc trong đó có New York,
Michigan để t́m việc làm trong các thành phố phát triển về kỹ nghệ hơn là ở
miền Nam làm nông nghiệp. Phong trào di dân của người da đen kéo dài cho đến
1930 được gọi là The Great Migration, ước lượng có khoảng 1. 4 triệu người.
Tại New York người di dân da đen vào khu Harlem nơi giá nhà rẻ hơn và họ làm
viêc ở Manhattan cũng như các quận lân cận của thành phố New York. Trong
thập niên 1920, sau khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến, khu Harlem rất phồn thịnh
và số người da đen tăng rất nhanh. Cuộc sống sung túc, văn hóa, nghệ thuật,
âm nhạc của người da đen thăng hoa phát triển thành phong trào có tên là
Harlem Renaissance tô điểm thêm màu sắc đa dạng cho nền văn hóa Hoa Kỳ. Thời
kỳ này các hộp đêm nhạc Jazz như Renaissance Ball Room, Savoy Ball trong khu
Harlem rất huy hoàng và giá thuê nhà ở đây cao không thua Manhattan. Người
da đen lại rất sùng đạo, họ đến nhà thờ để sinh hoạt vừa tôn giáo vừa xă hội,
ca hát vui chơi. Người ta ước tính khu Harlem có đến 400 nhà thờ.
Hoa Kỳ lại lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế Great Depression vào cuối năm
1929 (kéo dài cho tới Đệ Nhị Thế Chiến) khiến kỹ nghệ, thương mại New York
tŕ trệ và ảnh hưởng nặng nề trong khu Harlem. Người da đen mất việc làm,
không tiền mua thực phẩm, trả tiền nhà khiến khu Harlem suy sụp, nhà cửa phố
xá tiêu điều và tội ác gia tăng ảnh hưởng cho đến ngày nay.
Khoảng những năm 1979, du khách ngồi xe điện ngang qua Harlem, nh́n thấy các
chung cư hoang tàn, đổ nát, lau sậy mọc đầy trong nhà, tưởng như chiến tranh
bom đạn tàn phá. Nhưng thật ra nước Mỹ không bao giờ bị giặc ngoại xâm.
Đường dây điện trên cao khu phố nào cũng treo lủng lẳng hang chục…chiếc giày!
Khu tồi tàn nhất ở Harlem là khu “Bradhurst” ở giữa Adam Clayton Powell Jr.
Boulevard và Edgecombe, từ 139th Street đến 155th
Street,, khiến báo New York Times từng mô tả: “Kể từ 1970 dân cư
bỏ đi t́m đất hứa để lại nơi đây sự nghèo đói, không học vấn, không việc làm.
Gần 2/3 số gia đ́nh có lợi tức hàng năm dưới 10. 000 đồng. Trong cộng đồng
có mức tội phạm cao nhất thành phố, những khu đất trống đầy rác rến và những
chung cư xiêu vẹo, nhiều dăy nhà bỏ hoang hoặc niêm phong mang đến cảm giác
thiếu an ninh và cảnh hoang tàn xâm nhập khắp mọi nơi. ”
Nhiều chương tŕnh chỉnh trang đô thị, huấn nghệ cho người dân tốn hàng trăm
triệu Mỹ kim được đưa ra trong đó có xây nhà máy lọc nước thải, xây công
viên Riverbank, State Park (1993), biến khu đường rầy xe điện không c̣n hoạt
động từ đướng 125th thành công viên cây xanh, xây lối đi cho bộ
hành, gắn đèn đường, đèn hiệu lưu thông, v. v… Từ 1980, chánh quyền thành
phố New York sở hữu hơn 60% bất động sản ở Harlem, rồi sửa chữa và bán đấu
giá dưới giá thị trường cho những gia đ́nh thật sự cư ngụ và sẵn sàng chăm
sóc căn nhà ḿnh ở. Những chương tŕnh này mang lại nhiều kết quả.
Sau 30 năm (2010), du khách đi ngang qua Harlem trông thấy các khu phố tươm
tất đàng hoàng hơn nhiều. Có nhiều quán cà phê Starbucks. Siêu thị Harlem
USA là siêu thị đầu tiên sau 30 năm, có rạp chiếu phim sau thời gian vắng
bóng (xây năm 2000). Năm 2001, mở cửa nhà Bảo Tàng Nghệ Thuật Da Đen Studio
Museum in Harlem và cùng năm này, cựu Tổng Thống Bill Clinton đặt văn pḥng
của ḿnh cũng ở Harlem.
Rời khu Harlem đi về hướng Nam, du khách đi vào Manhattan nằm trên bán đảo,
là quận giàu có nhất của thành phố New York, cũng là trung tâm của khu đô
thị New York, nơi tập trung toàn là nhà chọc trời và là trung tâm kinh tế,
thương mại, không những của nước Mỹ mà là của toàn cầu. Trước khi đặt chân
vào khu trung tâm của thành phố, thiết tưởng chúng ta cũng cần biết sơ qua
lịch sử nguồn gốc của đô thi New York.
II-
Lịch sử thành phố New York
Vùng Manhattan vào năm 1524 khi người Âu Châu đầu tiên khám phá ra là nhà
thám hiểm người Ư tên Giovanni da Verrazzano th́ vùng này là một làng độ 5.
000 dân của bộ lạc da đỏ Lenape. Ông Giovanni, tuy là người Ư, nhưng làm
việc cho triều đ́nh Pháp, thời vua France I và ông đặt tên vùng New York
hiện nay là “New Angoulême”. Ông Giovanni thực sự chưa vượt quá cửa sông vào
Manhattan, nơi ngày nay gọi là The Narrows mà phải đợi đến 1609, một người
Anh tên là Henry Hudson làm cho hảng buôn Ḥa Lan thực hiện chuyến đi từ
Manhattan lên đến vùng Albany ngày nay để vẽ bản đồ. Theo gót ông Hudson,
năm 1614, người Ḥa Lan đến thành lập những trạm mua bán da thú ở phần đất
nh́n ra biển, cuối đảo Manhattan và gọi nơi này là “Nieuw Amsterdam” (New
Amsterdam). Theo bản đồ vẽ năm 1660, New Amsterdam cũng có đường phố, cửa
hàng, vườn rau và phía Đông giáp với đất liền có xây thành lũy ngăn giặc.
Viên quan thuộc điạ người Ḥa Lan tên Peter Minuit mua đảo Manhattan từ bộ
lạc Lenape vào năm 1626 bằng một xâu hột thủy tinh trị giá 24 đồng thời đó (sau
này Hội Sử Học Ḥa Lan tính lại là 1. 000 USD). Có sách ghi là mua từ trưởng
bộ lạc là người đàn ông đội nón nên mới có tên là Manhattan. Năm 1647, ông
Peter Stuyvesant được bổ nhiệm làm giám quản thuộc địa New Amsterdam và năm
1653 thành lập thành phố.
Năm1664, trong cuộc chiến giành thuộc địa với Ḥa Lan, người Anh đánh chiếm
New Amsterdam và đổi tên thành New York, lấy tước hiệu của vua Anh James II
thời đó là “Duke of York and Albany” để đặt tên cho New York và thị trấn
thượng nguồn sông Hudson là Albany (nay là thủ phủ tiểu bang New York). Quan
giám quản Ḥa Lan Peter Stayvesant và hội đồng thành phố trước khi bàn giao
chủ quyền New Amsterdam cho người Anh đă thương lượng để người Anh tôn trọng
quyền tự do kể cả tự do tín ngưỡng cho dân chúng trong thành phố. Từ đó New
York lớn dần trở thành thương cảng quan trọng của người Anh. Năm 1754, Đại
Học Columbia được thành lập, theo lệnh vua Anh George Đệ Nhị, ở Manhattan Hạ
(Lower Manhattan) như một trường của triều đ́nh.
Dưới thời kỳ người Anh cai trị, họ đă đặt luật thuế đánh trên sản phẩm đường
mía xuất cảng sang Âu Châu, cũng như bắt buộc các thuộc địa Bắc Mỹ phải mua
tem phiếu để nuôi quân lính Anh cai trị các thuộc địa này. Một hội đồng do
13 thuộc địa thành lập tại New York năm 1765 có tên là “Stamp Act Congress”
nhằm chống lại luật thuế này và đây là lần đầu tiên các thuộc địa đoàn kết
trong cùng một mục tiêu chính trị và hội đồng là nền tảng. của Continental
Congress (được xem như Quốc Hội Liên Bang) những năm sau đó. Cuộc chiến
tranh giành độc lập diễn ra từ 1775 và Manhattan là tâm điểm của chiến dịch
New York (New York Campaign) gồm những trận chiến khốc liệt trong cuộc chiến
Hoa Kỳ chống lại đế quốc Anh. Trong trận đánh đồn Washington ở Manhattan
ngày 16/11/1776, quân Cách Mạng thua trước quân Anh và rút lui bỏ ngỏ thành
phố New York, từ đó New York trở thành hậu cứ quân sự và chính trị của quân
Anh trong suốt thời gian chiến tranh c̣n lại. Một trận hỏa hoạn lớn xảy ra ở
New York năm 1776 trong thời gian quân Anh cai trị, thiêu rụi ¼ nhà cửa
thành phố. Trước đó cùng năm, ngày 4 tháng 7 năm 1776, Bản Tuyên Ngôn Độc
Lập được Continental Congress ban hành. Trận chiến giành độc lập kết thúc
sau khi tướng Anh là Corwalis đầu hàng ở Yorktown, Virginia năm 1781 và ngày
25/11/1783, tướng George Washington trở lại Manhattan và quân Anh cuối cùng
rút khỏi thành phố. Quốc Hội Liên Bang (Congress of the Confederation) chọn
New York làm thủ đô đầu tiên của Hoa Kỳ từ ngày 4/3/1789 đến 12/8/1790. Hiến
Pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn và thông qua năm 1789, Tổng Thống đầu tiên George
Washington tuyên thệ tại New York, đồng thời Quốc Hội cũng như Ṭa Án Tối
Cao được thành lập.
Trong suốt thế kỷ 19, New York thay đổi và phát triển rất nhanh do làn sóng
di dân của người Irish từ quần đảo nước Anh v́ nạn đói do thất mùa khoai tây
ở đó. Năm 1860, cứ trong 4 người New York là 1 người sanh trưởng ở Ireland.
Lúc này dân số thành phố ước lượng 200. 000 người. Thành phố lên kế hoạch
chỉnh trang, đường phố được xây dựng khắp hết mọi nơi trên đảo Manhattan.
Bến cảng cho tàu thuyền được thành lập, cũng như trước đó vào năm 1819, kinh
đào Erie được khai thông nối các hải cảng bên bờ Đại Tây Dương với các
thương trường nông sản toàn vùng Bắc Mỹ. Công viên rộng lớn Central Park
ngay giữa ḷng Manhattan được thành lập năm 1857, trở thành công viên trồng
cây cối đầu tiên trong thành phố Hoa Kỳ.
Sang thế kỷ 20, hệ thống xe điện ngầm New York City Subway được sử dụng năm
1904 nối liền các quận ngoại ô mới thành lập tạo thành một mạng lưới giao
thông công cộng tiện lợi cho người dân. Nửa đầu thế kỷ 20, thành phố New
York trở thành trung tâm thế giới về kỹ nghệ, thương mại và truyền thông,
tuy nhiên sự phát triển này phải trả cái giá nào đó. Cùng năm 1906, chiếc
tàu hơi nước General Scocum phát hỏa trên sông East River làm thiệt mạng 1.
021 hành khách. Năm 1911, đám cháy ở xưởng may Triangle Shirtwaist Factory
làm chết 148 nhân công. Từ đó mới có những luật lệ an toàn cho các hảng
xưởng.
Trước 1890, dân số New York không phải là người da trắng chỉ có 36. 620
người. Trong thập niên 1920, làn sóng nhập cư của người da đen từ miền Nam
đổ về thành phố rất đông để t́m việc làm trong các nhà máy, hảng xưởng tạo
thành phong trào Phục Hưng Harlem về văn hóa, âm nhạc của người da đen. Thời
gian này các nhà chọc trời đua nhau xây cất, thành phố mở rộng và dân số
vượt quá 10. triệu người khiến New York trở thành đô thị lớn và đông dân
nhất thế giới, qua mặt cả Luân Đôn từng chiếm vị trí này trước đó. . Những
năm Đại Suy Thoái (Great Depression) khiến thành phố đi xuống và người ta
chứng kiến cuộc bầu cử chọn ông Fiorello Henry La Guardia làm thị trưởng kéo
dài đến những năm 1945. Ông có công phục hồi kinh tế thành phố và sau đó trở
thành khuôn mặt sáng chói trên chính trường dưới thời Tổng Thống Franklin D.
Roosevelt, chuẩn bị đưa nước Mỹ tham gia Thế Giới Đại Chiến Lần Thứ Hai.
Sau Thế Chiến Thứ Hai, các cựu quân nhân giải ngũ trở thành lực lượng sản
xuất đưa nền kinh tế thăng hoa. Lúc này, mở mang việc xây cất nhà cửa ở khu
phía Đông quận Queens. New York, từ cuộc chiến mà Hoa Kỳ thắng trận, trở
thành thành phố dẫn đầu thế giới về kinh tế với thị trường chứng khoán Wall
Street, dẫn đầu tư thế chính trị với trụ sở Liên Hiệp Quốc và phát triển văn
hóa nghệ thuật thay thế cả Paris. Sau nhiều giai đoạn kinh tế khủng hoảng
rồi cũng mau chóng phục hồi, New York vẫn giữ vững ngôi vị là Thủ Đo Thế
Giới. Đối với người Mỹ gọi New York là “Big Apple”. Cái giá sáng chói của
thành phố New York là một trong những mục tiêu của khủng bố tấn công vào
ngày 11/9/2001, khiến gần 3. 000 người thiệt mạng cùng với sự sụp đổ của ṭa
tháp đôi World Trade Center, ṭa cao ốc tượng trưng cho sức mạnh kinh tế Hoa
Kỳ. Hoa Kỳ rồi cũng lại dựng lên, ngay nơi đây, đang xây cất ṭa cao ốc “1
World Trade Center” (trước kia dự định là “Freedom Tower” cùng với 3 cao ốc
văn pḥng và một đài Tưởng Niệm những người dân vô tội đă thiệt mạng.
III- Vấn
đề giao thông tại New York:
Muốn đến New York từ những nơi xa, người ta sử dụng đường hàng không. Vùng
New York c̣ 3 phi trường lớn là John F, Kennedy International, Newark
Liberty International là hai phi trường quốc tế và LaGuardia là phi trường
cho những chuyến bay nội địa trong nước Mỹ. Chính quyền đang nghiên cứu xây
thêm phi trường thứ tư. Ngoài ra c̣n có phi trường Stewart International gần
Newburg là phi trường pḥng hờ, giải quyết trong trường hợp 3 phi trường kia
quá đông hoặc trở ngại. Trong năm 2005 có đến 100 triệu hành khách đi và đến
3 phi trường nói trên, người ta tính cứ 4 người rời khỏi nước Mỹ th́ 1 người
bay từ phi trường John F. Kennedy hoặc Newark.
Từ những thành phố Canada hay miền Đông Hoa Kỳ như Washington D. C., Boston,
người ta đến New York bằng hệ thống xe điện Amtrak và xuống tại nhà ga
Pennsylvania Station tọa lạc ở phía dưới thương xá Pennsylvania Plaza nằm ở
đường Seventh Avenue, và 31st Street ở khu Midtown Manhattan. Tại nhà ga này
có đường nối với 6 tuyến đường xe điện ngầm New York City Subway nên rất
thuận tiện cho hành khách muốn đến các quận ngoại ô của New York. Mỗi ngày
có 600. 000 hành khách qua ga này so với 140. 000 qua nhà ga trung ương
Grand Central Terminal.
Ga Grand Central tọa lạc trên đường 42nd Street và Park Avenue
cũng ở khu Midtown Manhattan là nhà ga xe lửa lớn nhất thế giới khi mới
xây(1871), có 2 tầng đều dưới mặt đất với 44 thềm ga (platform) và 67 đường
ray. Ngày nay thềm nhà ga của hảng xe điện Long Island Railroad ngay phía
dưới 2 tầng có từ trước khiến ga Grand Central có đến 48 thềm ga và 75 đường
ray chiếm diện tích 48 acres (19 ha. ). Nhà ga lấy tên của nhà bưu điện
trung ương Grand Central gần đó và phục vụ hành khách đi các tuyến Metro
North Railroad về các thành phố phía Bắc New York như Harlem, Hudson,
Westchester, Putnam, Dutchess Counties, thành phố Fairfield và New Haven của
tiểu bang Connecticut vv…. Ga Grand Central cũng nối với các tuyến đường số
4, 5, 6, 7 của hệ thống New York City Subway để về nhiều hướng khác trong
vùng New York. Bên trong nhà ga Grand Central rộng lớn và cách thiết kế cổ
xưa như các nhà ga ở Âu Châu.
Bước vào gian đại sảnh Main Concourse (pḥng chờ đợi chính) của nhà ga là
một cảnh tượng huy hoàng rộng lớn và đông đảo hành khách. Trong ánh sáng
lung linh, phía trên trần buông xuống một lá quốc kỳ Mỹ giữa gian đại sảnh (lá
quốc kỳ xuất hiện sau biến cố 11 tháng 9). Phía xung quanh ngày xưa là những
pḥng bán vé, bây giờ bán vé bằng máy nên những căn pḥng này là bàn chỉ dẫn,
phát bản đồ hoặc bán vé cho du khách không sử dụng máy bán vé. Nơi đại sảnh
cũng là địa điểm hẹn ḥ gặp gỡ nên bao giờ cũng có chiếc đồng hồ cổ điển.
Chiếc đồng hồ có 4 mật được đặt trên nóc của quầy chỉ dẫn ở giữa pḥng rất
dễ nh́n thấy, mặt đồng hồ làm bằng ngọc thạch theo lượng định của hai nhà
đấu giá Sotheby’s và Christie’s trị giá hiện nay của chiếc đồng hồ từ 10 đến
20 triệu Mỹ kim. Phía ngoài nhà ga, ở mặt tiền nh́n ra đường 42nd
Street c̣n có một đồng hồ khác mặt kính do nhà làm kính màu nổi tiếng của Mỹ
là ông Louis Comfort Tiffany (1848-1933) thực hiện. Xung quanh đồng hồ là
tác phẩm điêu khắc của điêu khắc gia người Pháp Jules Felix Coutan
(1848-1939) thiết kế. Vào năm 1914 khi dựng bức điêu khắc diễn tả 3 người
trên chiếc đồng hồ này, ở thời đó đây là tác phẩm điêu khắc lớn nhất thế
giới. Nguyên tượng cao 48ft (14. 6m) và chiếc đồng hồ to lớn nằm ở giữa có
chu vi là 13ft (4m). Trần đại sảnh nhà ga Grand Central trang hoàng những
cḥm sao vũ trụ trên nền màu xanh ngọc thạch, trần nhà nguyên thủy được họa
sĩ người Pháp Paul César Hellu vẽ năm 1912 và được sửa chữa vào cuối thập
niên 1930 v́ lớp vôi bên ngoài rơi xuống. Qua thời gian lớp sơn trang trí
trần nhà trở nên đen đúa, người ta cho rằng bị khói than đá và dầu diesel
chạy xe lửa đóng bám nhưng với kỷ thuật quang học Spectroscopy phân tích cho
thấy rằng lớp khói đen bám không ǵ khác hơn là chất nicotine từ khói thuốc
lá của hành khách v́ thời đó hút thuốc là mốt thời trang. Sau 12 năm sửa
chữa, trần nhà đại sảnh hoàn tất vào mùa thu 1998, với cảnh những cḥm sao
vàng ánh lung linh trên nền trời xanh đậm nhưng một mảng trần đen đúa được
chừa lại ở phía trên của nhà hàng Michael Jordan Steakhouse để du khách
không quên những ǵ đă bám trên trần. Sao lại chừa phần đen trên nhà hàng
của tay chơi bóng rổ ở Los Angeles này? (Ai biết?).
Ngay phía dưới pḥng chờ đợi chính Main Concourse là tầng ẩm thực (Dining
Concourse), có nhiều hệ thống bán thức ăn nhanh và nhà hàng trong đó có quán
Oyster Bar nổi tiếng với tường và trần là những ṿm cong gắn gạch men màu
của nhà thiết kế kiến trúc vùng Valencia (Tây Ban Nha) tên Rafael Guastavino
(1842-1908). Nhà ga trung ương New York Grand Central Terminal đối với hệ
thống xe lửa (ngày nay là xe điện) là trạm cuối cùng, nhưng với hệ thống xe
điện ngầm lại là nhà ga trungương v́ hành khách có thể chuyển tiếp đi về
mọi nơi trong vùng New York. Nhà ga Grand Central là di tích lịch sử, là
kiến trúc địa h́nh to lớn (landmark) thuộc cấp quốc gia, là nơi du khách cần
viếng thăm mỗi khi đến New York.
IV- Hệ
thống xe điện ngầm ở New York:
Trên đây là những phương tiện giao thông của du khách từ xa đến New York
(phi cơ, xe điện), c̣n đa số người dân trong thành phố mỗi ngày đi làm đều
sử dụng hệ thống xe điện ngầm. Những thành phố khác như London, Paris,
Montréal, Washington, Madrid, Tokyo, xe điện ngầm đều ngưng hoạt động từ nửa
đêm đến 5 giờ sáng. Nhưng đăc biệt ở New York, những tuyến đường xe điện
ngầm đều hoạt động 24 giờ mỗi ngày. Hiện nay hệ thống bao trùm hết các quận
của New York như Manhattan, Brooklyn, Queens và Bronx, tất cả các tuyến
đường đều chạy xuyên qua Manhattan. Hệ thống xe điện ngầm ở New York hiện có
tất cả 468 nhà ga hoạt động 24 giờ mỗi ngày với 26 tuyến đường, chiều dài
tổng cọng hệ thống là 229 miles ( 369 km) với khổ ngang đường ray là 1.
435m, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống xe điện ngầm ở New York do
chính quyền thành phố làm chủ và giao cho hảng Metropolitan Authority dưới
tên MTA New York City Transit diều hành và khai thác. Mỗi ngày thường trong
tuần trung b́nh có hơn 5 triệu hành khách sử dụng xe điện ngầm để đi làm
việc, 2 ngày cuối tuần số hành khách ít hơn.
Về lịch sử, đoạn đường ngầm đầu tiên được khai trương cho công chúng sử dụng
vào ngày 27/11/1904, sau 35 năm tuyến đường xe trên cao đầu tiên ở New York
là tuyến IRT Nine Avenue Line được dân chúng di chuyển hằng ngày. Trước đó,
vào năm 1888, một trận băo tuyết chôn ngập thành phố khiến cho chính quyền
thấy cần phải làm hệ thống xe di chuyển trong ḷng đất. Thuở ấy chưa có máy
móc cơ giới tối tân để khoan ngầm dưới mặt đất nên người ta phải đào lộ
thiên xây đường xe ngầm với tường và nóc hầm, xong lấp lại và xây đường sá
bên trên. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực hiện được ở những nơi đất mềm,
c̣n những nơi có đá cứng ngựi ta phải khoan ngầm như ở khu Harlem và đường
hầm xuyên dưới sông East River. Đoạn dưới đường Park Avenue, khoảng giữa
đường 33rd và 42nd Street phải dùng ống kim loại
cast-iron cho đường xe chạy bên trong ống. Tuy nhiên không phải tất cả đường
ray nằm trong ḷng đất mà có đến 44% đường xe điện ngầm chạy trên mặt đất
hay đường cao bên trên được xây bằng bê tông hay hợp kim cast-iron.
Về vấn đề an toàn từ năm 1918 đến nay có tất cả 55 tai nạn xe điện ngầm được
ghi nhận nhưng phần lớn đều tai nạn nhỏ. Tai nạn chết người lớn nhất xảy ra
vào ngày 1/11/1918, dưới đường Melbone Street gần ga Prospect Park làm thiệt
mạng 93 người. Vấn đề tội ác như cướp bóc, giết người, hiếp dâm cũng xảy ra
trong hệ thống có gần 1. 5 tỷ người đi lại hằng năm. Mức độ trầm trọng thay
đổi có lúc cao lúc thấp, nhưng từ thập niên 1990 đến nay giảm xuống một cách
rơ rệt. Số người tự tử như nhảy xuống khi đoàn tàu tới, từ 1990 đến 2003 là
343 người. Sau biến cố 11/09/2001, an ninh dưới các nhà ga, trên xe được
tăng cường, lúc đầu cấm quay phim, chụp h́nh nhưng sau này được băi bỏ nếu
không dùng những máy lớn chuyên nghiệp và phài tuân thủ các điều khoản an
ninh do hảng MTA đặt ra. Về những nghệ sĩ hè phố đàn hát để xin tiền, cơ
quan MTA cũng cho phép họ hành nghề nhưng phải xin phép và đăng kư. Hiện có
hơn 100 nghệ sĩ đường phố hành nghề giúp vui dưới các nhà ga có “ business
lisence” đàng hoàng.
Ngoài xe điện ngầm giao thông công cộng ở New York c̣n có hệ thống xe buưt,
xe điện chạy trên mặt đất và một sư đoàn hung hậu xe taxi màu vàng gồm 12.
000 chiếc có mặt khắp mọi nơi trong thành phố. Ở New York c̣n có xe điện
trên không (aerial tramway) treo lơ lửng trên trời nối Manhattan với đảo
Roosevelt Island cũng như hệ thống phà từ Manhattan đi các nơi trong cũng
như ngoài New York. Tuyến phà bận rộn và đông khách nhất nước Mỹ là phà từ
Lower Manhattan đi Staten Island thủy tŕnh 5. 2 miles ( 8. 4 km), hằng năm
có đến 19 triệu hành khách.
Có thể nói không có loại xe nào mà ở New York không có, ngoài các loại xe
giao thông vừa kể trên, trong thành phố c̣n có rất nhiều người đi xe đạp,
cỡi ngựa (cảnh sát), xe ngựa cho du khách, c̣n có xe lôi đạp có thùng phía
sau. Lái xe trong thành phố rất khó v́ đông đúc và nạn kẹt xe, b́nh thường ở
ngă tư đèn xanh xe không nhúc nhích được và chỉ di chuyển được khi đèn hết
vàng sang đỏ và cảnh sát thông cảm mà không phạt nếu lỡ vượt đèn đỏ, ngoại
trừ 100 ngă tư có gắn máy chụp h́nh. Cũng có thể nói người nào đă từng lái
xe ở New York được th́ chuyện lái xe ở các xứ khác là chuyện dễ như…cơm bữa!
V-
Những kỳ quan kiến trúc:
Từ đầu thế kỷ trước khoảng năm 1900, New York nổi tiếng là thành phố có
nhiều nhà chọc trời nhất thế giới. Mặc dù ngày nay có vài thành phố ở Á Châu
như Thượng Hải, Hồng Kông, Đài Bắc, Kuala Lumpur có số nhà cao tầng nhiều
hơn và cao hơn, nhưng so về kiểu dáng thẩm mỹ, những kiến trúc ở New York đồ
sộ nhưng đẹp thanh tao, hài ḥa, cổ kính, không có tính cách ḷe loẹt phô
trương.
Trong những kiến trúc đó, nổi tiếng đồ sộ và nghệ thuật, là ngôi nhà Empire
State Building cao 102 tầng theo kiểu kiến trúc Art Deco tọa lạc ở ngả tư
Fifth Avenue và West 34th Street, trong khu trung tâm Manhattan
của thành phố New York. Một kiến trúc nổi tiếng khác là hai cao ốc của Trung
Tâm Mậu Dịch Thế Giới (World Trade Center), nay không c̣n nữa v́ vụ khủng bố
ngày 11 tháng 9 năm 2001.
1-Empire State Building
Tên gọi của nó lấy từ “nick name” của tiểu bang New York là Empire State (Tiểu
Bang Đế Vương). Empire State Building được xây từ năm 1929 đến 1931 th́ hoàn
tất gồm 102 tầng nếu tính luôn mái nhà cao 1. 250 ft (381m) và bên trên mái
có những giàn ăng ten gắn vào một tháp nhọn như cây kim vừa làm cột thu lôi,
nếu tính luôn chiều cao kim nhọn là 1. 454 ft (443. 2m). Empire State
Building từng là ṭa cao ốc cao nhất thế giới thời ấy qua mặt Chrysler
Building cao 319m xây trước đó một năm. Đến năm 1972, cao ốc phía Bắc của
World Trade Center hoàn tất, Empire State Building mới xuống hạng nh́.
Tầng ngắm cảnh của Empire State Building nằm trên tầng lầu 86 mở cửa cho
công chúng vào xem mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 2 giờ khuya với giá vé 20$ cho
người lớn từ 13 đến 61tuổi, trẻ em (6-12) 14$ và cao niên trên 62, 18$. Tầng
ngắm cảnh chính ở độ cao 1. 050 ft (320m) được lên bằng thang máy có 4 bề
được bao bọc bằng kính để nh́n xuống cảnh đẹp huy hoàng của thành phố. Tầng
này có hệ thống điều ḥa nhiệt độ trong Mùa Đông cũng như Muù Hè. Du khách
có thể bước ra bên ngoài trời, nơi đây có ống ḍm cực mạnh nhưng phải một lệ
phí nhỏ. Muốn lên trên tầng cuối cùng là tầng 102 phải trả thêm 15$ bằng
cách mua vé tại tầng 86 này hoặc ở tầng 2. Nếu mua vé trên mạng lưới tin học
khỏi cần phải sắp hàng chờ đợi nhiều khi rất lâu. Trước khi vào thang máy để
lên tầng ngắm cảnh phải qua thủ tục khám xét như lên phi cơ, tuy nhiên được
mang theo máy ảnh và đồ đạc cần dùng nhưng không được mang nước trong chai.
Ở tầng 86 c̣ lối xe lăn cho người tàn tật. Buổi trưa khi chúng tôi lên đây
trời nắng đẹp, rất hiếm khi có ở New York v́ gần biển sương mù từ nước biển
bốc lên và trên sàn ngắm cảnh ngoài trời rất đông du khách, nhất là trẻ con
đủ mọi quốc tịch.
Empire State Building do William F. Lamb thiết kế và bắt đầu khởi công xây
dựng từ ngày 22 tháng 1 năm 1930 với một đội ngũ nhân công 3. 400 người đa
số di dân từ Âu Châu, có cả hàng trăm thợ sắt người da đỏ bộ lạc Mohawks đến
từ Kahnawake (vùng bảo tồn người da đỏ) gần Montreal, Canada. Trong thời
gian xây dựng có 5 nhân công thiệt mạng. Ṭa buyn đinh Empire State được xây
một phần để thi đua nhằm đoạt danh hiệu “ buyn đinh cao nhất thế giới” tranh
đua với hai buyn đinh khác: một ở số 40 Wall Street và ṭa nhà Chrysler
Building đang xây gần xong trước khi Empire State Building khởi công.
Chrysler Building hoàn tất chiếm danh hiệu được gần một năm th́ Empire State
Building cũng xong và qua mặt. Thời gian xây dựng chỉ mất có 410 ngày, phí
tổn gần 41 triệu đồng. Empire State Building chính thức mở cửa vào ngày 1
tháng 5 năm 1931 với kiểu dáng tân thời vào thời ấy do Tổng Thống Hoa Kỳ
Herbert Hơver bật hệ thống đèn cho ṭa nhà bằng cách ấn mơt cái nút từ thủ
đô Washington DC. Ṭa nhà khánh thành vào lúc Hoa Kỳ đang trong thời kỳ Đại
Suy Thoái nên hầu hết các văn pḥng trong cao ốc không ai mướn. Thêm vào đó
ṭa nhà ở quá xa các nhà ga xe điện Grand Central Terminal, Penn Station,
trạm xe buưt Port Authority Bus Terminal cách đó nhiều “blocks” đường trong
khi cao ốc Chrysler Building thuận lợi hơn nên thành công. Trong năm đầu
tầng ngắm cảnh của Empire State Building thu vào được 2 triệu đô la bằng với
số tiền cho mướn thu được. Bắt đầu năm 1950 Empire State Building mới có lời
và năm sau 1951 bán cho Roger L. Stevens và những người hùn vốn với ông ta
trong công ty địa ốc Charles F. Noyes & Company với số tiền 51 triệu đồng.
Vào thời ấy đây là gíá chưa từng có cho một kiến trúc đơn độc trong lịch sử
thị trường địa ốc
Lúc 9:40 phút sáng ngày. Thứ Bảy 28/07/1945, một chiếc phi cơ thả bom B-25
do Trung Tá William Frankhin Smith, Jr. lái v́ sương mù dày đặc đụng vào mặt
phía Bắc của ṭa cao ốcở tầng 79 và 80 nơi National Catholic Welfare Council
thuê mướn. Một động cơ bắn xuyên ṭa cao ốc rơi xuống nằm trên mái nhà khu
phố bên cạnh. Một động cơ khác dính với bánh xe lọt xuống khe trống nơi
thang máy lên xuống. Đám cháy bùng phát nhưng được dập tắt trong ṿng 40
phút và 14 người bị thiệt mạng trong tai nạn này. Người điều khiển thang máy
tên Betty Lou Oliver kẹt trong thang máy rơi xuống 75 tầng lầu nhưng may mắn
sống sót, cô
ta đạt
danh hiệu của Guinness World Record kỷ lục sống sót về rơi thang máy xa nhất.
Khi thiết kế trên nóc bằng của tầng 102 dự trù là băi
đáp của khinh khí cầu (Dirigible),người ta dành một đường thang máy riêng để
đưa du khách từ tầng ngắm cảnh 86 lên tầng 102. Sau nhiều chuyến bay thí
nghiệm thấy nguy hiểm v́ gió mạnh nên phải băi bỏ và sau đó một giàn tháp
ăng ten truyền thanh được dựng lên từ năm 1953. Có hàng chục ăng ten, đĩa
phát sóng của hàng chục cơ quan truyền thông gắn chi chít trên ngọn tháp.
Khi hai ṭa nhà World Trade Center xây xong cao hơn Empire State Building
một số đài thường bị nhiễu sóng nên nhiều ăng ten đă chuyển sang gần bên
World Trade Center và sau biến cố khủng bố 2001 họ dời về lại Empire State
Building.
Cao ốc Empire State là kiến trúc đầu tiên có hơn 100 tầng lầu, nó có 6. 500
cửa sổ, 73 thang máy và 1. 850 bậc thang từ mặt đất lên đến tầng 103. Diện
tích bên trong là 2. 768. 591 Sq ft. (257. 211 mét vuông). Có tất cả hơn 1.
000 cơ sở thương mại trong đó với một “zíp code” bưu điện riêng là 10118.
Năm 2007, có khoảng 21. 000 nhân viên mỗi ngày làm việc trong ṭa nhà. Ṭa
Empire State Building được công nhận là Di Tích Lịch Sử Quốc Gia, Kiến Trúc
Lịch Sử Quốc Gia, cũng như của thành phố New York.
Hằng năm từ 1978 người ta tổ chức một cuộc thi đua chạy bộ từ tầng dưới mặt
đất lên đến tầng 86 với chiều cao thẳng đứng là 1. 050 ft (320m)phải trèo 1.
576 bậc thang. Kỷ lục là 9 phút 33 giây về tay đua xe đạp người Úc Paul
Crake vào năm 2007. Anh chàng này đạp xe cũng hay mà leo nất thang cũng giỏi!
2- World Trade Center
Trung Tâm Mậu
Dịch Thế Giới (World Trade Center) là một quần thể tập hợp 7 ṭa kiến trúc
nhưng trong đó có hai cao ốc nổi bật cao hơn hết, cùng chiều cao, cùng kiểu
dáng và nằm cạnh nhau. Người ta thường gọi hai cao ốc đó là World Trade
Center mà bỏ qua những cao ốc thấp hơn cùng nằm trong khu đó. Empire State
Building nằm giữa đảo Mahattan và ở về hướng Bắc nhưng World Trade Center
tọa lạc trong khu Tài Chánh gần cuối đảo và cạnh sông Hudson nên từ biển đi
vào rất dễ nh́n thấy.
Hai cao ốc World Trade Center được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nhật tên
Minoru Yamasaki từ đầu những năm 1960 áp dụng lối kiến trúc “tube-frame” rất
thông dụng sau Thế Chiến Thứ Hai cho những cao ốc trên 40 tầng, dùng vật
liệu là thép và bêtông xi măng rất vững chắc để chống gió băo và động đất.
World Trade Center thuộc quyền sở hữu của công ty Port Authority
Trans-Hudson (PATH) là một công ty đường sắt có những tuyến giao thông nối
New York và những vùng ngoại ô lân cận.
Lễ động thổ khởi công vào ngày 05/08/1956. Cao ốc phía Bắc hoàn tất vào
tháng 12/ 1970 và cao ốc phía Nam hoàn thành vào tháng 07/1971. Dưới nền
móng phải đào sâu xuống và xây tường chắn để ngăn nước từ sông Hudson nên
phải đào một khối lượng lớn đất đá. Số đất đá và vật liệu đào lên dùng để
lấp biển tạo thành công viên Battery Park ở cuối đảo.
Hai cao ốc h́nh vuông như hai chiếc hộp dài, mỗi cao ốc có 110 tầng lầu, cả
hai có 99 thang máy với diện tích sàn nhà là 4. 300. 000 sq ft (400. 000m2)
cho mỗi cao ốc. Chiều cao mái nhà là 1.368 ft (417m) nếu tính luôn giàn ăng
ten là 1. 727 ft (526. 3m) được xem là buyn đinh cao nhất thế giới từ 1972
đến 1973 sau đó bị Sears Tower ở Chicago, Illinois vượt qua.
Tổng số kinh phí của hai cao ốc là 900 triệu và được cắt băng khánh thành
ngày 4 tháng 4năm 1973. Hàng ngày, trong hai ṭa nhà có khoảng 50. 000 người
làm việc và có lối 200. 000 khách hàng và du khách ghé qua. World Trade
Center rất rộng lớn nên cũng có “zid code” bưu điện riêng là số 10048. World
Trade Center từng bị hỏa hoạn vào ngày 13 tháng 2 năm 1975 và khủng bố đặt
bom ngày 26 tháng 2 năm 1993 bị hư hại tầng đậu xe dưới hầm.
Biến cố quan trọng hơn hết làm đảo lộn nước Mỹ là buổi sáng ngày 11 tháng 9
năm 2001. Bầu trời New York hôm ấy trong xanh rất đẹp, nhóm khủng bố Al-Queda
đă cướp hai chiếc máy bay hành khách 767 để đâm vào hai ṭa nhà. Sau 56 phút
cháy, cao ốc phía Nam bị sụp đổ và nửa giờ sau là cao ốc phía Bắc, làm thiệt
mạng tất cả 2. 750 người. Ṭa cao ốc 7 World Trade Center nằm bên cạnh cũng
sụp đổ cùng trong ngày và các cao ốc khác mặc dù không bị sập nhưng cũng bị
phá hủy v́ hư hại nặng. Công việc dọn dẹp mất 8 tháng trời. Ṭa nhà đầu tiên
được xây dựng lại nằm nơi cao ốc số 7 được mở cửa hoat động vào tháng 5 năm
2006. Trong kế hoạch xây dựng lại World Trade Center, người ta sẽ xây thêm 5
cao ốc nữa với tên Freedom Tower và Tower 2, 3, 4 và 5 ngoài cao ốc số 7 đă
xây dựng xong và hoạt động. Ngoài ra một Bảo Tàng và Đài Tưởng Niệm những
nạn nhân dân sự, những lính cứu hỏa đă thiệt mạng trong biến cố ngày 11
tháng 9 năm 2001.
Hai cao ốc World Trade Center ngày nay không c̣n soi ḿnh ở cửa sông Hudson,
ngạo nghễ trong thành phố New York nhưng sự mất mát đó cũng như 2. 750 nhân
mạng đă đánh động ḷng yêu nước của người Mỹ. Từ ngày đó, lá cờ Mỹ được
người ta treo nhiều hơn và mang nhiều ư nghĩa hơn.