B. DI TÍCH
Di tích tức là dấu tích của thời
xưa c̣n để lại. Chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một số di
tích của xứ Ninh như sau:
ĐỀN AN LƯƠNG
Thuộc thôn An Lương, huyện Vạn
Ninh, có lẽ lập vào thời Vĩnh Hựu (1735-1740) hoặc thời Cảnh Hưng
(1740-1786) cùng thời với Đền Quá Quan ở thôn Xuân Phong, huyện
Vĩnh Xương.
Đền thờ Nữ Thần Thiên Y A Na,
Thần Bạch Mă, Thần Thủy Hoàng và Thần Thành Hoàng.
ĐỀN
MĂ CẢNH
Nằm tại đèo Cổ Mă cạnh Quốc lộ 1
thờ Thần Chúa Vàng Chúa Sắt, xây cất thời nào không rơ nhưng đă
quá cũ kỷ và hư sập nhiều nơi. Phong cảnh trên non dưới biển trông
rất hữu t́nh. Ở Phú Yên tại núi Nhạn Tháp có đền thờ Bà Chúa Sắt
được các Vua nhà Nguyễn phong tặng là: "Thượng Đỉnh Chúa Thiết Bà".
Đền Mă Cảnh không biết có phải thờ vị Nữ Thần đó chăng?

Quách Tấn có cảm tác 10 câu thơ về Đền Mă Cảnh như
sau:
Chúa Vàng Chúa
Sắt là ai?
Một ṭa cổ miếu trong ngoài quạnh hiu!
Chim rừng chiu chít tiếng kêu
Biển khơi hờ hững nước triều xuống lên
Đường đời rộn bước đua chen
Đèo cao vực thẳm ghe phen hăi hùng
Gan vàng dạ sắt ai nung?
Nước non gánh nợ ai cùng chung lo?
Hương ḷng dẫu tắt c̣n tro
Mong sao vàng sắt giữ cho vững bền.
THÀNH HỜI TRÊN NÚI ĐÁ ĐEN
Núi Đá Đen cao 611 m thuộc xă
Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, sắc đá đen như cháy và thường có nhiều
chướng khí từ trong núi bốc ra. Trên núi c̣n dấu tích thành lũy
Chiêm Thành gọi là Thành Hời. Trong khu vực thành có nhiều cổ miếu
do người Việt cất. Dưới chân núi có một cái láng gọi là Láng Chu
và một cánh đồng rộng chung quanh có núi bao bọc gọi là Đồng Xuân
Sơn. Vùng này xưa kia là băi chiến trường giao tranh ác liệt giữa
quân Chúa Nguyễn và quân Chiêm Thành.
Truyền rằng vào những ngày
âm u gió lạnh hay những đêm trăng mờ, dân chúng thường nghe những
tiếng khóc than và nh́n thấy những bóng ma không đầu chập chờn sau
làn sương mỏng.
Thành Hời là một di tích c̣n sót
lại của một quân đội hùng mạnh đă từng đánh chiếm và đốt rụi Kinh
Đô nhà Trần.
NÚI ÔNG TÂY
Thuộc làng Phú Sơn, nay là làng
Thạch Sơn, xă Ninh Trung, huyện Ninh Ḥa, nằm sát con đường liên
xă Ninh Phụng - Ninh Trung.
Trên Núi Ông Tây có đồn bót bằng
xi măng cốt sắt rất kiên cố do quân Pháp xây vào cuối năm 1946 và
đặt ở đó một đơn vị viễn chinh để khống chế con đường chiến lược
ăn thông lên mật khu Đá Bàn trong cuộc chiến tranh Việt Pháp:
1945-1954. Hiện nay đi ngang qua núi vẫn c̣n nh́n thấy một lô cốt
c̣n nguyên vẹn có những lỗ châu mai hướng ra mặt đường.
Núi Ông Tây là một di tích lịch
sử tố cáo tội ác và ḷng tham vô đáy của bọn thực dân Pháp sau Thế
Chiến thứ 2 vẫn c̣n nuôi ư đồ chó má đưa quân đội viễn chinh trở
lại tái xâm lược nước ta gây ra 9 năm chiến tranh chết chóc và đói
khổ không bút mực nào tả xiết.
LĂNG BÀ VÚ
Thuộc thôn Mỹ Hiệp, huyện Ninh
Ḥa, cách quận lỵ Ninh Ḥa độ 1 km.
Kiểu thức rập khuông theo các
Lăng Vua ở Huế, tuy không nguy nga tráng lệ bằng, nhưng ở Nam
Trung Phần không có một ngôi mộ nào to lớn bề thế như thế.

Theo
tác giả
Thùy Trang chất liệu xây dựng là vôi, cát, gạch.
Lăng
nằm trên một g̣ đất cao, dựa lưng vào một ngọn đồi nhỏ, day mặt về
hướng Đông-Nam, nằm trên một khuôn viên h́nh chữ nhật gồm có 3 lớp
thành:
Thành ngoài cùng: chiều ngang 12 m, chiều dài (tức
chiều ra vô) 20 m, cao 1,5 m. Mặt trước có chừa cổng, 2 bên cổng
có hai cây trụ lớn, trên mỗi trụ có đắp tượng một con lân màu hồng
to lớn ngồi ngoảnh mặt ra hồ sen . Phía trong cổng có 1 án phong
dài 3 m đứng chắn ngang. Lưng thành xây cao lên theo h́nh cánh
cung.
Qua khỏi án phong là lớp thành thứ nh́: dài 12 m,
rộng 9 m, cao 1 m, cửa thành núp sau án phong, 2 bên cũng đắp
tượng 2 con lân màu hồng khá to ngồi ngoảnh mặt ra án phong.
Đi vào giữa, đến lớp thành trong cùng: thấp hơn ôm
lấy phần mộ h́nh chữ nhật dài 3,1 m, rộng 1,8 m. Phía trước là nhà
bia, văn bia bằng chữ Hán ghi rơ công đức người dưới mộ. Ở giữa là
phần mộ. Phía sau, tại mặt thành h́nh cánh cung: trên vẽ lưỡng
long triều nguyệt, dưới đắp h́nh thư kiếm, giữa là bài kư, ghi cảm
tưởng của Vua Gia Long và ngày thàng kiến lập bằng chữ Hán. Những
bức bích họa phía trong mặt thành đường nét màu sắc khá tinh xảo,
phần nhiều là những tích cũ như ngư tiều canh mục, trúc lâm thất
hiền, nhị thập tứ hiếu.
Trước lăng có một cái hồ sen
h́nh chữ nhật chu vi khoảng 60 m có xây thành cao 4 tấc, hiện mọc
lan đầy tre và cỏ dại, chẳng c̣n một bụi sen nào.

Truyền rằng khi Nguyễn
Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đuổi chạy đến thôn Mỹ Hiệp th́ trời tối,
bộ hạ mệt nhoài, đói lă, Nguyễn Vương lại thụ bệnh không thể đi
được nữa. Có một bà già trong thôn thấy vậy thương t́nh mới mời
tất cả về nhà làm heo nấu cơm thết đăi, cung cấp thêm lương thực
để rạng ngày mai lên đường. Riêng Vương, bà lo thuốc men, vắt sữa
ḅ cho uống và mang theo. Đến khi lên ngôi, Vua Gia Long chạnh nhớ
ơn sâu mới xuống chiếu mời Bà ra Kinh Đô, nhưng khi sứ giả đến nơi
th́ Bà đă qua đời. Nhà Vua thương tiếc xuống chiếu phong Bà là Nhũ
Mẫu, tức Bà Vú. Năm 1803 Vua truyền Bộ Công lấy một số thợ đang
xây cung điện đưa vào tận nơi cùng với thợ địa phương xây Lăng và
cấp 1 số ruộng để làm kỵ điền giao làng sở tại lo việc hương khói.
Mỗi năm vào ngày kỵ của Bà là ngày 12 tháng Chạp ÂL được tổ chức
trọng thể có đông đủ quan phủ quan huyện, chức sắc và dân chúng tề
tựu, có lễ nhạc trang nghiêm, và có quan Tuần Vũ Khánh Ḥa về đứng
chủ tế.

Nhưng rồi qua thời gian, Lăng
lại rơi vào quên lăng, đến nỗi con đường dẫn vào Lăng cũng không
c̣n nữa. Có ngôi nhà của ai đă cất sát bên ngôi mộ, nh́n khói lam
chiều hững hờ trên mái rạ mà tưởng chừng như hồn Bà c̣n lăng đăng
đâu đây:
Hai trăm năm lặng
lẽ nơi này
Khói lạnh nhang tàn với cỏ cây
Mấy lớp mừng quân hoa tím rụng
Bao phen chùm gởi lá đua bay
Trơ vơ núi Vọng sầu mây nước
Lờ lững sông Dinh đợi tháng ngày
Lân phục ngoài thành chờ sen mọc
Hồn xưa c̣n phảng phất đâu đây
(Vịnh Lăng Bà Vú,
Vinh Hồ)
MIẾU LỔ LƯỜN
Trên đảo Ḥn Đỏ nằm trong vịnh Vân Phong thuộc
hải phận Ninh Ḥa các ngư phủ làm lưới đăng có lập một miếu thờ vị
Nữ Thần đă lâu đời nhưng không ai biết danh hiệu. Gần miếu có một
hang đá, trên vách hang có 1 chỗ g̣ lên rồi hơm sâu xuống trông
giống như bộ phận sinh dục của phái nữ, nên ngư dân gọi trại đi
là Lổ Lườn. Và miếu gần đó cũng được gọi là Miếu Lổ Lườn.
Truyền rằng Thần miếu linh thiêng. Đến
mùa làm cá các ngư phủ phải sắm lễ vật ra đảo cúng tế. Xưa kia tế
vật là một đồng nam hay một đồng nữ, các chủ lưới đăng phải thay
phiên nhau cung cấp. Theo Quách Tấn "người ta thường mua trẻ em
của đồng bào Thượng về tế Thần". Sau lệ tế bằng người bị cấm mới
thay bằng tam sinh: ḅ heo dê làm thịt nhưng vẫn để sống nguyên
con. Cúng xong, người ta về hết, lễ vật để y tại chỗ, sáng hôm sau
đến xem th́ chẳng c̣n một thứ ǵ. Hiện nay việc cúng tế vẫn c̣n,
nhưng không c̣n tế bằng người hay tam sinh nữa mà dùng đồ nấu
nướng như mọi nơi. Nhưng có một nghi tiết từ xưa đến nay vẫn giữ,
đó là sau khi cúng tế nơi miếu xong vị chủ tế phải đến hang Lổ
Lườn trịnh trọng cầm khúc chày gỗ để sẵn thọc vào Lỗ Lườn 3 lần
rồi mới lễ tất. Tục này do người Chàm truyền lại. Người Chàm có 1
bộ lạc thờ Thần Linga (Dương Vật) và Thần Yoni (Âm Hộ), tượng Thần
hiện c̣n thấy đôi nơi. Tại Musée Chàm Đà Nẳng hiện c̣n 2 tượng lớn.
Lổ Lườn c̣n gọi là Lổ Đĩ Dàng. Dàng là
tên 1 vị Thần của Chàm. Một số người Thượng cũng dùng tiếng Dàng
để gọi Thần Linh.
Tại Vạn Ninh ở thôn Vĩnh Huề có một cái bàu gọi
là Lổ Đĩ. Bàu nằm trong một cánh rừng h́nh bầu dục rộng chừng 5
sào ta sâu lút 1 cây sào chăn vịt. Tiếng Đĩ ở bàu này và tiếng Đĩ
ở miếu Lổ Lườn chắc là đồng nghĩa.
Miếu Lổ Lườn là một di tích đặc biệt và độc nhất
vô nhị trên toàn tỉnh Khánh Ḥa.
Những đền
miếu cổ c̣n lưu lại rất có giá trị về mặt tinh thần v́ nh́n vào đó
các nhà khảo cứu có thể t́m ra được ít nhiều dân tộc tính. Do đó
việc tôn trọng và bảo tồn di tích hết sức quan trọng và cần thiết
vậy.